Lo ngại sức ép đáo hạn trái phiếu: Khoảng 100 doanh nghiệp đang 'khất' nợ 192.000 tỷ đồng
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bước vào chu kỳ mới Khi nào nhà đầu tư trong vụ án Tân Hoàng Minh được nhận lại tiền? Khánh Hòa: Phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm |
Theo báo cáo thị trường trái phiếu do Công ty Chứng khoán MB (MBS) phát hành mới đây, có thể hình dung ra sức ép đáo hạn trái phiếu còn rất lớn và thị trường vốn này đang cần "cú hích" đủ mạnh để bật lên khỏi tình trạng trầy trật hiện nay.
Thống kê trong tháng 11 (tính đến hết ngày 22/11), tổng giá trị trái phiếu thành công ước đạt hơn 20.000 tỷ đồng, giảm 32% so với tháng trước và tiếp tục chậm dần kể từ tháng 9.
11 tháng đầu năm, nhóm ngân hàng huy động nhiều nhất với khoảng 109.600 tỷ đồng; xếp sau là nhóm bất động sản với tổng giá trị phát hành 73.100 tỷ. |
Nhóm tài chính - ngân hàng tiếp tục dẫn dắt về khối lượng phát hành trong tháng (đóng góp 48% tổng giá trị phát hành). Đặc biệt, quan sát lãi suất phát hành, dễ nhận thấy xu hướng "nhích" lên sau nhiều tháng đi ngang là tín hiệu dự báo lãi suất huy động của ngân hàng khó giảm thêm nữa trong thời gian tới.
Lũy kế 11 tháng qua, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt 233.000 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ; lãi suất bình quân là 8,5% - cao hơn mức trung bình 7,9% của năm ngoái.
Nhóm ngân hàng huy động nhiều nhất với khoảng 109.600 tỷ đồng; xếp sau là nhóm bất động sản với tổng giá trị phát hành 73.100 tỷ.
MBS cho biết, áp lực đáo hạn vẫn rất lớn, tính đến ngày 21/11, có khoảng 100 doanh nghiệp đã thông báo về việc chậm, hoãn thanh toán gốc, lãi trái phiếu. Cùng đó, hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp có phần chững lại trong các tháng gần đây.
"Uớc tính tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp chậm các nghĩa vụ thanh toán vào khoảng 192.000 tỷ đồng, chiếm gần 19% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của toàn thị trường, trong đó nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 70% giá trị chậm trả", MBS nêu.
Thống kê từ HNX, FiinPro của MBS Research |
Xét về giá trị phát hành, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) giữ ngôi quán quân với 18.900 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 2 - 3 năm được tung ra thị trường, lãi suất bình quân khoảng 6,5%/năm. Theo sau là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank với 15.500 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank với gần 13.000 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Phương Đông với 12.550 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp phi ngân hàng bất ngờ xuất hiện và chiếm vị trí thứ 5 về giá trị phát hành trong 11 tháng đầu năm, đó là Công ty TNHH Capitaland Tower, doanh nghiệp bất động sản kín tiếng sở hữu tòa tháp văn phòng The Sun Tower tại khu phức hợp Ba Son, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, Capitaland Tower "hút" về 12.240 tỷ đồng trái phiếu chỉ với lãi suất... 1%/năm.
Trái ngược với lô trái phiếu "siêu rẻ" của chủ tòa tháp văn phòng The Sun Tower, Quận 1, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng phải vay 1.428 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất gần 15%/năm, tương đối đắt so với mặt bằng chung. Vinfast cũng góp mặt trong danh sách huy động vốn lớn từ trái phiếu, với 5.000 tỷ đồng, lãi suất 14,5%/năm...