Công nghệ "xanh" trong công nghiệp khai khoáng
Công nghiệp khai khoáng: Chú trọng đổi mới công nghệ Hơn 160 doanh nghiệp tham gia triển lãm công nghiệp khai khoáng 2016 |
![]() |
Cán bộ, công nhân Công ty cổ phần Than Vàng Danh (Vinacomin) kiểm tra hoạt động của máy đào lò EBH-45. (Ảnh HOÀNG YẾN) |
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngành than đã tích cực nghiên cứu và ứng dụng phần mềm tin học vào một số khâu của dây chuyền sản xuất. Sự chủ động này mang lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh, là một bước tiến nhanh hơn đến mục tiêu chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Ngọc Cơ, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam cho rằng, song song với tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp, Tập đoàn đẩy mạnh chương trình cơ giới, tự động hóa, tin học hóa sâu rộng trong tập đoàn; đầu tư mở rộng sản xuất; tập trung vốn đầu tư cho các dự án mỏ hầm lò mới; cải tạo, nâng cấp các mỏ hiện có. Ðể phát triển bền vững, thời gian tới, Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ, tạo đột phá trong ứng dụng các tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất và quản trị. Mục tiêu là chuyển đổi hoạt động của đơn vị theo cơ chế thị trường, có nền quản trị tiên tiến, công nghệ phát triển, năng suất lao động cao, môi trường và điều kiện làm việc hài hòa, thân thiện.
Ðể áp dụng tin học hóa vào công tác quản lý nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả làm việc, đáp ứng yêu cầu sản xuất, tăng năng suất lao động, năm 2021, Công ty cổ phần Than Ðèo Nai (Vinacomin) đã đưa phần mềm ghi biểu, thống kê chuyến trực tuyến trên Google Sheets vào thực hiện thay thế biểu giấy "Biểu ghi chuyến theo giờ của máy xúc".
Anh Phạm Văn Luân, Phòng Ðiều khiển sản xuất, Công ty cổ phần Than Ðèo Nai, tác giả phần mềm chia sẻ: Phần mềm này đã nâng cao công tác quản lý, phục vụ tốt công tác điều hành sản xuất, bảo đảm công tác an toàn, tiết kiệm được nhiên liệu khi ô-tô không phải dừng, đỗ để ký xác nhận chuyến cuối ca; tiết kiệm được chi phí điện thoại báo chuyến cho cán bộ cuối ca. Dự kiến phần mềm tiết kiệm chi phí cho đơn vị khoảng một tỷ đồng/năm.
Nhu cầu về khoáng sản của thị trường trong và ngoài nước đang ngày càng tăng, do đó cần phát triển công tác thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản một cách có hệ thống phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự hỗ trợ từ rô-bốt vào hoạt động khai thác của con người đã và đang mang lại nhiều ứng dụng hiệu quả, đặc biệt trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt, độc hại. Ðặc biệt là rô-bốt vượt địa hình ra đời nhằm hỗ trợ con người trong thu thập thông tin, do thám và khắc phục sự cố, thảm họa.
Một trong các ứng dụng nổi bật của rô-bốt vượt địa hình là hỗ trợ công nhân hầm mỏ di chuyển, tìm kiếm, hỗ trợ cứu nạn trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Khi thiết kế rô-bốt phải thỏa mãn một số yêu cầu đặc biệt bên cạnh các yêu cầu đáp ứng của các rô-bốt truyền thống, như: khả năng nhận, truyền tín hiệu từ xa, mang đến cho con người thông tin có được trong hầm mỏ, địa hình khai thác; cung cấp thông tin cơ bản về nguyên vật liệu tìm thấy trong hầm mỏ...
Ứng dụng phần mềm quản lý bảo trì thiết bị cũng có vai trò quan trọng vận hành hoạt động của các doanh nghiệp khai khoáng, nhất là bảo đảm thiết bị vận hành trơn tru, hiệu quả; giảm tình trạng máy móc hỏng đột ngột; lên lịch bảo trì, bảo dưỡng tự động cho máy móc; lãnh đạo, quản lý cũng sẽ lên kế hoạch mua sắm máy móc đúng thời điểm để bảo đảm công việc không bị gián đoạn; tăng năng suất của máy móc.
Theo Phó Tổng cục trưởng Ðịa chất và Khoáng sản Việt Nam Nguyễn Văn Nguyên, Cục đang được giao thực hiện các nhiệm vụ điều tra để từng bước làm rõ tổng thể các nguồn tài nguyên địa chất và khoáng sản. Bởi vậy, áp dụng phương pháp kỹ thuật hiện đại và tiên tiến trong nghiên cứu địa chất và khoáng sản rất cần thiết. Thời gian tới, ngành địa chất và khoáng sản cần tiếp tục đẩy mạnh đưa công nghệ hiện đại vào công tác điều tra cơ bản địa chất và khoáng sản, cũng như trong kỹ thuật thăm dò và chế biến khoáng sản.
Tin mới cập nhật

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Quý I/2025: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,8%, cao nhất trong 5 năm

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao tháng 1/2025

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Lạng Sơn: Sản xuất công nghiệp vượt khó, tiếp tục ổn định

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
Tin khác

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Phát triển ngành công nghiệp ô tô bền vững: Cần tính toán đến kế sách lâu dài

Lý do sản xuất linh kiện điện tử của Vĩnh Phúc tăng gần 20%

Hiệp hội Xi măng "kêu cứu" Thủ tướng vì sản lượng sụt giảm

Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam

Ngành cao su xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu

Đồng bộ nhiều giải pháp tạo lực đẩy cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
