Điều chỉnh chính sách thương mại trong kỷ nguyên số: Chú trọng chất lượng tăng trưởng

(VEN) - Các công nghệ đột phá đang cách mạng hóa nền sản xuất và thương mại toàn cầu. Thương mại điện tử, in 3D, thanh toán trực tuyến, vạn vật kết nối internet và các công nghệ liên quan đến internet đã làm tăng sức mạnh cho tất cả các cấp độ kinh doanh. Trong kỷ nguyên số, các nhà hoạch định chính sách thương mại cần điều chỉnh công cụ chính sách, trong đó đặc biệt chú trọng chất lượng tăng trưởng, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.
Điều chỉnh chính sách thương mại trong kỷ nguyên số: Chú trọng chất lượng tăng trưởng

Đông Nam Á là một khu vực có kết nối internet tăng vọt với sự gia tăng của điện thoại thông minh và thương mại điện tử

Cách mạng công nghệ số đã mở ra các cơ hội cho hàng triệu doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ tham gia vào thương mại qua biên giới, phát triển thành những người bán hàng đa quốc gia, và tự tạo ra chuỗi cung cấp toàn cầu của mình; cho phép các công ty ở mọi cấp độ sản xuất, di chuyển, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ nhanh hơn ở mức chi phí thấp hơn. Người tiêu dùng và các công ty được tiếp cận với rất nhiều chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà không cần trung gian trong chuỗi phân phối và bán lẻ.

Phương thức kinh doanh cũng đa dạng hơn, từ hàng hóa đóng và vận chuyển trong các container đến các kiện hàng nhỏ gửi bằng bưu điện, dịch vụ bán hàng trực tuyến, sản phẩm công nghệ và thiết kế được gửi trong các đám mây. Giao dịch thương mại trên toàn thế giới được tăng tốc làm biến dạng vai trò của thương mại và tăng trưởng ở các nước đang phát triển, khai phá hiệu quả các nguồn lợi, làm sâu sắc việc chuyên môn hóa, tăng xuất khẩu và quốc tế hóa các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, đồng thời thúc đẩy năng suất và tăng trưởng.

Đông Nam Á là một khu vực có kết nối internet tăng vọt với sự gia tăng của điện thoại thông minh và thương mại điện tử, đã phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ... Tuy nhiên, các thách thức của việc biến những công nghệ mới thành tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển đang được đặt ra. Chẳng hạn như kết nối băng thông không đầy đủ và các kỹ năng thuộc về công nghệ thông tin và liên lạc (ICT), các vấn đề quy định và chính sách làm tăng chi phí của các công ty số hóa như chế độ trách nhiệm pháp lý và quy định về bảo mật thông tin cá nhân không chặt chẽ; hạn chế ứng dụng và sử dụng các công nghệ số của các doanh nghiệp nhỏ, ví dụ như thương mại điện tử hoặc thanh toán trực tuyến cũng như các thách thức kinh doanh thương mại truyền thống.

Các nhà hoạch định chính sách thương mại cần điều chỉnh công cụ chính sách cạnh tranh trong kỷ nguyên số, bao gồm thiết lập các luật lệ thương mại, thúc đẩy xuất khẩu, thuận lợi hóa thương mại, tín dụng xuất khẩu và cơ sở hạ tầng cho thương mại. Đặc biệt, các nước Đông Nam Á đều nhấn mạnh đến hợp tác khu vực là phương tiện để phát triển thương mại và tăng trưởng trong khi có sự khác biệt rất lớn giữa các nền kinh tế kết nối internet ở trình độ cao như Singapore và Malaysia với các nước như Campuchia, Lào, Myanmar.

Sau hơn 30 năm đổi mới ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế đã góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Trong giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng kinh tế giảm xuống bình quân là 5,8% so với mức 7,6% và 6,8% trong giai đoạn 1990-2000 và 2001-2010. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2005-2015, khu vực dịch vụ của Việt Nam lại tăng trưởng cao, chiếm 39,7% GDP năm 2015, lao động toàn ngành dịch vụ hơn 17,5 triệu người, chiếm 33,2% tổng lao động. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước nhập khẩu ròng dịch vụ với mức thâm hụt là 5,25 tỷ USD, tăng 28 lần trong giai đoạn 2005-2015.

Cùng với chuyển đổi cơ cấu nhằm tăng đóng góp của công nghiệp và dịch vụ vào tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã và đang tự do hóa ngành dịch vụ dưới nhiều hình thức hội nhập khu vực, chẳng hạn như Khung hiệp định về dịch vụ của ASEAN, thương mại dịch vụ ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc. Tuy nhiên, so với tự do hóa thương mại (bao gồm quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan, thuận lợi hóa thương mại) thì tự do hóa ngành dịch vụ vẫn còn khá khiêm tốn. Từ năm 2016, Việt Nam đã bước vào giai đoạn cải cách kinh tế mới hướng tới mô hình tăng trưởng bao trùm, hướng tới chuyển đổi cơ cấu, hội nhập toàn diện và tăng năng suất. Trước mắt, một số phân ngành dịch vụ mà Việt Nam chú trọng phát triển để thúc đẩy tăng trưởng là logistics, giáo dục, môi trường và tài chính.

Hiện nay, công nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn là các ngành thâm dụng lao động, tận dụng lợi thế dân số đang trong thời kỳ “dân số vàng”, lao động dồi dào. Trong giai đoạn phát triển tới, Việt Nam cần phải thay đổi để thế giới có cách nhìn mới về hàng hóa, dịch vụ và con người Việt Nam, để được biết đến là một “trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới”.

Việt Nam mong muốn chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng vào chất lượng tăng trưởng, dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, và chuyển từ cạnh tranh bằng giá rẻ, chi phí thấp sang cạnh tranh bằng nguồn nhân lực chất lượng cao, các thương hiệu có giá trị gia tăng cao. Việt Nam cần tiếp tục kết nối với ASEAN và các diễn đàn phát triển quốc tế để tập trung nghiên cứu mô hình chuyển đổi kinh tế, sử dụng các công cụ chính sách, đặc biệt là các chính sách thương mại và đầu tư phù hợp với xu thế quốc tế mới để phát triển kinh tế bền vững và bao trùm.

Kinh doanh cùng người có thu nhập thấp (IB) là một trong những ưu tiên của Philippines trong năm chủ tịch ASEAN 2017 và được các bộ trưởng công nhận là phương thức chính để khu vực tư nhân (300 triệu người có thu nhập thấp) tham gia đóng góp vào Tầm nhìn Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC 2025). Ủy ban điều phối doanh nghiệp nhỏ và vừa ASEAN (ACCMSME) đã xây dựng Kế hoạch hành động chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SAPSMED 2016-2025). Để tăng cường năng lực về IB, Trung tâm Dịch vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa ASEAN đã xây dựng mạng lưới hành động kinh doanh cùng người có thu nhập thấp (IBAN) kết nối các nguồn lực toàn cầu về IB.

Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới. Trong tương lai, Bộ Công Thương với vai trò điều phối xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cần phối hợp với các bộ, ngành để kết nối Đề án 844 với các nguồn lực của ASEAN xây dựng
mô hình quốc gia khởi nghiệp, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.

Đinh Thị Hoàng Yến

Tin mới cập nhật

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ tăng trưởng gần 13% trong 10 tháng năm 2024

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ tăng trưởng gần 13% trong 10 tháng năm 2024

Trong 10 tháng của năm 2024, doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu duy trì ổn định, ước đạt 62.026 tỷ đồng, tăng 12,98% so với cùng kỳ.
Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Nguồn cung hạn chế giúp cho giá hồ tiêu vẫn đang cao hơn khoảng hơn 70% so với đầu năm, dự báo xuất khẩu vào cuối năm sẽ thêm nhiều cơ hội.
Tình hình xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng năm 2024: Mặc dù tăng trưởng nhưng còn thách thức

Tình hình xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng năm 2024: Mặc dù tăng trưởng nhưng còn thách thức

Các thị trường xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng năm 2024 cơ bản có sự phục hồi tốt, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 985,77 triệu đô la Mỹ, tăng 6,11% so với cùng kỳ.
Sản lượng hồ tiêu giảm: Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó thu mua nguyên liệu

Sản lượng hồ tiêu giảm: Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó thu mua nguyên liệu

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, trong khi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua.
9 tháng, xuất khẩu giày dép của Việt Nam thu về hơn 16,5 tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu giày dép của Việt Nam thu về hơn 16,5 tỷ USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã thu về hơn 16,5 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tháng 10/2024, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu, tăng đáng kể so với tháng trước.
EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam

EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam

Trong số 3 nhà mua lớn nhất cà phê Việt, EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng năm 2024 đạt gần 2,1 triệu tấn

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng năm 2024 đạt gần 2,1 triệu tấn

10 tháng, tổng khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt gần 2,1 triệu tấn với kim ngạch 948,7 triệu USD, giảm về khối lượng và kim ngạch so cùng kỳ.
Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia đạt gần 7 tỷ USD

Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia đạt gần 7 tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia vào Việt Nam 9 tháng năm 2024 đạt trên 6,82 tỷ USD, tăng 21,11% so với cùng kỳ năm trước.

Tin khác

Hàng hóa từ Anh nhập khẩu về Việt Nam tăng nhẹ gần 10%

Hàng hóa từ Anh nhập khẩu về Việt Nam tăng nhẹ gần 10%

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Anh về Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 594,03 triệu USD, tăng 0,9%.
Tín hiệu khởi sắc giúp xuất khẩu thủy sản tăng tốc cuối năm

Tín hiệu khởi sắc giúp xuất khẩu thủy sản tăng tốc cuối năm

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ 2023, đây là tín hiệu khởi sắc của ngành thủy sản.
Việt Nam nhập phế liệu sắt thép từ Nhật Bản nhiều nhất, trên 713 triệu USD

Việt Nam nhập phế liệu sắt thép từ Nhật Bản nhiều nhất, trên 713 triệu USD

Việt Nam đã nhập khẩu nhóm hàng phế liệu sắt thép có xuất xứ từ Nhật Bản trên 713 triệu USD, tương đương 1,81 triệu tấn trong 9 tháng năm 2024.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng trưởng mạnh

Tính đến 15/10, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12,39 tỷ USD, tăng 2,2 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương tốc độ tăng trưởng lên đến 21,6%).
Đưa ngành Nước Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

Đưa ngành Nước Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

Quản lý vận hành hệ thống cấp thoát nước bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu là một chủ đề của Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024.
Vì sao giá cà phê Việt Nam bán sang châu Á lại đắt hơn châu Âu?

Vì sao giá cà phê Việt Nam bán sang châu Á lại đắt hơn châu Âu?

Giá bán cà phê sang các thị trường châu Á đang cao hơn đáng kể so với thị trường châu Âu, đâu nguyên nhân nào dẫn đến sự chênh lệch này?
Lâm Đồng: Tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu tầm nhìn đến năm 2030

Lâm Đồng: Tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu tầm nhìn đến năm 2030

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 57% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng tốc những tháng cuối năm 2024

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng tốc những tháng cuối năm 2024

Ngành dệt may Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn đẩy nhanh hoạt động sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu để hoàn thành kế hoạch xuất khẩu cả năm 44 tỷ USD.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Xuất khẩu gạo năm 2024 sẽ vượt mốc 8 triệu tấn

Xuất khẩu gạo năm 2024 sẽ vượt mốc 8 triệu tấn

Tính đến hết tháng 10, xuất khẩu gạo của nước ta đạt gần 7,8 triệu tấn thu về 4,86 tỷ USD, tăng 10,2% về khối lượng và tăng 23,4% về giá trị so với cùng kỳ.
Xem thêm

Đọc nhiều

Phát triển chùm đô thị vệ tinh, giải bài toán “chiếc áo chật” cho nội đô Hà Nội

Phát triển chùm đô thị vệ tinh, giải bài toán “chiếc áo chật” cho nội đô Hà Nội

Chuyên gia cho rằng, cần liên kết giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh phục vụ phát triển bền vững cho thành phố Hà Nội.
Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Số thuế từ các hoạt động thương mại điện tử đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số tại Việt Nam.
Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Nguồn cung hạn chế giúp cho giá hồ tiêu vẫn đang cao hơn khoảng hơn 70% so với đầu năm, dự báo xuất khẩu vào cuối năm sẽ thêm nhiều cơ hội.
Nhận định chứng khoán 13/11: Nhà đầu tư thận trọng trước các giao dịch

Nhận định chứng khoán 13/11: Nhà đầu tư thận trọng trước các giao dịch

Các chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có thể có các nhịp hồi chậm, do đó cần tập trung quan sát các cổ phiếu đầu tư trung và dài hạn.
Chứng khoán tuần qua 04/11 - 08/11: VN-INDEX tiếp tục gây thất vọng

Chứng khoán tuần qua 04/11 - 08/11: VN-INDEX tiếp tục gây thất vọng

Các chuyên gia nhận định VN-INDEX trong tuần qua thể hiện sự rung lắc mạnh với biên độ tăng giảm lớn, tạo ra tâm lý thận trọng trên toàn bộ sàn giao dịch.
Nhận định chứng khoán 11/11: Tập trung vào các cổ phiếu đầu tư dài hạn

Nhận định chứng khoán 11/11: Tập trung vào các cổ phiếu đầu tư dài hạn

Các chuyên gia cho rằng cần tập trung vào các cổ phiếu đầu tư dài hạn có nền tảng tốt chờ đợi thị trường cân bằng trở lại và có các nhịp hồi chậm rãi.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Giá hồ tiêu biến động liên tục, rời khỏi mốc 140.000/kg

Giá hồ tiêu biến động liên tục, rời khỏi mốc 140.000/kg

Từ tháng 10/2024 tới nay, giá hồ tiêu có xu hướng giảm, thị trường trong nước tiếp tục rời mốc 140.000 đồng/kg.
Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tháng 10/2024, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu, tăng đáng kể so với tháng trước.
Tổng cục Thuế làm rõ việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

Tổng cục Thuế làm rõ việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

Tổng cục Thuế vừa thông tin làm rõ những băn khoăn về quy định tạm hoãn xuất cảnh của doanh nghiệp và người nộp thuế.
Phiên bản di động