Giá dầu thô đảo chiều, lúa mì dẫn đầu đà tăng nhóm nông sản
Tăng trưởng nhu cầu dầu 2024: OPEC dự báo thế nào? Tuần biến động của giá dầu Giá dầu diễn biến giằng co, kết thúc tuần tăng nhẹ |
Đà tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ tiếp tục là yếu tố chính khiến thị trường chứng khoán Mỹ (Dow Jones +0,31%, Nasdaq +0,44%) tăng điểm trong đầu phiên giao dịch hôm nay. Ngoài ra, chỉ số tâm lý tiêu dùng của Michigan tháng 1/2024 cao hơn kỳ vọng của thị trường, cho thấy người tiêu dùng vẫn lạc quan và có thể sẽ chi tiêu nhiều hơn, thúc đẩy doanh số của các doanh nghiệp và củng cố kịch bản “hạ cánh mềm” của nền kinh tế Mỹ. Trong khi đó, kỳ vọng lạm phát tiếp tục giảm, trong đó, kỳ vọng lạm phát 1 năm đạt 2,9%, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo; kỳ vọng lạm phát 5 năm đạt 2,8%, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo.
Giá dầu (CLH24 +0,37%) đảo chiều trở lại dưới ảnh hưởng từ rủi ro nguồn cung. Khoảng 9 triệu thùng dầu thô vận chuyển từ các cảng Ras Tanura và Jubail của Saudi cũng như tại cảng Basra của Iraq hướng tới châu Âu đã phải định tuyến lại di chuyển vòng qua Mũi Hảo Vọng. Bên cạnh đó, khoảng 30% sản lượng dầu tại North Dakota, bang sản xuất dầu lớn thứ 3 của Mỹ vẫn bị ảnh hưởng do thời tiết băng giá.
Lực mua áp đảo đang khiến lúa mì (ZWAH24 +1,62%) dẫn đầu đà tăng của thị trường nông sản, hoạt động bán hàng tích cực của Mỹ hiện đang là yếu tố “bullish” đối với giá lúa mì trong phiên tối. Cụ thể trong báo cáo Bán hàng Xuất khẩu (Export Sales), USDA ghi nhận khối lượng bán hàng lúa mì Mỹ đạt 707.632 tấn trong tuần 5 - 11/1, tăng hơn 4 lần so với tuần trước đó. Điều này cho thấy nhu cầu nước ngoài với lúa mì Mỹ đang tăng trở lại. Ngoài ra, phe mua cũng đang áp đảo đối với đậu tương (ZSEH24 +0,62%), được thúc đẩy bởi việc báo cáo Daily Export Sales của mặt hàng này xuất hiện lần đầu tiên trong 1 tháng, ghi nhận đơn hàng bán 297.000 tấn đậu tương niên vụ 23/24 cho Trung Quốc.