Đưa thép không gỉ vào danh mục phải kiểm tra Nhà nước là chưa phù hợp
Đề nghị doanh nghiệp cho ý kiến về miễn trừ áp dụng chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội “Tâm thư” của doanh nghiệp thép không gỉ trong nước gửi Thủ tướng Chính phủ |
Kiến nghị về việc đưa thép không gỉ (inox) vào Danh mục hàng hoá nhóm 2 và phải kiểm tra Nhà nước theo QCVN 20:2019/BKHCN, VCCI cho rằng, đây là quy định chưa phù hợp…
Theo đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phản ánh vướng mắc của doanh nghiệp về Quy chuẩn kỹ thuật thép không gỉ.
![]() |
VCCI cho biết, đã nhận được ý kiến của nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép không gỉ (inox) tại Việt Nam phản ánh bất cập của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thép không gỉ (QCVN 20:2019/BKHCN) - Ảnh minh họa: ITN |
Cụ thể, VCCI cho biết, đơn vị đã nhận được ý kiến của nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép không gỉ (inox) tại Việt Nam phản ánh bất cập của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thép không gỉ (QCVN 20:2019/BKHCN). Qua nghiên cứu, VCCI nhận thấy, việc đưa thép không gỉ vào danh mục hàng hoá nhóm 2 và phải kiểm tra Nhà nước theo Quy chuẩn này là chưa phù hợp với Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Thêm vào đó, Quy chuẩn QCVN 20:2019/BKHCN hiện đang hạn chế quyền tự do lựa chọn của người tiêu dùng và gây bất lợi cho hàng hoá trong nước được sản xuất từ thép không gỉ so với hàng hoá cùng loại nhập khẩu.
Vì vậy, VCCI kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ: bãi bỏ QCVN 20:2019/BKHCN; bỏ thép không gỉ ra khỏi Danh mục hàng hoá nhóm 2 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
![]() |
VCCI cho rằng, việc đưa thép không gỉ vào danh mục hàng hoá nhóm 2 và phải kiểm tra Nhà nước theo Quy chuẩn này là chưa phù hợp với Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá - Ảnh minh họa: ITN |
Làm rõ hơn một số tồn tại của QCVN 20:2019/BKHCN, theo VCCI, việc quản lý thép không gỉ theo Danh mục hàng hoá nhóm 2 là không phù hợp. Điều 3.4 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá 2007 quy định “sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường”. Trong khi đó, thép không gỉ là nguyên liệu để sản xuất ra các loại hàng hoá khác, trong đó có nhiều mục đích không tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn như làm đồ trang trí, bàn, ghế, khung tranh, cửa sổ, thùng rác, tay vịn cầu thang… Việc quản lý thép không gỉ sử dụng cho các mục đích này theo diện hàng hoá nhóm 2 là trái với Điều 3.4 của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Ngược lại, một số sản phẩm sử dụng thép không gỉ có thể gây mất an toàn như dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm (nguy cơ thôi nhiễm), các bộ phận chi tiết của các loại hàng hoá có nguy cơ mất an toàn khác như phương tiện giao thông, máy móc lao động, thang máy… Tuy nhiên, các sản phẩm này đều đã có các Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với từng sản phẩm (dành cho dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm, ô tô, xe máy, thang máy…). Như vậy, nếu cho rằng, Quy chuẩn 20 được xây dựng nhằm bảo đảm an toàn cho các sản phẩm này thì sẽ gây chồng chéo, trùng lặp về chức năng quản lý.
Cũng theo VCCI, QCVN 20:2019/BKHCN xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng khi hạn chế quyền lựa chọn hàng hoá phù hợp với nhu cầu.
“Có thể, cơ quan Nhà nước cho rằng, Quy chuẩn QCVN 20:2019/BKHCN giúp loại bỏ các loại thép chất lượng thấp trên thị trường, giúp người tiêu dùng được sử dụng hàng hoá chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, đi kèm với chất lượng thì giá thành của sản phẩm cũng tăng lên. Nếu như trước đây người tiêu dùng được chủ động lựa chọn hàng hoá với chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu thì nay Quy chuẩn QCVN 20:2019/BKHCN đã loại bỏ một số loại thép có giá thành rẻ, buộc người tiêu dùng phải bỏ nhiều tiền hơn để mua sản phẩm được làm từ inox có chất lượng cao hơn so với nhu cầu của họ”, VCCI phân tích.
Đồng thời cho rằng, có thể, cơ quan quản lý Nhà nước lo ngại về tình trạng một số doanh nghiệp lừa dối người tiêu dùng, cung cấp thép chất lượng kém nhưng quảng cáo là chất lượng tốt. Trong trường hợp này, hệ thống pháp luật đã có đầy đủ các quy định xử lý hành vi lừa đảo, lừa dối khách hàng, quảng cáo gian dối, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng theo pháp luật hành chính và hình sự. Cơ quan Nhà nước cần nghiêm khắc xử phạt các doanh nghiệp vi phạm chứ không nên ban hành Quy chuẩn kỹ thuật cấm một mặt hàng chỉ vì chất lượng thua kém mặt hàng khác.
Ngoài ra, theo VCCI, Quy chuẩn QCVN 20:2019/BKHCN đang tạo thuận lợi cho hàng hoá nhập khẩu thay vì hàng hoá cùng loại sản xuất trong nước. Các quy định tại QCVN 20:2019/BKHCN khiến thép không gỉ không thể nhập khẩu để làm nguyên liệu gia công hàng hoá trong nước, tuy nhiên, hàng hoá sử dụng loại thép này lại không cần kiểm tra theo QCVN 20:2019/BKHCN và được nhập khẩu bình thường.
“Như vậy, QCVN 20:2019/BKHCN đang bảo hộ ngược, khiến các doanh nghiệp ưu tiên nhập hàng hoá thành phẩm thay vì nhập nguyên liệu để sản xuất…”, VCCI đánh giá.
Tin mới cập nhật

Hà Nội: Gian nan tìm hạn sử dụng thực phẩm trong siêu thị

Bộ Công an cảnh báo chiêu thức lừa đảo từ phạt nguội

Truy vết pháo hoa dởm, phát hiện cửa hàng Z121 làm ăn gian dối

Bà Rịa-Vũng Tàu: Công ty Bảo Châu bị cưỡng chế thuế

Hà Nam: Cưỡng chế thuế Công ty may mặc Ngân Anh 1

Gỡ nút thắt về xử lý đường nhập lậu bị tịch thu

Bạc Liêu: Nợ thuế của Công ty Bảo Toàn ‘phình to’

Tiếp tục xác minh việc ghép giàn pháo tại cửa hàng Z121

Chiêu dụ dỗ đầu tư tiền ảo khiến 200 người sập bẫy

Bách hóa Xanh phản hồi về thông tin mua giá đỗ ngâm hóa chất ở Đắk Lắk
Tin khác

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh Lan Quý kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Hà Nội: Cảnh sát mật phục bắt giữ tàu hút cát trái phép lúc rạng sáng

Quảng Nam: Bãi đỗ xe chợ mới Đông Phú bị 'xẻ thịt' thành ki ốt bán hàng

Bắc Kạn: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty cổ phần xây dựng Dương Tiến

Lào Cai: Thu hồi giấy chứng nhận làng nghề nấu rượu thôn Bản Kim

54 người ở Quảng Ninh trình báo bị lừa đảo hơn 250 tỷ đồng

Yên Bái: Truy vết xử lý hàng hóa kém chất lượng trên nền tảng thương mại điện tử

Lạng Sơn: Trong tháng 11 kiểm tra, xử lý 448 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt Công ty Chế biến thủy sản Út Xi hơn 157 triệu đồng

Videc Group vừa bị phạt và truy thu thuế hàng chục tỷ đồng có tiềm lực ra sao?
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
