Đầu tư từ Đức hướng vào dự án phát triển bền vững

Nhiều doanh nghiệp Đức đang nâng cao độ nhận diện tại Việt Nam thông qua các khoản đầu tư mới, đặc biệt là dự án phát triển bền vững.
Dệt may Việt Nam: Biến khó khăn thành cơ hội phát triển bền vững Dòng tiền lớn sẽ chảy mạnh vào chứng khoán

Nhiều doanh nghiệp Đức đang nâng cao độ nhận diện tại Việt Nam thông qua các khoản đầu tư mới, hoặc tăng cường hợp tác và mở rộng sản xuất, đặc biệt là dự án phát triển bền vững.

Đầu tư từ Đức hướng vào dự án phát triển bền vững
Khu vực sản xuất đai truyền lực của Nhà máy Bosch tại Đồng Nai. Ảnh: Lê Toàn

Hợp tác mới tăng cường tính bền vững

Tuần trước, Ziehl-Abegg (doanh nghiệp Đức chuyên về động cơ điện, thiết bị điều hòa không khí và quạt) công bố kế hoạch khởi động một nhà máy sản xuất các sản phẩm liên quan tới ống thông gió tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến đáng kể nhằm mở rộng sự hiện diện trên toàn cầu. Dự án có vốn đầu tư khoảng 20 triệu USD.

Ông Joachim Ley, đại diện Công ty Ziehl-Abegg Việt Nam cho biết, Nhà máy Ziehl-Abegg tại Đồng Nai dự kiến sản xuất hàng loạt vào cuối năm 2024. Ziehl-Abegg Việt Nam cam kết sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và phát triển bền vững. Doanh nghiệp hướng đến sản xuất động cơ điện và quạt hiện đại, hiệu suất cao giúp giảm lượng khí thải và góp phần tạo ra một thế giới sạch cho thế hệ tương lai.

Trước đó, Roding Mobility - một công ty Đức chuyên về dịch vụ tư vấn kỹ thuật và thiết kế sản phẩm trong ngành giao thông đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty cổ phần Thái Bình Hưng Thịnh (Thái Hưng Corp) để tăng cường nghiên cứu, phát triển và sản xuất xe điện (EVs) nhỏ gọn trong nước.

Ông Franz Ferdinand Heindlmeier, CEO Roding Mobility bày tỏ lạc quan về tương lai của xe điện tại Việt Nam. “Trong khung khổ thỏa thuận hợp tác này, Roding Mobility sẽ hỗ trợ về chuyên môn qua các giai đoạn khác nhau của chu trình phát triển sản phẩm, bao gồm thiết kế, tuân thủ tiêu chuẩn, đánh giá nguồn cung và kỹ thuật sản xuất”, ông nói.

Ở lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Deutsche Bank (ngân hàng lớn nhất nước Đức), vào cuối tháng 5 năm nay, đã công bố kế hoạch đầu tư thêm 100 triệu USD vào chi nhánh tại TP.HCM, nâng tổng vốn đầu tư tại Việt Nam lên hơn 200 triệu USD. “Việc rót vốn này là minh chứng cho niềm tin của chúng tôi vào triển vọng tương lai của Việt Nam”, ông Alexander von zur Muehlen, CEO, thành viên HĐQT Deutsche Bank khu vực châu Á - Thái Bình Dương giải thích.

Là “cánh tay nối dài” phụ trách mảng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Đức (KfW), Quỹ DEG cũng thể hiện sự quan tâm đến Việt Nam thông qua dòng vốn gián tiếp. Tháng 2/2023, DEG đã chấp thuận đầu tư 18 triệu USD vào Quỹ Vertex Ventures - một quỹ đầu tư tập trung vào Đông Nam Á và Ấn Độ. Khoản đầu tư này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các start-up sáng tạo. Trước đó, DEG cam kết tài trợ 25 triệu USD cho Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) để nâng cao năng lực cấp nước.

Trang InternationalBanker nhận xét, Việt Nam đang thực hiện những bước tiến đáng kể hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp châu Âu như Siemens - một tập đoàn công nghệ công nghiệp có trụ sở tại Đức.

Bà Vũ Chi Mai, Trưởng hợp phần Năng lượng tái tạo, Dự án Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng, thuộc Chương trình Hỗ trợ năng lượng GIZ (ESP) của Đức chia sẻ, tổ chức này sẽ tiếp tục nghiên cứu về các công nghệ mới như hydro xanh và lưu trữ năng lượng. Tất cả các hoạt động này góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi năng lượng hiệu quả và bền vững của Việt Nam.

Ngoài ra, giảm dần nhiệt điện than cũng là một khía cạnh mới trong hợp tác giữa Đức và Việt Nam, với hai dự án khu vực về năng lượng sạch cho Đông Nam Á (CASE) và chuyển đổi năng lượng công bằng (IKI-JET).

Triển vọng tươi sáng đi cùng nhiều tiêu chuẩn khắt khe

Theo Báo cáo triển vọng kinh doanh toàn cầu AHK 2023 được công bố đầu tháng 7/2023, 91% các doanh nghiệp Đức có kế hoạch đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam, với 40% dự định tăng lực lượng lao động trong năm tới. Khoảng 88% số doanh nghiệp tham gia khảo sát bày tỏ tin tưởng vào tình hình kinh doanh lạc quan tại Việt Nam. Gần một nửa số doanh nghiệp Đức dự đoán sự tăng trưởng kinh tế ổn định tại quốc gia này, trong khi 21% tin rằng, tình hình kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều tín hiệu đáng mừng hơn

Ông Elmar Dutt, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đức (GBA) tại Việt Nam nhận thấy sự tăng lên đáng chú ý về số lượng công ty Đức tại Việt Nam, đặc biệt là đầu tư vào Đà Nẵng và khu vực lân cận. Hiện tại, Đức giữ vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam cũng trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Đức ở Đông Nam Á.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới sẽ được thúc đẩy bởi các hiệp định thương mại tự do, việc chuyển dịch chuỗi cung ứng đến Đông Nam Á và các khoản đầu tư xanh. Đặc biệt, các công ty Đức ưu tiên đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình, với những lựa chọn hàng đầu là Việt Nam, Malaysia và Thái Lan.

GS. Andreas Stoffers, Giám đốc quốc gia của Tổ chức FNF Việt Nam (có trụ sở tại Đức) tin tưởng, thông qua hợp tác với các quốc gia thuộc EU, bao gồm Đức, Việt Nam sẽ tiếp tục thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường quan hệ đối tác thương mại. Việt Nam có thể cải thiện vị thế của mình với tư cách là một đối tác kinh tế nhiều tiềm năng thông qua hợp tác với các quốc gia thuộc khối EU, đặc biệt là Đức.

“Đối với Việt Nam, vốn đầu tư từ các quốc gia EU như Đức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đa dạng hóa các đối tác kinh tế nước ngoài. Tuy nhiên, những nền kinh tế từ châu Âu đưa ra nhiều yêu cầu chặt chẽ đối với phía Việt Nam, đặc biệt là nâng cao cải thiện quy trình hành chính, tăng tính minh bạch, tính tuân thủ và nguồn nhân lực chất lượng cao”, GS. Stoffers chia sẻ.

Ngoài Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), GS. Stoffers cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - EU (EVIPA). EVIPA đưa ra các tiêu chuẩn chính xác, khắt khe hơn để bảo vệ những nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư tới từ Đức, bao gồm các quy định về không phân biệt đối xử, cam kết đối xử tự do và bình đẳng. Hiệp định này cũng cho phép nhà đầu tư hồi hương/chuyển tiền liên quan đến đầu tư, đền bù nhanh chóng và đầy đủ trong trường hợp bị sung công và một sự đảm bảo liên quan đến các nghĩa vụ hợp đồng và pháp lý.

Số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) cho thấy, từ ngày 1/1/2023 tới 20/6/2023, có 18 dự án mới được đăng ký đầu tư bởi doanh nghiệp tới từ Đức, với tổng vốn đăng ký cấp mới đạt 159,37 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái (đạt 34,03 triệu USD), tổng vốn đăng ký cấp mới tăng gấp 518%, phần nào thể hiện rõ niềm tin của nhà đầu tư Đức vào môi trường kinh doanh tiềm năng tại Việt Nam.

Theo baodautu.vn

Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, khu vực doanh nghiệp được xem là trụ cột giữ mạch tăng trưởng nhanh và bền vững.
Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Tăng trưởng GDP quý I đạt 6,93%, theo Cục Thống kê để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, 3 quý còn lại phải tăng trưởng hơn 8,3%.
Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu DLR của Công ty cổ phần Địa ốc Đà Lạt.
Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI trên thế giới đang vô cùng gay cấn, tuy nhiên Việt Nam chiếm được ưu thế, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những lợi thế vượt trội.
Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Mức tăng trưởng GRDP 8% năm 2025 với Hà Nội được Chính phủ giao không phải là cao so với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Việt Nam cần có các giải pháp để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng yêu cầu năng lựơng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Nhằm tăng đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất các giải pháp trọng tâm cần thực hiện.
Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mục tiêu này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tiền đề, cơ sở quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng kinh tế 2 con số là nhiệm vụ phấn đấu của Chính phủ ngay trong năm 2025, đây là mục tiêu rất thách thức đòi hỏi phải có giải pháp đột phá.
Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm 2024. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Với mức tăng trưởng trung bình 11% trong vòng 10 năm qua, thương mại đang được đánh giá là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ thời gian tới.
Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Được coi là hàng hóa đặc biệt, hiện thị trường carbon vẫn đang chờ khung pháp lý để sàn giao dịch tín chỉ carbon có thể đi vào vận hành thí điểm năm 2025.
Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Đường dây 500kV mạch đã trở thành hình mẫu về câu chuyện phòng, chống lãng phí trong đầu tư công, kịp thời đóng góp nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội.
Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Sáng ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8 -7% trong cả năm 2024 với cơ cấu tăng trưởng sẽ đến từ các yếu tố nội tại.
Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Để mang lại hiệu quả thiết thực, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và lãng phí.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Hơn 1,1 triệu thí sinh được tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 từ ngày 15/4 đến ngày 18/4 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Những trường THPT công lập nào tăng chỉ tiêu lớp 10?

Những trường THPT công lập nào tăng chỉ tiêu lớp 10?

Năm 2025, tổng chỉ tiêu vào lớp 10 công lập không chuyên và trường chuyên ở Hà Nội tăng 5.000 học sinh so năm ngoái, trong đó có đến 70 trường tăng chỉ tiêu.
Phiên bản di động