FED tăng lãi suất cơ bản, xuất khẩu Việt Nam ra sao?

Việc không thể trông chờ FED hạ lãi suất để kích thích tiêu dùng buộc doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải chuẩn bị tâm thế sống chung.
Hiệp định CPTPP - cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu Việt Nam Xuất khẩu Việt Nam có nhiều lợi thế tại Anh

Theo đó, việc không thể trông chờ FED hạ lãi suất để kích thích tiêu dùng buộc doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải chuẩn bị tâm thế sống chung với chuyện thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ và một số thị trường trọng điểm khác

Ông Trần Thanh Hải - chuyên gia kinh tế, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sở Giao dịch Cà phê và Hàng hóa Buôn Ma Thuột - nhìn nhận như trên khi trao đổi xung quanh việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố không tăng lãi suất tại kỳ họp tháng 5 vừa qua.

Phóng viên: Ngày 3-5, FED tăng lãi suất cơ bản lên 5% - 5,25%, đưa mức lãi suất của Mỹ lên cao nhất 15 năm qua. Quyết định này sẽ tác động thế nào đến Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2023, thưa ông?

Ông Trần Thanh Hải - chuyên gia kinh tế, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sở Giao dịch Cà phê và Hàng hóa Buôn Ma Thuột
Ông Trần Thanh Hải - chuyên gia kinh tế, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sở Giao dịch Cà phê và Hàng hóa Buôn Ma Thuột

- Ông Trần Thanh Hải: Với việc FED tăng lãi suất tham chiếu lên 5% - 5,25% và phát tín hiệu sẽ không tăng thêm lãi suất trong tháng 6-2023, người tiêu dùng và doanh nghiệp (DN) Mỹ có khả năng tìm kiếm được gói tín dụng phù hợp để đầu tư cho sản xuất hoặc vay tiêu dùng ở mức khá cao, từ 6% - 8%.

Mỹ là một trong những thị trường quan trọng, hằng năm nhập khẩu hàng chục tỉ USD từ Việt Nam. Hiện nay, người tiêu dùng Mỹ thắt chặt chi tiêu, cùng với đó là việc đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cả hàng hóa tăng… khiến nhập khẩu hàng từ Việt Nam giảm mạnh đến 11,8%. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm của Việt Nam đều giảm. Bên cạnh điểm sáng đơn lẻ từ cà phê thì còn lại, nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực như: công nghiệp chế biến, nông lâm, thủy sản… của Việt Nam đều gặp khó khăn do sức mua giảm.

Từ tháng 3-2022 đến tháng 5-2023, FED đã nâng lãi suất lên 10 lần, từ lãi suất tham chiếu chỉ trên 1% đã vọt lên 5% - 5,25%. Theo tôi, đến cuối năm 2023, việc FED điều chỉnh giảm lãi suất là điều khó có khả năng xảy ra. Bên cạnh sự điều chỉnh của FED, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng vừa nâng lãi suất tham chiếu. Có thể nói rằng việc nâng lãi suất lần thứ 10 của FED và nâng lãi suất tham chiếu của ECB sẽ khiến các DN Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn trong vấn đề tìm kiếm đơn hàng ở hai thị trường lớn và chủ lực này.

FED tăng lãi suất cơ bản, xuất khẩu Việt Nam ra sao?
Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đang nỗ lực duy trì đơn hàng trong bối cảnh sức mua tại nhiều thị trường vẫn trên đà sụt giảm Ảnh: Thanh Nhân

* Như vậy, DN Việt Nam phải chuẩn bị tâm thế tiếp tục "sống chung" với việc thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng ở những thị trường xuất khẩu chủ lực?

- Đúng là như vậy! Trong điều kiện giá cả tăng, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, giá thành đầu vào của DN xuất khẩu có thể cao, dẫn đến khả năng DN bị thu hẹp thị trường.

Để cải thiện tình hình, theo tôi, trước tiên DN cần quan hệ chặt với ngân hàng, thể hiện rõ năng lực gìn giữ thị trường xuất khẩu để vận động ngân hàng đồng hành với mình nhằm có nguồn tiền trong tương lai. Hơn lúc nào hết, giai đoạn này DN phải đi sâu vào chất lượng; thực hiện các chuyển đổi; tận dụng, vận dụng các nguồn quỹ về khoa học công nghệ của nhà nước có từ quan hệ song phương được các nước rót cho Việt Nam thông qua chương trình của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn. Ngoài nguồn quỹ tín dụng của các ngân hàng thương mại, DN cũng cần tận dụng các chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ hỗ trợ chuyển đổi số và chuyển đổi việc sử dụng năng lượng sạch, tiêu chuẩn hữu cơ trong sản phẩm nông, lâm thủy sản…

Để đẩy mạnh xuất khẩu, không chỉ cần cải thiện về vốn, công nghệ mà còn liên quan tới nhân lực trực tiếp sản xuất, giao tiếp kinh tế, đối ngoại… Nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao cần được chú trọng vì DN không thể làm hùng hục nhưng cuối cùng chỉ vì những cái sai sót về bao bì, mã hiệu sản phẩm… mà ảnh hưởng đến việc đánh giá chất lượng hàng hóa.

* Trong bối cảnh khó khăn bủa vây, theo ông, nhà nước cần làm gì để trợ lực cho DN xuất khẩu?

- Trước hết, việc xuất khẩu của các DN thuộc 1 quốc gia, yếu tố nội tại của từng DN liên quan đến chính sách kinh tế vĩ mô cũng hết sức quan trọng. Đầu tiên, nếu xem kỹ lại biểu đồ của FED, biểu đồ tỉ giá của Việt Nam và đồng USD từ năm 2022 đến nay, chúng ta thấy có một số vấn đề nổi bật. Từ tháng 3 đến đầu tháng 12-2022, tỉ giá VNĐ - USD giảm 5,8%. Tuy nhiên, từ đầu năm 2023 tới tháng 5-2023, tỉ giá lại tăng lên 3,16 %. Việc thay đổi này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới xuất nhập khẩu. Từ đầu năm tới nay, VNĐ tăng giá lên 3,16%.

Do đó, dù Ngân hàng Nhà nước đã có một số điều chỉnh giảm lãi suất để bơm tiền ra, đồng thời kéo tỉ giá tăng trở lại để kích thích xuất khẩu nhưng tôi đề nghị cần phải quyết liệt hơn nữa trong chính sách tỉ giá. VNĐ có khả năng vẫn còn trong biên độ có thể kiểm soát lạm phát được thì nên tiếp tục nới biên độ để kích thích xuất khẩu.

Ngoài chính sách tiền tệ về tỉ giá thì chính sách tài khóa cũng rất quan trọng, giúp DN mở rộng đầu ra ở thị trường nội địa lẫn thị trường khu vực lân cận. Trong đó, cần đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa 100 triệu dân. Do chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, các thị trường Đông Bắc Á, Úc và Đông Nam Á, Trung Quốc đang mở ra cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu với chi phí rẻ hơn so với xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu. Chính sách tín dụng lúc này là tối cần thiết để giảm chi phí vốn cho DN xuất khẩu.

Ngoài ra, cần phát huy vai trò của các bộ, ngành trong nước và thương vụ ở các sứ quán, lãnh sự ở nước ngoài trong công tác xúc tiến thương mại, giúp DN tiếp cận khách hàng. Tóm lại, việc thay đổi những thể chế trong quá trình điều hành kinh tế vĩ mô và việc hỗ trợ DN là hết sức quan trọng trong điều kiện hiện nay.

Mối nguy từ những hiệp định FTA

Theo ông Trần Thanh Hải, Việt Nam đã ký trên dưới 20 hiệp định FTA. Những hàng rào phi thuế quan từ 20 hiệp định này sẽ là mối nguy đối với DN xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng sản xuất công nghiệp từ các thị trường này, ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường nội địa và sản xuất trong nước.

Thực tế, Việt Nam rất khó áp dụng hàng rào phi thuế quan đối với hàng công nghiệp chế biến, công nghiệp kỹ thuật cao nhập từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ. Trong khi đó, nông sản và hàng thủ công Việt Nam xuất sang những thị trường này lại rất dễ bị áp dụng hàng rào phi thuế quan.

Ông Vũ Thái Sơn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Long Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Điều Bình Phước:

Tích cực - tiêu cực đan xen

Việc FED lần thứ 10 tăng lãi suất cơ bản lên 5% - 5,25% sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành điều nói riêng. Với mức lãi suất này, nhà nhập khẩu không muốn mua hàng dự trữ vì chi phí tài chính cao, mà chỉ nhập lượng hàng vừa đủ. Riêng ngành điều, 1 năm chỉ có 1 vụ thu hoạch chính nên DN phải dự trữ nguyên liệu 6-9 tháng, lãi suất cao sẽ làm tăng giá thành. Nhiều DN đang buộc phải bán điều nhân giá rẻ để có tiền về thanh toán các khoản đến hạn. Trong khi đó, giá nguyên liệu không hề giảm khiến nhiều DN sản xuất không có lời.

Riêng Tập đoàn Long Sơn đang gặp áp lực kép khi bán hàng chính ở kênh siêu thị Mỹ do họ thường trả chậm 2-3 tháng. Dù vậy, thông tin từ các siêu thị Mỹ cho hay sức mua mặt hàng điều đang tốt nhờ có mặt bằng giá thấp hơn năm ngoái từ việc chi phí cước tàu biển giảm mạnh. Từ nay đến cuối năm 2023, nếu giá điều bật tăng, ngành điều Việt Nam có thể ổn định trở lại.

Ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Sài Gòn 3:

Kỳ vọng sức mua sẽ cải thiện

Không phải chỉ lãi suất tăng mà suy thoái kinh tế thế giới cũng đang ảnh hưởng đến tiêu dùng của người dân nhiều quốc gia. Tiêu dùng hàng dệt may tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật giảm mạnh từ cuối năm 2022 đến nay và chưa có dấu hiệu phục hồi. Các DN đang cố gắng duy trì sản xuất, bỏ qua yếu tố lợi nhuận mà tập trung giải quyết việc làm cho người lao động.

Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, thị trường thế giới tiếp tục trầm lắng, khả năng nhu cầu đối với hàng may mặc sẽ có cải thiện. Nhiều DN đang nỗ lực tiết kiệm chi phí, tìm thêm đơn hàng nhỏ lẻ, chấp nhận ký hợp đồng giá thấp… với mục tiêu phục hồi 70% - 80% năng lực sản xuất.

Theo Người Lao động

Tin mới cập nhật

Vì sao giá cà phê Việt Nam bán sang châu Á lại đắt hơn châu Âu?

Vì sao giá cà phê Việt Nam bán sang châu Á lại đắt hơn châu Âu?

Giá bán cà phê sang các thị trường châu Á đang cao hơn đáng kể so với thị trường châu Âu, đâu nguyên nhân nào dẫn đến sự chênh lệch này?
Lâm Đồng: Tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu tầm nhìn đến năm 2030

Lâm Đồng: Tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu tầm nhìn đến năm 2030

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 57% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng tốc những tháng cuối năm 2024

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng tốc những tháng cuối năm 2024

Ngành dệt may Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn đẩy nhanh hoạt động sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu để hoàn thành kế hoạch xuất khẩu cả năm 44 tỷ USD.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Xuất khẩu gạo năm 2024 sẽ vượt mốc 8 triệu tấn

Xuất khẩu gạo năm 2024 sẽ vượt mốc 8 triệu tấn

Tính đến hết tháng 10, xuất khẩu gạo của nước ta đạt gần 7,8 triệu tấn thu về 4,86 tỷ USD, tăng 10,2% về khối lượng và tăng 23,4% về giá trị so với cùng kỳ.
Ba thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Ba thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 36,53 tỷ USD để nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản từ thế giới, trong đó 3 thị trường chính là Trung Quốc, Brazil và Mỹ.
Tăng tốc xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc

Tăng tốc xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc

Bên cạnh công tác mở cửa thị trường, hoạt động xúc tiến thương mại cũng được đẩy mạnh triển khai, rau quả Việt tăng tốc xuất khẩu sang Trung Quốc.
EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam

EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU cho biết, EU là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.
9 tháng năm 2024: Xuất khẩu sang Lào tăng 24%, đạt gần 500 triệu USD

9 tháng năm 2024: Xuất khẩu sang Lào tăng 24%, đạt gần 500 triệu USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nước ta sang Lào trong 9 tháng năm 2024 đạt 491,9 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm tên những nhóm hàng xuất khẩu vượt 10 tỷ đô

Điểm tên những nhóm hàng xuất khẩu vượt 10 tỷ đô

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến ngày 15/10, cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.

Tin khác

Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu thủy sản trở lại mốc tỷ USD trong 1 tháng

Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu thủy sản trở lại mốc tỷ USD trong 1 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ. Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu thủy sản trở lại mốc tỷ USD trong 1 tháng.
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục, cao nhất trong lịch sử

Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục, cao nhất trong lịch sử

10 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê, thu về 4,6 tỷ USD, giảm 10,8% về lượng nhưng tăng mạnh hơn 40% giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp định CEPA mở ra cơ hội vàng cho hồ tiêu Việt xuất khẩu sang UAE

Hiệp định CEPA mở ra cơ hội vàng cho hồ tiêu Việt xuất khẩu sang UAE

Việc loại bỏ hàng rào thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, Hiệp định CEPA hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu hồ tiêu Việt.
10 tháng, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tăng mạnh hơn 20%

10 tháng, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tăng mạnh hơn 20%

10 tháng năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản có tổng kim ngạch đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản đạt hơn 18 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản đạt hơn 18 tỷ USD

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản đạt 18 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm tên những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Điểm tên những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt 88,1 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm 72%

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm 72%

Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đạt 241.000 tấn, giảm tới 72% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hồ tiêu của Việt chính thức vượt mốc 1 tỷ USD sau 8 năm

Xuất khẩu hồ tiêu của Việt chính thức vượt mốc 1 tỷ USD sau 8 năm

Giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu trong 15 ngày đầu tháng 10 đã vượt 6.500 USD/tấn, đây là mức giá xuất khẩu hồ tiêu cao nhất đạt được trong gần 8 năm qua.
Xuất khẩu tôm sang EU tăng mạnh 9 tháng đầu năm

Xuất khẩu tôm sang EU tăng mạnh 9 tháng đầu năm

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU trong 9 tháng đầu năm đạt trên 360 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu sầu riêng kỳ vọng thu về 3,2 tỉ USD trong năm nay

Xuất khẩu sầu riêng kỳ vọng thu về 3,2 tỉ USD trong năm nay

Tính đến hết tháng 9 năm nay, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt 984.800 tấn, tăng mạnh 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động