Giải “cơn khát” vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp
|
Sứt hút của khởi nghiệp
Phong trào khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam đã bắt đầu lan rộng, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng. Số lượng và chất lượng của các startup ngày càng tăng cao, thể hiện qua số lượng các thương vụ đầu tư, số lượng vườn ươm, khu làm việc chung…
Ông Phạm Dũng Nam - Giám đốc Văn phòng Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844) cho biết, theo thống kê của Tổ chức Topica Foun2der Institute (TFI), năm 2017, Việt Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo với tổng số vốn hơn 291 triệu USD, tăng gần gấp đôi về mặt số lượng thương vụ và gần 50% về mặt tổng số vốn đầu tư so với năm 2016. Hết năm 2017, có khoảng 40 quỹ đầu tư có hoạt động tại Việt Nam, phần lớn là các quỹ đầu tư nước ngoài. Trong số đó, một số quỹ đầu tư có văn phòng đại diện ở Việt Nam như: IDG Ventures, CyberAgent Ventures, DJF-VinaCapital, 500 Startups.
Trước vấn đề này, bà Phan Hoàng Lan - Trưởng phòng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ - KH&CN) - cho rằng, sự hiện diện của các nhà đầu tư quốc tế ở Việt Nam là rất lớn. Điều này thể hiện qua việc các khoản đầu tư lớn nhất năm 2017 đều đến từ các nhà đầu tư quốc tế. Ví dụ như nền tảng kết nối ẩm thực trực tuyến Foody đã được Sea Group đầu tư 64 triệu USD; trang thương mại điện tử Tiki được DJ.COM STIC Investment đầu tư 54 triệu USD, ứng dụng du lịch trực tuyến Vntrip được Hendale Capital đầu tư 10 triệu USD…
Tuy nhiên, lượng vốn rót vào thị trường khởi nghiệp Việt Nam còn rất khiêm tốn nếu so sánh với các nước trong khu vực. Dù hiện Việt Nam xếp thứ ba Đông Nam Á (sau Singapore và Indonesia) về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhưng số vốn đầu tư cho startup Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 7% nguồn vốn được rót cho hoạt động khởi nghiệp trong khu vực. Do đó, vấn đề đặt ra đối với các nhà quản trị DN khởi nghiệp là, làm thế nào để huy động vốn tối ưu, thu hút các quỹ đầu tư trong và ngoài nước tham gia nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa và đạt mức tăng trưởng kỳ vọng.
Tập trung huy động vốn
Để khai thông nguồn vốn cho khởi nghiệp, tại Công văn số 1128/TTg-ĐMDN của Thủ tướng Chính phủ về việc thu hút đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ các nguồn trong và ngoài nước gửi các bộ, cơ quan liên quan mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ KH&CN tiếp tục triển khai Đề án 844 hỗ trợ các tổ chức ươm tạo, đào tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh để nâng cao năng lực cho các DN khởi nghiệp sáng tạo. Thông qua Ban Điều hành Đề án 844, tổ chức các cuộc gặp thường niên với các nhà đầu tư và DN khởi nghiệp sáng tạo trong nước, quốc tế.
Bên cạnh đó, Bộ KH&CN xây dựng dự thảo Điều lệ tổ chức, hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF), bổ sung quy định DN khởi nghiệp sáng tạo là đối tượng nhận hỗ trợ của Quỹ, trình Chính phủ ban hành trong năm 2019. Cụ thể, bổ sung hoạt động tài trợ, cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ vốn cho các DN khởi nghiệp sáng tạo để ươm tạo công nghệ, phát triển ý tưởng, mô hình kinh doanh.
Đồng thời, giao Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng tiêu chí xác định nhà đầu tư cá nhân và DN khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ việc thành lập, hoạt động của các câu lạc bộ, mạng lưới các “nhà đầu tư thiên thần” trong nước và kết nối với mạng lưới các “nhà đầu tư thiên thần” toàn cầu để tăng cường đầu tư cho khởi nghiệp trong và ngoài Việt Nam…
Bên cạnh văn bản quan trọng kể trên, bà Phan Hoàng Lan chia sẻ thêm, gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, đã góp phần “khơi thông” dòng vốn cho DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với các kênh đầu tư mới và hình thức đầu tư đa dạng hơn. Do đó, Nghị định 38 ra đời đã tạo sự đồng thuận rất lớn của DN. Rất nhiều nhà đầu tư khi nhìn thấy chính sách của Việt Nam bắt đầu khuyến khích đầu tư khởi nghiệp đã vào tìm hiểu. Bên cạnh đó, Bộ KH&CN hiện đang làm đầu mối để rà soát và đề xuất các chính sách liên quan,,tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư tham gia vào thị trường đầu tư khởi nghiệp, đặc biệt là xin ý kiến về vấn đề sàn gọi vốn cộng đồng lấy cổ phần (equity-based crowdfunding).
Ông Trịnh Minh Giang - Chủ tịch Công ty cổ phần Tư vấn Quản Lý Việt (VMCG) - chia sẻ, việc hình thành một sàn gọi vốn cộng đồng để đầu tư cho khởi nghiệp là rất cần thiết vì nhu cầu gọi vốn của startup cũng như nhu cầu của chính các nhà đầu tư nhỏ lẻ sau làn sóng các chương trình truyền hình về khởi nghiệp nổi tiếng như Shark Tank đang tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên, để sàn gọi vốn này hoạt động hiệu quả, minh bạch cần phải có một hệ thống pháp lý rõ ràng để quản lý và đảm bảo quyền lợi cũng như phòng tránh rủi ro cho các bên thực hiện và tham gia sàn gọi vốn.
Theo thống kê của Tạp chí Echelon (Singapore), một trong những tạp chí online lớn nhất về khởi nghiệp ở Đông Nam Á, Việt Nam hiện có khoảng 3.000 DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Con số này tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính vào năm 2015 (khoảng 1.800 DN). |
Tin mới cập nhật

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Doanh số thị trường thương mại điện tử vượt 100.000 tỷ đồng

AI đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Doanh nghiệp Việt với AI: Xu thế tất yếu hay bài toán nan giải?

Công nghệ số, thương mại điện tử dẫn dắt kinh tế

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao
Tin khác

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Những xu hướng tấn công mạng nào nổi bật năm 2025?

Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Tech Awards 2024 nhấn mạnh câu chuyện trí tuệ nhân tạo

'Đòn bẩy' cho doanh nghiệp công nghệ số bứt phá

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
