Cơ chế room tín dụng cần linh hoạt hơn

Đặt vấn đề nới room tín dụng năm là quá muộn khi chỉ còn hơn tháng nữa là hết năm và vẫn còn hơn 2% room tín dụng chưa giải ngân.

Tuy vậy, bất cập trong phân bổ room tín dụng năm nay cho thấy, Ngân hàng Nhà nước cần điều hành room tín dụng linh hoạt hơn trong năm 2023.

Nới room tín dụng có giải được cơn khát vốn?

Một số chuyên gia, doanh nghiệp đang đề nghị nới room tín dụng cho thời gian còn lại của năm 2022 do tình trạng cạn kiệt nguồn vốn đã đến cực điểm. TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng nới thêm room tín dụng 1-2% trong 2 tháng cuối năm để tạo đà cho năm tới, nếu không nền kinh tế sẽ gãy đà tăng trưởng.

Cơ chế room tín dụng cần linh hoạt hơn
Hầu hết ngân hàng thiếu vốn cho vay do khó huy động vốn trên thị trường. Ảnh: Đức Thanh

Tuy vậy, trao đổi với phóng viên tại Talk show “Gỡ nghẽn dòng tiền” do Báo Đầu tư tổ chức cuối tuần qua, TS. Trần Minh Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán Smart Invest (AAS) cho rằng, nới room tín dụng thời điểm này không phải là giải pháp.

“Khó khăn trong việc tiếp cận vốn không còn nằm ở room tín dụng, bởi chỉ còn gần 2 tháng là hết năm 2022, mà vẫn còn 2% và nới room tín dụng hơn nữa, thì việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp liệu có kịp không?”, TS. Tuấn đặt câu hỏi.

Trên thực tế, dù room tín dụng vẫn còn khoảng 2% chưa giải ngân hết, song các ngân hàng đang trong thế kẹt. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng trên thị trường đã có tỷ lệ cho vay/huy động tại thị trường 1 vượt mức 90%, thậm chí không ít ngân hàng vượt 100%, nghĩa là số tiền ngân hàng cho vay đã vượt quá cả số vốn huy động.

Tình trạng căng thẳng nguồn vốn của hệ thống là rất dễ hiểu khi tín dụng 10 tháng tăng 11,5%, nhưng huy động vốn chỉ tăng 4,8%. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng cho biết, hiện nay, dư nợ cho vay và tổng huy động gần như tương đương nhau, các ngân hàng đang rất khó khăn về hệ số an toàn vốn.

“Ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước có nới thêm room tín dụng, thì ngân hàng thương mại cũng không đủ vốn để cho vay thêm”, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết.

Chính vì vậy, thừa nhận room tín dụng hạn hẹp là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp khô cạn dòng vốn, song các chuyên gia cho rằng, chìa khóa giải tình trạng tắc nghẽn vốn trên thị trường nếu nhắm vào tín dụng là chưa chuẩn.

“Phải nhìn nhận rất thực tế rằng, chúng ta khó khăn trong việc tiếp cận vốn là do khó khăn từ thị trường trái phiếu bị tê liệt. Do đó, để gỡ nghẽn cho nền kinh tế, phải tập trung gỡ nghẽn cho thị trường trái phiếu”, TS. Trần Minh Tuấn nhận định.

Mặc dù tín dung không phải là tội đồ gây nghẽn vốn của nền kinh tế, song nhiều chuyên gia cho rằng, cơ chế điều hành room tín dụng năm nay cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập và nhà điều hành cần rút kinh nghiệm. Tình trạng tín dụng tăng phi mã trong nửa đầu năm (có thời điểm tăng 17% so với cùng kỳ) sau đó gần như đóng băng trong nửa cuối năm khiến nhiều doanh nghiệp vỡ kế hoạch kinh doanh.

Cơ chế điều hành room tín dụng cần linh hoạt hơn

Theo TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, những tháng đầu năm nay, tín dụng tăng rất mạnh do nhu cầu phục hồi kinh tế. Room tín dụng dự kiến cả năm khoảng 14%, nhưng có những thời điểm, tốc độ tăng room tín dụng lên tới 17% so với cùng kỳ. Trong những thời điểm đó, tổng cung tiền lại chỉ tăng 5-6%, khiến thanh khoản của không ít ngân hàng gặp nhiều khó khăn, buộc phải tăng lãi suất đầu vào.

Trong dài hạn, chúng ta nên bỏ room tín dụng. Trước mắt, tôi tán thành quan điểm cho rằng, điều hành room tín dụng thời gian tới cần linh hoạt hơn. Theo tôi biết, ngân hàng Nhà nước cũng đang xem xét vấn đề này, bên cạnh việc đưa ra những tiêu chí để xác định room tín dụng cho mỗi tổ chức tín dụng. Chính phủ đang triển khai các giải pháp gỡ khó từ tổng thể dòng tiền gắn 3 yếu tố: ổn định vĩ mô; an toàn hệ thống tài chính ngân hàng; phục hồi, gỡ khó cho sản xuất - kinh doanh.

- TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế

Tất nhiên, cung tiền khan hiếm của nền kinh tế không chỉ do tín dụng tăng, mà còn do nhiều yếu tố khác, như giải ngân vốn đầu tư công chậm, thị trường trái phiếu, bất động sản khó khăn… Ngoài ra, tín dụng tăng nhanh nửa đầu năm sau đó hãm phanh đột ngột cũng đòi hỏi nhà điều hành rút kinh nghiệm.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, thay vì phân chia room tín dụng, Ngân hàng Nhà nước nên giao hẳn chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng ngay từ đầu năm để ngân hàng và doanh nghiệp chủ động kế hoạch kinh doanh.

Việc Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng lắt nhắt nhiều lần làm một số tổ chức tín dụng nảy sinh tâm lý kỳ vọng, thậm chí chạy đua tăng tốc tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm để “ép” nhà điều hành phải nới room trong những tháng cuối năm.

“Nếu Ngân hàng Nhà nước vẫn coi room tín dụng là công cụ tốt để kiểm soát dòng tiền, thì có thể giao ngay từ đầu năm trên cơ sở ưu tiên sức khỏe của từng ngân hàng cũng như ưu tiên từng lĩnh vực cấp tín dụng. Tuy vậy, nếu siết chặt các tỷ lệ an toàn vốn, tôi cho rằng, việc nới room, thậm chí là bỏ room tín dụng cũng không đáng ngại”, một chuyên gia kinh tế nhận định.

Ngoài ra, theo TS. Trần Minh Tuấn, Ngân hàng Nhà nước không nên bó cứng room tín dụng cho toàn ngành, mà chỉ nên quy định room ở một số nhóm ngành có tính đầu cơ cao, nhất là cho vay đầu tư chứng khoán. Riêng với tín dụng bất động sản, chỉ nên quy định trần với phân khúc có tính đầu cơ cao (như cho vay mua đất nền) và không nên bó room với phân khúc phục vụ nhà ở thật, nhà ở xã hội…

Tin mới cập nhật

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Các ngân hàng đang đẩy mạnh dịch vụ cho vay trực tuyến, giờ đây nộp hồ sơ, xét duyệt, giải ngân, người vay đều không cần tới phòng giao dịch.
Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Sau hơn 3 tháng triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%, số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm trên 70%.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết như thanh tra để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới.
Một số diễn biến mới tại cổ phiếu của ACB

Một số diễn biến mới tại cổ phiếu của ACB

Sau khi ACB công bố danh sách các cổ đông nắm giữ trên 1% vốn, khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng có sự thay đổi chủ
Bac A Bank gửi ngàn quà tặng cực chất tri ân chủ thẻ tín dụng nhân dịp mừng sinh nhật 30 năm

Bac A Bank gửi ngàn quà tặng cực chất tri ân chủ thẻ tín dụng nhân dịp mừng sinh nhật 30 năm

Mở thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK MasterCard, khách hàng tận hưởng nhiều quà tang cực chat và thiết thực nhân dịp BAC A BANK đón tuổi 30
Bac A Bank: Khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bac A Bank: Khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bac A Bank hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Kita Invest: Gánh khối nợ khổng lồ, khả năng trả nợ yếu vẫn được rót vốn

Kita Invest: Gánh khối nợ khổng lồ, khả năng trả nợ yếu vẫn được rót vốn

Dù gánh khối nợ khổng lồ, chiếm 92,1% tổng tài sản và rơi vào tình cảnh khả năng trả nợ yếu nhưng Kita Invest vẫn được rót vốn.
Bị kết luận vi phạm khi cho HSTC vay, VietABank vẫn rót tiền

Bị kết luận vi phạm khi cho HSTC vay, VietABank vẫn rót tiền

Giữa năm 2023, VietABank bị kết luận vi phạm khi cho HSTC vay nhưng tới cuối năm 2023, VAB tiếp tục rót tiền cho HSTC, tài sản đảm bảo vẫn là dự án La Phù.
ABBANK xây dựng các giải pháp chuyên biệt, miễn phí, giảm lãi vay cho các doanh nghiệp

ABBANK xây dựng các giải pháp chuyên biệt, miễn phí, giảm lãi vay cho các doanh nghiệp

Từ nay cho đến hết 31/12/2024, ABBANK triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt "X2 Lợi Ích - Vững Bước Thành Công" dành cho các doanh nghiệp.
Lãi suất vay mua nhà giảm sâu: Cơ hội cho người dân sở hữu nhà ở?

Lãi suất vay mua nhà giảm sâu: Cơ hội cho người dân sở hữu nhà ở?

Nhiều ngân hàng đang triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất vay mua nhà hấp dẫn, chỉ từ 5,5%/năm, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng sở hữu nhà ở.

Tin khác

Thí điểm lập sàn mua bán tín chỉ vàng: Chuyên gia nói gì?

Thí điểm lập sàn mua bán tín chỉ vàng: Chuyên gia nói gì?

Sau loạt biện pháp bình ổn giá của Ngân hàng Nhà nước, các chuyên gia vẫn bày tỏ lo ngại, cần có thêm các giải pháp dài hạn khác để ổn định thị trường vàng.
Có thể bạn quan tâm: Giao dịch trực tuyến nào không cần xác thực sinh trắc học?

Có thể bạn quan tâm: Giao dịch trực tuyến nào không cần xác thực sinh trắc học?

Bên cạnh những giao dịch trực tuyến bắt buộc phải xác thực bằng sinh trắc học từ 1/7, có nhiều giao dịch khác hoàn toàn không cần thiết phải dùng sinh trắc học.
Xác thực sinh trắc học có ảnh hưởng quá lớn đến các giao dịch thanh toán của người dùng?

Xác thực sinh trắc học có ảnh hưởng quá lớn đến các giao dịch thanh toán của người dùng?

Từ 1/7, khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên sẽ phải xác thực bằng một trong các phương thức sinh trắc học.
Gửi 2.000 tỷ đồng ngân hàng được hưởng lãi suất bao nhiêu?

Gửi 2.000 tỷ đồng ngân hàng được hưởng lãi suất bao nhiêu?

Khi khách hàng gửi 2.000 tỷ đồng vào ngân hàng PVCombank sẽ được hưởng mức lãi suất đặc biệt lên đến 9,5%/năm - cao nhất trên thị trường hiện nay.
Xác thực sinh trắc học bắt buộc từ 1/7: Cách thực hiện như thế nào?

Xác thực sinh trắc học bắt buộc từ 1/7: Cách thực hiện như thế nào?

Từ ngày 1/7/2024, khách hàng muốn chuyển tiền trên 10 triệu đồng hoặc lũy kế trên 20 triệu đồng/ngày bắt buộc phải xác thực sinh trắc học.
Trái phiếu doanh nghiệp được các ngân hàng đẩy mạnh trở lại

Trái phiếu doanh nghiệp được các ngân hàng đẩy mạnh trở lại

Tháng 4/2024, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ghi nhận giá trị phát hành lớn nhất từ đầu năm với 2 nhóm phát hành chính là bất động sản và ngân hàng
Hướng đi nào để các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam phát triển?

Hướng đi nào để các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam phát triển?

Việt Nam đã hình thành được các doanh nghiệp mới, tăng trưởng cao song năng suất của các doanh nghiệp còn thấp - chuyên gia của Ngân hàng thế giới đánh giá.
Lộ diện 4 ngân hàng có lãi tiền gửi cao nhất tháng 5, quán quân thuộc về OCB với 5,9%/năm

Lộ diện 4 ngân hàng có lãi tiền gửi cao nhất tháng 5, quán quân thuộc về OCB với 5,9%/năm

Tính đến hôm nay (7/5), có thêm 13 ngân hàng nhập cuộc tăng lãi suất huy động. Ngược lại, không có nhà băng nào giảm lãi suất từ đầu tháng tới nay.
Hai nửa sáng tối trong bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng

Hai nửa sáng tối trong bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng

Hết quý I, nhiều nhà băng ghi nhận tăng trưởng mạnh lên tới 84%, bên cạnh đó một vài ngân hàng cũng công bố kết quả kinh doanh sụt giảm.
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Viet Research phối hợp với Báo Đầu tư công bố Top 10 Most Innovative Enterprises (Top 10 Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả - VIE 10).
Xem thêm

Đọc nhiều

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước biến động liên tục. Đồng USD cao và nhu cầu yếu tiếp tục làm giảm giá hồ tiêu trên toàn cầu.
Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Khi thi công con đường vào thuỷ điện Nước Chè (xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), một núi đá đĩa ẩn trong đất phát lộ.
Đà tăng của giá hồ tiêu vẫn còn nhiều cơ hội?

Đà tăng của giá hồ tiêu vẫn còn nhiều cơ hội?

Theo dự báo vụ thu hoạch hồ tiêu ở Việt Nam có thể bị trễ một tháng, dẫn đến nguồn cung bị chậm lại, tạo cơ hội cho giá hồ tiêu tiếp tục tăng.
Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư cần nắm giữ các cổ phiếu đang đem lại lợi nhuận tốt như bán lẻ, phân đạm-hóa chất, công nghệ-viễn thông,...
Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn mới về thủ tục nộp thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố trong năm 2025.
Nhận định chứng khoán 26/11: Thị trường phân hoá tích cực

Nhận định chứng khoán 26/11: Thị trường phân hoá tích cực

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi và tiến lên mức 1.240-1.250 điểm trong các phiên tới.
Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế vừa có công văn 285/TCT-TVQT yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh quản lý tem điện tử trên ứng dụng tem điện tử.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt biệt đối với nước giải khát có đường vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp.
Nhu cầu tiêu thụ giảm tạo áp lực lên giá hồ tiêu?

Nhu cầu tiêu thụ giảm tạo áp lực lên giá hồ tiêu?

Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu tại các thị trường lớn đang có dấu hiệu chững lại do các nhà đầu tư đang chuyển hướng vào cà phê.
Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Malaysia hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đạt gần 12 tỷ USD.
Phiên bản di động