Đổi mới thể chế để phát triển bền vững

Song hành với những chính sách nhằm phục hồi KT sau đại dịch: miễn, giảm thuế,..., Việt Nam cần kiên trì cải thiện nền tảng vĩ mô, ổi mới thể chế kinh tế.
VDPF 2014: Trọng tâm là đổi mới thể chế kinh tế Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng

Song hành với những chính sách mang tính ngắn hạn đang thực hiện nhằm phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 như miễn, giảm, giãn thuế, phí…, Việt Nam cần kiên trì cải thiện nền tảng vĩ mô, đổi mới thể chế kinh tế và giảm rủi ro trong tương lai.

Ảnh minh họa. (Nguồn: VOV)
Ảnh minh họa. (Nguồn: VOV)

Mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 đang trở thành thách thức trước tác động tiêu cực từ các yếu tố bất lợi của tình hình kinh tế thế giới cũng như các điểm nghẽn về nền tảng tăng trưởng trong nước.

Dư địa chính sách tài khóa

Tại Báo cáo Đánh giá kinh tế thường niên năm 2022 của Trường đại học Kinh tế quốc dân (Báo cáo) công bố mới đây, nhóm nghiên cứu nhận định động lực tăng trưởng trong năm 2023 của Việt Nam đến từ các yếu tố cơ bản như sự tăng trưởng trở lại của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành dịch vụ du lịch và lưu trú; đầu tư công và tác động của các gói hỗ trợ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội thực hiện trong năm cuối cùng với quyết tâm mạnh mẽ hơn.

Nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều thách thức lớn.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Trong bối cảnh phải hỗ trợ nền kinh tế hồi phục hoàn toàn sau đại dịch Covid-19, dư địa chính sách tiền tệ bị thu hẹp đáng kể, thì khả năng tăng nhanh tín dụng và giảm nhanh lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng là khó khăn.

GS Tô Trung Thành, đồng chủ biên Báo cáo nhận định: Trong thời điểm khó khăn như hiện nay, chính sách tài khóa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp có tính chất quyết định và còn dư địa để thực hiện. Các nội dung cần lưu ý về chính sách tài khóa bao gồm: Làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận tốt nhất các gói hỗ trợ tài khóa thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

Riêng gói hỗ trợ cấp bù lãi suất 2% trị giá 40 nghìn tỷ đồng có hiệu quả rất thấp do triển khai thực hiện chậm, do đó, có thể xem xét dừng gói hỗ trợ này và điều chuyển nguồn lực sang các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn; đồng thời tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ miễn, giảm, giãn, hoãn các loại thuế, phí để cải thiện tính thanh khoản cho doanh nghiệp.

Đây là giải pháp rất quan trọng và đã thực hiện khá hiệu quả trong những năm đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế sau đại dịch trong giai đoạn tới cần chi tiêu đúng trọng tâm, tiết kiệm, hỗ trợ các đối tượng thực sự cần thiết. Trong quá trình thực thi chính sách cần bảo đảm rõ ràng, minh bạch, giảm những phiền hà về thủ tục và quy trình tiếp cận các gói hỗ trợ.

Chính sách tiền tệ và tỷ giá trong giai đoạn này cần phối hợp nhịp nhàng với chính sách tài khóa, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần áp dụng công cụ hạn mức tín dụng một cách linh hoạt hơn, có tỷ lệ phân bổ theo chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại; kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng nóng ở các thị trường tài sản; đẩy mạnh xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém.

Cải thiện các nền tảng tăng trưởng

Tuy nhiên, trên đây là những giải pháp ngắn hạn, mang tính chất ứng phó với những cú sốc từ bên ngoài. Để nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững cần có các giải pháp dài hạn mang tính chất nền tảng mà cơ bản nhất là cải thiện các nền tảng tăng trưởng, nhất là về thể chế kinh tế.

“Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Việt Nam cần tiếp tục tìm ra những điểm nghẽn về thể chế kinh tế để tháo gỡ, xem đây là chìa khóa mang lại niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có khả năng bước vào giai đoạn suy thoái mới. Song hành với những chính sách mang tính ngắn hạn đang thực hiện nhằm phục hồi kinh tế sau đại dịch, Việt Nam cần kiên trì cải thiện nền tảng vĩ mô, đổi mới thể chế kinh tế và giảm rủi ro trong tương lai”, GS Tô Trung Thành nói.

Để nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững cần có các giải pháp dài hạn mang tính chất nền tảng mà cơ bản nhất là cải thiện các nền tảng tăng trưởng, nhất là về thể chế kinh tế.

Các giải pháp được Báo cáo khuyến nghị là tập trung vào hoàn thiện thể chế; xây dựng Nhà nước kiến tạo, phát triển, liêm chính và hành động; tôn trọng và bảo vệ sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; tinh giản và kiện toàn bộ máy hành chính; đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào công nghệ và đổi mới sáng tạo, có tư duy chấp nhận rủi ro và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp.

Phát triển khu vực tư nhân đổi mới, năng động, sáng tạo, bảo đảm thể chế kinh doanh bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp; bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; tăng cường hỗ trợ nâng cao công nghệ và năng lực quản trị; thực hiện liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Năm 2022, theo cơ cấu ngành sản xuất, đóng góp chính vào tăng trưởng là khu vực dịch vụ (đóng góp 56,65% vào tăng trưởng GDP), tiếp theo là ngành công nghiệp, xây dựng (đóng góp 38,24%) và ngành nông, lâm, thủy sản (đóng góp 5,11%). Theo dự báo, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2023 do sự suy giảm của thị trường xuất khẩu, dẫn đến khó khăn của khu vực doanh nghiệp.

Vì vậy, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần được chú trọng thông qua các giải pháp giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng tiếp cận các gói hỗ trợ tín dụng, xúc tiến thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp trong nước.

Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, một trong những nhiệm vụ đặt ra là cần phát triển đồng bộ, an toàn, lành mạnh, bền vững các loại thị trường, trong đó có thị trường bất động sản. Thị trường này phát triển ổn định, lành mạnh, sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Ngược lại, thị trường bất động sản thiếu ổn định, giá cả bất hợp lý hoặc trầm lắng kéo dài sẽ có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, gây khó khăn cho việc giải quyết nhà ở cho người dân và gây ra nhiều hệ lụy xã hội. Do đó, ổn định và phát triển thị trường bất động sản là một trong những vấn đề trọng tâm của công tác điều hành chính sách trong năm 2023.

GS Tô Trung Thành (Trường đại học Kinh tế quốc dân)

nhandan.vn

Tin mới cập nhật

Thương hiệu Việt góp phần lan toả giá trị Việt với 5 châu

Thương hiệu Việt góp phần lan toả giá trị Việt với 5 châu

Những doanh nhân nước ngoài có dịp qua Việt Nam cứ tấm tắc khen mãi việc Việt Nam có hẳn một ngày Thương hiệu để hội tụ tinh thần phát triển kinh tế.
Ồn ào quanh TikTok “Vua quạt” và câu chuyện thượng tôn pháp luật trong kinh doanh

Ồn ào quanh TikTok “Vua quạt” và câu chuyện thượng tôn pháp luật trong kinh doanh

Câu chuyện quanh vụ việc TikTok “Vua quạt” đang ồn ào nhiều ngày nay thêm một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của thượng tôn pháp luật.
Bảo vệ thương hiệu góp phần phát triển kinh tế sáng tạo

Bảo vệ thương hiệu góp phần phát triển kinh tế sáng tạo

Phát triển kinh tế sáng tạo cần được bắt đầu từ câu chuyện bảo vệ thương hiệu, xa hơn là thúc đẩy nỗ lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
“Dị nhân" cầu mưa: Siêu năng lực hay lợi dụng mạng xã hội tiếp tay cho mê tín dị đoan?

“Dị nhân" cầu mưa: Siêu năng lực hay lợi dụng mạng xã hội tiếp tay cho mê tín dị đoan?

Mạng xã hội mấy ngày nay xôn xao câu chuyện một “dị nhân” có khả năng “hô phong hoán vũ” cho một số tỉnh phía Nam đang gặp hạn hán nặng.
Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN với Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN với Liên bang Nga

Bối cảnh mới cho thấy sự cần thiết khai thông các điểm nghẽn, thúc đẩy hợp tác giữa các nước ASEAN, các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và Liên bang Nga.
Thị trường vàng cần những giải pháp đủ mạnh để bình ổn lâu dài

Thị trường vàng cần những giải pháp đủ mạnh để bình ổn lâu dài

Những ngày gần đây thị trường vàng trong nước như một con ngựa bất kham khi giá vàng tiếp tục diễn biến bất thường.
Khơi thông những động lực tăng trưởng mới cho doanh nghiệp

Khơi thông những động lực tăng trưởng mới cho doanh nghiệp

Bên cạnh những động lực tăng trưởng truyền thống, việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới vừa là yêu cầu, vừa là bước chuyển tất yếu của kinh tế Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam: Giải bài toán tăng trưởng giữa bối cảnh bất định

Kinh tế Việt Nam: Giải bài toán tăng trưởng giữa bối cảnh bất định

Mặc dù kinh tế quý I/2024 có mức tăng trưởng khá song tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 vẫn đang phải đối diện nhiều ẩn số.
Kinh tế Việt Nam đã quay lại xu thế tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đã quay lại xu thế tăng trưởng

Việc các tổ chức tài chính quốc tế duy trì nguyên các mức dự báo tăng trưởng GDP đã cho thấy điểm nhìn lạc quan về kinh tế Việt Nam trong năm 2024.

Tin khác

Đưa Quy hoạch điện VIII trở thành chỗ dựa vững chắc phát triển năng lượng

Đưa Quy hoạch điện VIII trở thành chỗ dựa vững chắc phát triển năng lượng

Quy hoạch điện VIII đã chỉ ra mối quan hệ giữa lĩnh vực năng lượng với các lĩnh vực khác.
Thấy gì từ những vụ "lùm xùm" của ngân hàng thời gian gần đây?

Thấy gì từ những vụ "lùm xùm" của ngân hàng thời gian gần đây?

Lãi thẻ vọt lên gấp hàng nghìn lần, tiền tỷ gửi ngân hàng phút chốc bốc hơi đã cho thấy hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng đang bộc lộ không ít kẽ hở.
Bóng đá Việt Nam hậu Troussier: Hình ảnh nào cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam?

Bóng đá Việt Nam hậu Troussier: Hình ảnh nào cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam?

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phải sa thải huấn luyện viên Philippe Troussier song sự việc đã sự việc đặt ra nhiều câu hỏi về hình ảnh của cơ quan này.
Truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên

Truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên

Lịch sử cho thấy, khơi dậy, truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên luôn thuộc trong số các công việc quan trọng nhất của mỗi quốc gia.
Không để thị trường vàng tạo "sắc đỏ" cho biểu đồ kinh tế

Không để thị trường vàng tạo "sắc đỏ" cho biểu đồ kinh tế

Cách đây trên 10 năm, câu chuyện nền kinh tế bị “vàng hoá” từng xảy ra khi thị trường vàng liên tục “sốt” nóng, tạo sức hút lớn đối với người người, nhà nhà.
Thủ tướng Chính phủ: Dứt điểm thực hiện hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3

Thủ tướng Chính phủ: Dứt điểm thực hiện hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3

Tại phiên họp Chính phủ tháng 2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu dứt điểm việc phát hành hoá đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3/2024.
Việt Nam thăng hạng về chỉ số hạnh phúc: "Trái ngọt" của sự nỗ lực không ngừng nghỉ

Việt Nam thăng hạng về chỉ số hạnh phúc: "Trái ngọt" của sự nỗ lực không ngừng nghỉ

Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2024 được công ty Gallup International công bố cho thấy Việt Nam đứng thứ 54 trong tổng số 143 quốc gia/vùng lãnh thổ được khảo sát.
Viết trong ngày Quốc tế hạnh phúc

Viết trong ngày Quốc tế hạnh phúc

Hạnh phúc là gì, một câu hỏi lớn của mọi thời đại, mọi cá nhân, mọi hệ giá trị tư tưởng hướng tới để đi tìm câu trả lời.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2024

Sáng 19/3/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên và gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp FDI năm 2024, tổ chức tại Hà Nội.
Thị trường bất động sản kỳ vọng “sáng cửa” từ năm 2024

Thị trường bất động sản kỳ vọng “sáng cửa” từ năm 2024

Sau trầm lắng kéo dài, thị trường bất động sản được trông đợi ấm dần lên với những động thái quyết liệt của Chính phủ và niềm tin của doanh nghiệp.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 19/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 19/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024, giá dầu thế giới vẫn giữ mức thấp nhất 3 tuần gần đây với dầu WTI ở mốc 82,51 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 86,97 USD/thùng.
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 18/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 20/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng trong nước đảo chiều sụt giảm dù vàng thế giới tăng “phi mã”

Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng trong nước đảo chiều sụt giảm dù vàng thế giới tăng “phi mã”

Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng SJC giảm 300.000 đồng mỗi lượng, kéo giá xuống dưới 84 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng tốc áp sát mức 2.400 USD/ounce.
“Cầm cương” giá vàng – Bài 2: Giá vàng "nóng bỏng tay", ai hưởng lợi?

“Cầm cương” giá vàng – Bài 2: Giá vàng "nóng bỏng tay", ai hưởng lợi?

Cơn sốt vàng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ai sẽ là người hưởng lợi trong việc giá vàng liên tục leo thang?
Phiên bản di động