Grab lại "thu phụ phí" Tết Nguyên đán Quỹ Mão 2023
13 tuyến phố Hà Nội cấm Uber, Grab hoạt động giờ cao điểm Grab wants to build superapp for Southeast Asia Grab cars must have TAXI light-box or logo |
Thông báo của Grab cho rằng, nhằm duy trì chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nên công ty này sẽ áp dụng “Phụ phí Tết Nguyên đán” từ ngày 20/01/2023 - 26/01/2023 (tức từ ngày 29 đến ngày mồng 5 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023).
Mức phụ phí được Grab tính dao động từ 5.000 đến 15.000 đồng/lượt, được thu trực tiếp từ người sử dụng dịch vụ của Grab đối với các chuyến xe/đơn hàng phát sinh trong khung giờ từ 6:00 giờ đến 22:00 giờ.
Với dịch vụ chở khách bằng xe máy, Grab thu thêm phụ phí 5.000 đồng/lượt phương tiện, ở các địa phương Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, Kiên Giang, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đắk Lắk, Cần Thơ, Bình Định, Bình Thuận, Nghệ An, Gia Lai, Thanh Hóa, Tiền Giang, Tây Ninh, Cà Mau.
Grab lại “móc túi” người dùng bằng phụ phí Tết Nguyên đán 2023 |
Đối với dịch vụ chở khách bằng xe ô tô từ 4 chỗ trở lên (GrabCar), mức phụ phí là 15.000 đồng, áp dụng tại các địa phương như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đắk Lắk, Cần Thơ, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Gia Lai, Nghệ An, Lâm Đồng, Kiên Giang, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng.
Đối với dịch vụ giao hàng ăn, giao hàng siêu tốc và đi chợ hộ (GrabFood, GrabExpress siêu tốc và GrabMart), Grab thu phụ phí đồng loạt 5.000 đồng/lượt.
Trong 7 ngày thu phụ phí, Grab cũng áp dụng mã khuyến mãi cho dịch vụ chở khách bằng xe máy và ô tô với mức giảm giá từ 10%-15%. Tuy nhiên, chỉ áp dụng cho khách hàng đi đến các sân bay từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Người sử dụng dịch vụ Grab tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh không phải là đối tượng được hưởng khuyến mãi, giảm giá cước, trong khi đó Grab chỉ áp dụng cho các địa phương khác như Hải Phòng, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Quảng Ninh…
Trong năm 2022, Grab đã triển khai thêm nhiều loại phụ phí và nhận nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là phụ phí nắng nóng vào hồi tháng 7 vừa qua và sau đó hãng đã bỏ mức phí này. Hiện nay, Grab vẫn đang triển khai các phụ phí như thời tiết xấu mưa bão, ban đêm, khung giờ cao điểm, phí chờ lâu, nhiều điểm đến khiến giá cước tăng cao. Trong đó đáng chú ý là mức phí giờ cao điểm, khiến giá cước vào các khung giờ này cao hơn so với bình thường, thậm chí cao gấp đôi so với giá cước thông thường.
Thời gian gần đây, người dùng cũng phàn nàn khá nhiều về việc giá cước các chuyến xe (gồm xe ô tô và xe máy) của Grab khá cao, thậm chí ngoài giờ cao điểm.
Liên quan đến việc thu phụ phí của Grab, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng - Bộ Công Thương đã từng có văn bản gửi đến doanh nghiệp này. Nhằm duy trì môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị Grab và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tương tự như dịch vụ của Grab rà soát chính sách, hoạt động kinh doanh và cạnh tranh, đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng cho biết "Phụ phí nắng nóng" hoặc các loại phí, phụ phí khác do Grab áp dụng nếu được cộng trực tiếp vào giá cước sẽ làm thay đổi tổng cước phí mà người tiêu dùng phải trả, do đó phải được thông báo đầy đủ, rõ ràng cho người tiêu dùng trước khi áp dụng theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo số liệu của Statista năm 2020, tổng thị phần của 03 doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường gọi xe trực tuyến tại Việt Nam, gồm: Grab, Gojek và Be đã đạt gần 99%, cho thấy mức độ tập trung thị trường khá cao. Với doanh thu khoảng 2,4 tỷ USD trong năm 2021 và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 30-35% mỗi năm trong giai đoạn từ 2015 đến nay… mức tăng trưởng gọi xe trực tuyến cao thứ 2 chỉ sau thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam.