FTA không chỉ trải thảm đỏ cho doanh nghiệp nội
Ngành thép được cho là ngành chịu thiệt khi Việt Nam tham gia FTA
Khi tham gia các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhanh và mạnh thị trường nội địa cho hàng hóa, dịch vụ từ các nước đối tác. Bên cạnh những thuận lợi về thị trường rộng mở, làn sóng đầu tư và các ưu đãi thuế quan, nhiều doanh nghiệp trong nước không khỏi lo lắng khi các FTA đang “ép” Việt Nam phải thu hẹp không gian chính sách hỗ trợ DN nội, đồng thời mang đến một số rủi ro tiềm ẩn.
Mất dần hỗ trợ
Phát biểu tại Hội thảo mới đây về không gian chính sách hỗ trợ các ngành kinh tế sau các hiệp định thương mại tự do, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO của VCCI, nhấn mạnh, vào thời điểm này, nói đến hỗ trợ các ngành kinh tế trong nước là điều gì đó hơi lạc lõng. “Thương mại tự do là ngược với bảo hộ, càng tự do thì càng giảm và tiến tới là xóa bỏ bảo hộ,” bà Trang nói.
Đề cập đến các FTA sắp sửa kết thúc như TPP, FTA với EU, Giám đốc Trung tâm WTO cho rằng, đây đều là các FTA thế hệ mới, với phạm vi cam kết rộng, đồng nghĩa với việc không giam chính sách hỗ trợ các ngành hẹp đi, số lượng các loại chính sách hỗ trợ các ngành kinh tế ít đi.
Ở trong nước, với không gian hiện tại, chưa tính tới các FTA mới, chính sách hỗ trợ cho các ngành cũng không nhiều, và nếu có cũng chưa thật hiệu quả, bà Trang chia sẻ.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách Vĩ mô của Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), khẳng định, tham gia thương mại tự do có nghĩa là Việt Nam vào cuộc chơi “có đi có lại”. Ông Dương bày tỏ lo ngại cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong vòng 5-10 năm tới bởi hầu hết các doanh nghiệp nội đia đều chưa đủ cả quy mô và nhu cầu để thu hút nguồn đầu tư nước ngoài mà các FTA mang đến.
Để tranh thủ được vốn đầu tư và tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường, theo ông Dương, các doanh nghiệp trong nước nên tăng cường liên kết để nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời tìm hiểu kỹ về luật canh tranh thương mại quốc tế để tránh kiện tụng gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như ảnh hưởng đến thương hiệu Việt.
Những bất lợi tiềm tàng
Các chuyên gia của Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế của VCCI nhận định, Việt Nam có khả năng phải chịu “mất mát” ở thị trường nội địa do những bất lợi từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa từ các nước đối tác tham gia FTA.
Theo phân tích của Ủy ban này, Việt Nam hiện vẫn còn là thị trường tương đối khép kín với nhiều nhóm mặt hàng còn giữ mức thuế đại ngộ tối huệ quốc (MFN) ở mức khá cao và có lộ trình mở cửa dài hơi. Vì thế, việc phải cam kết giảm thuế đối với phần lớn các nhóm mặt hàng từ các nước đối tác FTA dự kiến sẽ gây ra một số bất lợi trực tiếp, như giảm nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu và tạo môi trường cạnh tranh gay gắt trong nước.
Ngoài ra, các bất lợi còn đến từ việc mở cửa các thị trường dịch vụ - mảng hoạt động thương mại mà mức độ mở cửa thị trường của Việt Nam còn hạn chế và dè dặt nhất. Phương pháp chọn-bỏ dự kiến trong đàm phán FTA, đặc biệt là TPP, sẽ khiến cho bức tranh mở cửa dịch vụ của Việt Nam đối với các đối tác TPP thay đổi mạnh mẽ. Đây cũng chính là điểm được suy đoán là sẽ tạo ra bất lợi lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia TPP bởi các nước đối tác có nhiều nhà cung cấp có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm lâu năm, có ưu thế về dịch vụ trên thế giới.
Bên cạnh đó, khi tham gia FTA, doanh nghiệp nội địa còn phải đối mặt với những thách thức từ việc thực thi các yêu cầu cao về môi trường, lao động, cạnh tranh … và các ràng buộc mang tính thủ tục khi ban hành các quy định liên quan đến rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ...
Việc bảo hộ chặt chẽ các quyền sở hữu trí tuệ cũng sẽ dẫn tới những khó khăn trước mắt cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi phải bỏ vốn nhiều hơn cho những sản phẩm thuộc loại này, và người tiêu dùng khi phải trả giá đắt hơn khi mua sản phẩm.
Đối với Việt Nam, việc mở cửa thị trường mua sắm công theo các FTA cũng sẽ gây ra những tác động bất lợi với những lo ngại về sự “tấn công” của các nhà cung cấp nước ngoài khiến doanh nghiệp nội địa không cạnh tranh nổi trong các vụ đấu thầu lớn.
Có lẽ việc so đo hơn thiệt khi Việt Nam tham gia các FTA không dễ dàng và cũng khó có thể có một đáp án như nhau với mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp. Để tận dụng được những ưu đãi từ các hiệp định này, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đẩy mạnh liên kết, cải thiện năng lực kinh doanh, xây dựng thương hiệu, nâng cao dịch vụ khách hàng, đồng thời cần hiểu rõ vai trò của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu./.
Theo VOV
Tin mới cập nhật

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3
Tin khác

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
