Đào tạo nhân lực cho ngành đường sắt: 'Chọn mặt gửi vàng'
Yêu cầu cấp bách
Ngành đường sắt Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải quốc gia, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội. Trong bối cảnh hiện đại hóa và mở rộng mạng lưới vận tải, một trong những yếu tố then chốt để ngành đường sắt phát triển bền vững chính là nguồn nhân lực chất lượng.
Nhận thức được tầm quan trọng, Chính phủ đã có nhiều chủ trương và chính sách để tăng cường đào tạo nhân lực cho ngành đường sắt, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập và công nghiệp hóa. Cụ thể, trong Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2021-2030 được Chính phủ Việt Nam phê duyệt theo Quyết định số 1637/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2021, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho việc xây dựng và phát triển ngành giao thông vận tải, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và ứng dụng công nghệ mới.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã và đang khuyến khích các chương trình hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực nhân lực ngành đường sắt. Một trong những chương trình đáng chú ý là hợp tác với Nhật Bản trong dự án xây dựng và vận hành tuyến đường sắt cao tốc, cũng như các chương trình đào tạo, chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và các quốc gia như Đức, Pháp và Nga.
![]() |
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu đẩy mạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân lực ngành đường sắt. Ảnh: MRB |
Thông qua các chương trình này, nhân lực ngành đường sắt Việt Nam có cơ hội học hỏi kinh nghiệm vận hành, bảo trì và áp dụng công nghệ tiên tiến, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả hệ thống đường sắt trong nước.
Theo các chuyên gia giao thông nhận định, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành giao thông và nhu cầu ngày càng cao đối với dịch vụ vận tải, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành đường sắt góp phần giúp ngành phát triển bền vững trong dài hạn.
Chia sẻ về vấn đề này với Báo Công Thương, chuyên gia giao thông đô thị TS. Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Giao thông vận tải cho rằng, phát triển nguồn nhân lực trong nước sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo ra một nền tảng vững chắc cho các dự án hạ tầng trong tương lai, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.
Cụ thể, việc hạn chế sử dụng nhân lực nước ngoài trong các dự án metro không chỉ giúp phát triển nguồn nhân lực trong nước mà còn giúp đảm bảo sự tự chủ và bền vững cho ngành vận tải công cộng, đặc biệt, tránh được tình trạng đội vốn, giảm chất lượng và chậm tiến độ. Theo đó, Nhà nước cần tin tưởng giao công việc cho người Việt nghiên cứu và xây dựng các tuyến metro “made in Vietnam".
"Chúng ta không nên quá phụ thuộc vào lực lượng lao động, chuyên gia nước ngoài. Nếu lạm dụng điều này, các dự án sẽ trở nên thiếu ổn định sau khi kết thúc, bởi vì đội ngũ lao động nước ngoài sẽ không tiếp tục làm việc lâu dài tại Việt Nam. Điều này có thể gây khó khăn trong việc duy trì và vận hành các hệ thống metro khi không có đủ nhân lực trong nước có đủ trình độ và kỹ năng để tiếp quản công việc", ông Thuỷ chia sẻ.
Cần chính sách thu hút nhân tài
Trước cơ hội rộng mở của ngành đường sắt đối với nguồn nhân lực nước nhà, vậy làm cách nào để thu hút nhân tài cho ngành? Về vấn đề này, theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy: "Nhà nước cần có chính sách rõ ràng để thu hút nguồn nhân lực, "tránh tình trạng cho nhân tài đi ra nước ngoài học việc xong không về cống hiến cho đất nước, đặc biệt, việc đào tạo cần đúng ngành, đúng nghề, đúng người".
"Các chuyên gia cần được hưởng những đãi ngộ vật chất và cơ chế độ lương hợp lý để có thể cống hiến hiệu quả cho sự phát triển của ngành. Đồng thời, chính sách đối với cán bộ khoa học kỹ thuật phải rõ ràng, dứt khoát, nếu không họ sẽ tìm kiếm cơ hội ra nước ngoài làm việc", chuyên gia Nguyễn Xuân Thuỷ nói.
Đặc biệt, vị chuyên gia này cũng chỉ ra, ngoài gỡ khó từ cơ chế, để đảm bảo thực hiện được các dự án metro hiệu quả phải lựa chọn kỹ càng đội ngũ nhân tài để “chọn mặt gửi vàng”. Bởi nguồn nhân lực chất lượng vẫn là yếu tố then chốt.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các dự án đường sắt trong thời gian tới, mới đây, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị, cơ quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, sẵn sàng tiếp nhận và đáp ứng yêu cầu triển khai các dự án đường sắt.
Đặc biệt, các cơ sở đào tạo cần tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và các đơn vị nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài nước để xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu về đường sắt. Trong đó, ưu tiên đào tạo đội ngũ nhân lực phục vụ Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các dự án đường sắt đô thị và đường sắt quốc gia theo quy hoạch và kế hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đã được phê duyệt.
Để đạt được mục tiêu xây dựng mạng lưới đường sắt hiện đại, Bộ Giao thông vận tải giao Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện Đề án phát triển nguồn nhân lực đường sắt giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 28/2/2025.
Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2025 của Cục Đường sắt Việt Nam diễn ra vào cuối tháng 12/2024, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh, việc đào tạo nhân lực cần được chú trọng, không chỉ đối với các dự án đường sắt tốc độ cao mà còn đối với các tuyến đường sắt đô thị và các tuyến đường sắt kết nối quan trọng khác. Chỉ khi chuẩn bị tốt về mặt nhân lực, công nghệ và các quy chuẩn, các dự án mới có thể đi vào hoạt động hiệu quả và an toàn. |
Tin mới cập nhật

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung
Tin khác

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Thủ tướng: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
