Giá dầu có thể giằng co khi thị trường thận trọng trước căng thẳng tại Biển Đỏ
Giá dầu nối dà đà tăng, giá lúa mì suy yếu Giá dầu bật tăng gần 2% do lo ngại nguồn cung gián đoạn tại Biển Đỏ Thị trường nông sản diễn biến trái chiều, giá dầu thô suy yếu |
Mới đây, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định giữ nguyên lãi suất âm ở mức -0,1%, đồng thời nhấn mạnh tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng cho đến khi đạt được lạm phát ổn định ở mức 2%. Điều này đã gây sức ép lên đồng yên Nhật, 1 trong 6 đồng tiền chủ chốt của chỉ số Dollar Index, hỗ trợ đồng USD và gián tiếp đè nặng lên giá dầu.
Tuy nhiên, lo ngại nguồn cung dầu toàn cầu gián đoạn trong bối cảnh nhóm phiến quân Houthi tăng cường tấn công vào các tàu ở Biển Đỏ có thể vẫn đang là yếu tố chính chi phối đến giá dầu. Một số chủ tàu lớn như BP của Anh, Equinor của Na Uy và Euronav NV của Bỉ đã phải tạm dừng tất cả lưu lượng vận chuyển qua Biển Đỏ, một trong những hành lang thương mại quan trọng nhất thế giới, với khoảng 12% lưu lượng vận tải biển đi qua. Trong khi đó, khoảng 8 - 10% lưu lượng dầu thô toàn cầu chảy qua Biển Đỏ, phần lớn đến Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Căng thẳng địa chính trị leo thang đã khiến Mỹ có những động thái quân sự cứng rắn đầu tiên. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã công bố lực lượng đặc nhiệm hàng hải mới nhằm bảo vệ các tàu thương mại đi qua Biển Đỏ khỏi các cuộc tấn công của Houthi. Các quốc gia tham gia vào lực lượng đặc nhiệm mới bao gồm Mỹ, Anh, Bahrain, Canada, Pháp, Ý, Hà Lan, Na Uy, Seychelles và Tây Ban Nha. Tâm lý lo ngại nguồn cung toàn cầu gián đoạn có thể vẫn đang là chất xúc tác chính hỗ trợ cho giá.
Về mặt kỹ thuật giá dầu, khung 4H, áp lực bán gia tăng tại kháng cự là cạnh trên của kênh giảm ngắn hạn đẩy giá suy yếu. Stoch RSI phân kỳ giảm giá, cho thấy động lực giảm của giá ngày càng cao. Dự báo giá dầu có thể backtest hỗ trợ 71,2 - 71,5 USD, trước khi tăng trở lại 73,5 - 73,8 USD.