Hàng tỷ USD của Nga bị mắc kẹt trong các ngân hàng Ấn Độ
Hãng Bloomberg đưa tin hàng tỷ USD lợi nhuận từ việc bán dầu của Nga đang "mắc kẹt" trong các ngân hàng Ấn Độ. Vấn đề này có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho Chính phủ Nga khi đang nỗ lực ngừng sử dụng đồng USD trong thương mại quốc tế.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga, như dầu thô, vàng và lúa mì thường được giao dịch trên toàn cầu bằng USD - đồng tiền dự trữ của thế giới.
![]() |
Hàng tỷ USD lợi nhuận từ việc bán dầu của Nga đang "mắc kẹt " trong các ngân hàng Ấn Độ. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Tuy nhiên, hệ thống tài chính của Nga về cơ bản bị cô lập bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, khiến Nga không thể thực hiện các giao dịch bằng "đồng bạc xanh", dẫn đến những hạn chế thương mại quốc tế.
Bloomberg cho biết Nga đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách bán dầu cho các nước châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ, bằng đồng nội tệ của chính các nước này - đồng nhân dân tệ và rupee.
Động thái của Nga làm dấy lên lo ngại về việc sức mạnh của đồng USD có khả năng suy yếu trên trường quốc tế. Nhưng bất chấp những nỗ lực của Nga nhằm phi đô la hóa trong thương mại song phương với Ấn Độ, mọi việc đã diễn ra không suôn sẻ.
Khoảng hai năm gần đây, Nga đã trở thành một trong những nhà cung cấp dầu hàng đầu cho Ấn Độ và đạt doanh thu hàng tỷ USD. Điều này dẫn đến việc tích lũy tài sản bằng đồng rupee của Nga lên tới 1 tỷ USD mỗi tháng tại các ngân hàng Ấn Độ.
Tuy nhiên, khó khăn là Nga không thể tiếp cận được khoản tiền này do Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI tức ngân hàng trung ương) ra quy định hạn chế việc chuyển toàn bộ đồng rupee được lưu trữ trong các tài khoản ngân hàng ở Ấn Độ sang Nga, cũng như hạn chế cho phép chuyển chúng thành đồng ruble.
Chuyên gia Aditya Bhan của Tổ chức Nghiên cứu Observer - một tổ chức tư vấn toàn cầu - cho biết Ấn Độ vận hành một tài khoản vốn có thể chuyển đổi một phần, nghĩa là đồng rupee có thể được hoán đổi một phần thành ngoại tệ và ngược lại. Tuy nhiên, mức hoán đổi sẽ bị hạn chế bởi một vài lý do nhất định.
Theo vị chuyên gia này, những lo ngại về sự ổn định của tỷ giá hối đoái là trở ngại chính đằng sau sự hạn chế của Chính phủ Ấn Độ trong việc cho phép chuyển đổi tiền tệ. Ông nhấn mạnh giá cả ổn định là điều kiện tiên quyết quan trọng nhất để quốc tế hóa một loại tiền tệ.
Hơn nữa, việc quốc tế hóa đồng rupee có thể làm hạn chế khả năng quản lý nguồn cung tiền trong nước của RBI và gây ảnh hưởng đến lãi suất trong nước trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện tại.
Hãng tin Reuters nhận định quy định giới hạn chuyển đổi tiền tệ của Ấn Độ có thể dẫn tới việc 39 tỷ USD của Nga đang bị “mắc kẹt” tại nước này.
Các nhà phân tích đánh giá lựa chọn duy nhất của Nga lúc này là sử dụng số tiền đang "mắc kẹt" tại các ngân hàng của Ấn Độ để chi tiêu hoặc đầu tư vào chính Ấn Độ.
Nhưng có một mối quan hệ thương mại bất cân xứng giữa New Delhi và Moskva - hàng hóa xuất khẩu từ Ấn Độ vào Nga thấp và thường là các mặt hàng ít giá trị - khiến Nga khó có thể nâng chi tiêu tại thị trường đông dân nhất châu Á.
Tháng 8/2023, cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Mikhail Zadornov phàn nàn rằng việc không thể hoàn trả các khoản thu từ hoạt động xuất khẩu sang Ấn Độ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự mất giá của đồng ruble trong những tháng gần đây.
Ông Zadornov nói Nga đã cung cấp dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ trị giá 30 tỷ USD cho Ấn Độ trong nửa đầu năm 2023 và nhập khẩu từ Ấn Độ ước tính khoảng 6-7 tỷ USD mỗi năm. Thâm hụt thương mại quá cao, đi kèm với việc doanh thu bằng đồng rupee của Nga “mắc kẹt” tại Ấn Độ đã khiến đồng ruble suy yếu./.
Tin mới cập nhật

Kinh tế toàn cầu trước triển vọng lạc quan cho năm 2024

OECD: Kinh tế thế giới năm 2024 sẽ tăng trưởng chậm hơn năm 2023

Dấu ấn cố "nhạc trưởng" 65 tuổi của tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui

Đấu giá tấm thực đơn trăm tuổi trên tàu Titanic, ngỡ ngàng với trải nghiệm xa hoa của giới thượng lưu

Số đông người tiêu dùng Việt Nam đang cẩn trọng hơn

Mỹ: Mùa Black Friday diễn ra sớm do các nhà bán lẻ thay đổi chiến lược

FAO cảnh báo kinh tế toàn cầu tổn thất hàng nghìn tỷ USD từ chi phí ẩn

Cái kết thoái trào cho ngành hàng xa xỉ

Dự báo kinh tế thế giới cuối năm 2023 sẽ ra sao?

Quân sự thế giới hôm nay (1/11): Nga nhận xe bọc thép Plastun-SN
Tin khác

Mùa đông khắc nghiệt sẽ gây khó cho Ukraine?

Chủ đầu tư dự án The Jade Orchid Cổ Nhuế là ai?

Tương lai mờ mịt cho Evergrande: Tái cơ cấu hay sụp đổ hoàn toàn?

Hãng bia Mỹ đạt doanh thu kỷ lục nhờ gắn hình Tổng thống Donald Trump

Hiệp định RCEP giúp tăng vị thế thương mại của Việt Nam

Nổ nhà máy lọc dầu lớn nhất Iran, giá dầu thế giới tăng vọt

Phá hủy 02 xe tăng Leopard sức mạnh đáng sợ của máy bay không người lái UAV Lancent

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc muốn chuyển nhà máy sang Việt Nam

Doanh nghiệp Đông Nam Á nung nấu ý định Mỹ tiến

Sức mạnh khủng khiếp của tên lửa Kornet thiêu cháy "siêu tăng" Challenger 2
Đọc nhiều

Bộ Công an: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không ngoại lệ, không vùng cấm

Thất vọng sau đêm diễn của sao Việt

Nhịp cầu Công Thương ngày 28/11: Phản ánh liên quan Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Công ty HTV – TMS

Giá tiêu hôm nay 28/11/2023: Đồng loạt tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg

Giá xăng dầu hôm nay ngày 29/11/2023: Giá dầu thế giới tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 30/11/2023: Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Ngẫm chuyện thương mại điện tử từ việc chậm chân trong giao hàng chặng cuối

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 1/12/2023: Hà Nội có mưa nhỏ rải rác, trời rét

Câu chuyện nồng độ cồn: Từ quy định đến xây dựng ý thức công dân
