FED xem xét lại thời điểm giảm lãi suất do lạm phát kéo dài
Chứng khoán Mỹ tăng tuần thứ 5 liên tiếp lên mức cao kỷ lục Kim loại quý tăng về cuối phiên khi FED phát đi tín hiệu hạ lãi suất Ngân hàng Nhà Nước: Không đặt vấn đề tăng lãi suất trong năm 2024 |
Nguy cơ lạm phát có thể vẫn ở mức trên mục tiêu 2% đang khiến các quan chức Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) muốn giữ lãi suất ở mức hiện tại, ngay cả khi các nhà đầu tư kêu gọi cắt giảm. Dữ liệu lạm phát mới được công bố cho thấy giá tiêu dùng trong tháng 1 không bao gồm thực phẩm và năng lượng tăng cao hơn dự kiến, một dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp vẫn có khả năng tăng giá, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ.
Rủi ro lạm phát kéo dài khiến FED phải xem xét lại thời điểm giảm lãi suất. |
Đồng thời, một loạt rủi ro và sự không chắc chắn xung quanh triển vọng từ nền kinh tế mạnh mẽ liên tục đến căng thẳng địa chính trị hiện đang đè nặng hơn lên quyết định thời điểm cắt giảm lãi suất của FED và khiến FED phải tiếp cận vấn đề một cách chậm hơn. Các nhà hoạch định chính sách đã nêu ra một số rủi ro chính như sau:
Kinh tế nóng: Trong tháng 1, các nhà tuyển dụng đã tạo thêm 353.000 việc làm và theo ước tính của Fed New York thì mức tăng trưởng hàng năm trong quý 1 là 3,3%, cùng tốc độ với quý 4. Chủ tịch Powell cho biết với nền kinh tế quá mạnh, việc hạ lãi suất quá sớm có thể ảnh hưởng đến kết quả đạt được trong việc kiềm chế lạm phát và làm tăng khả năng lạm phát sẽ đạt mức cao hơn mục tiêu của FED.
Rủi ro địa chính trị: Những căng thẳng trên khắp thế giới là những yếu tố có thể phá vỡ chuỗi cung ứng và làm rung chuyển thị trường năng lượng, làm đảo lộn triển vọng giảm lạm phát trong năm nay
Điều kiện tài chính: Các điều kiện tài chính nới lỏng rõ rệt sau khi FED ra tín hiệu đã hoàn tất việc tăng lãi suất vào tháng 12 và các thước đo của FED Chicago cho thấy chi phí tài chính tổng thể thấp hơn mức trung bình. Một số quan chức FED đã cảnh báo rằng việc tiếp tục nới lỏng có thể thúc đẩy nhu cầu và có khả năng thúc đẩy lạm phát tăng thêm.