Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nhấn trong quan hệ Việt Nam - Lào

Những kết quả tốt đẹp trong chuyến thăm chính thức Lào của Thủ tướng Phạm Minh Chính trở thành bản lề cho một giai đoạn mới của quan hệ song phương Việt - Lào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone từ ngày 11-12/1.

Khép lại thành công “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022”

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (5/9/1962-5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào (18/7/1977 - 18/7/2022).

Bộ trưởng nhắc lại, đầu năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Lào đã thăm chính thức Việt Nam và cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ khai mạc trọng thể “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào Việt Nam 2022”. Ngay sau đó, hai bên đã phối hợp tổ chức thành công hàng trăm hoạt động kỷ niệm phong phú, sinh động trong suốt năm 2022. Đặc biệt, điểm nhấn của Năm Đoàn kết Hữu nghị là buổi Lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức tại thủ đô mỗi nước ngày 18/7/2022, với việc Tổng Bí thư hai nước đã có bài phát biểu rất quan trọng và sâu sắc về truyền thống quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cùng các đại biểu tại Lễ tổng kết Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cùng các đại biểu tại Lễ tổng kết Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022

Các hoạt động phong phú, đa dạng và rất ý nghĩa kể trên đã góp phần lan tỏa rộng rãi và giúp các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hai nước thấu hiểu và thấm nhuần sâu sắc hơn về sự gắn kết lịch sử giữa hai dân tộc, nhất là hành trình 60 năm từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, cùng nhau vượt qua bao khó khăn gian khổ, chia ngọt sẻ bùi, sẵn sàng vì nhau mà hy sinh xương máu, không ngừng chung tay vun đắp cho tình đoàn kết đặc biệt, chí nghĩa, chí tình, “có một không hai” trên thế giới - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Trong chuyến thăm chính thức Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lần này, Thủ tướng hai nước đã cùng dự lễ bế mạc trọng thể Năm Đoàn kết Hữu nghị 2022, với sự tham dự của 200 đại biểu gồm lãnh đạo, cán bộ và đại diện các tầng lớp nhân dân Lào, được truyền hình trực tiếp trên các phương tiện truyền thông của nước Bạn.

Bộ trưởng đánh giá, thành công của “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022” là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ đặc biệt giữa hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2023 và những năm tới, cả về chiều rộng và chiều sâu, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Chuyến thăm chính thức nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thành công tốt đẹp, góp phần triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội XIII, coi trọng phát triển quan hệ với các nước láng giềng và ASEAN, trong đó có dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ đặc biệt với Lào.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định, đây là chuyến thăm chính thức Lào đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đánh dấu việc khép lại thành công “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022”. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng là Lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên thăm Lào trong năm 2023 và đối tác nước ngoài đầu tiên đồng chí Sonexay Siphandone chủ trì đón sau khi nhậm chức Thủ tướng Lào. Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào lần này cũng là kỳ họp đầu tiên được tổ chức trở lại tại Lào sau 4 năm liên tiếp diễn ra tại Việt Nam.

Bộ trưởng khái quát lại, với lịch trình làm việc dày đặc gồm gần 20 hoạt động trong khoảng 30 tiếng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng; chào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; hội kiến Chủ tịch Quốc hội; tiếp Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào; thăm các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào; họp báo bế mạc “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022”; đồng chủ trì Kỳ họp 45 Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Lào; tham dự và phát biểu tại Hội nghị đầu tư Việt - Lào. Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cũng có các hoạt động với các đối tác Lào để trao đổi các nội dung hợp tác cụ thể.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì kỳ họp thứ 45 Ủy ban liên chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào ngày 12/1
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì kỳ họp thứ 45 Ủy ban liên chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào ngày 12/1

Đánh giá về chuyến thăm này, Đại sứ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang cho biết, “cá nhân tôi đặc biệt ấn tượng với diễn văn tại Lễ kỷ niệm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong đó khẳng định Việt Nam và Lào không chỉ là hai nước láng giềng, mà là "hai nước anh em, đồng chí". Tôi cũng vô cùng xúc động khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thoongloun Sisoulith nhấn mạnh trong bài diễn văn rằng: “Đảng-Nhà nước và nhân dân Lào luôn kiên quyết và sẽ cùng với các đồng chí Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống làm cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam mãi mãi trường tồn, tăng cường và nâng cấp sự hợp tác trong các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho người dân hai nước”.

Sự quyết tâm đồng lòng của các cấp lãnh đạo cũng như tình cảm hữu nghị thuỷ chung trong sáng đặc biệt hiếm có của nhân dân hai nước thể hiện qua nhiều hoạt động sôi nổi trong năm qua đã góp phần làm nên thành công của Năm Đoàn kết Hữu nghị Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào 2022. Hy vọng rằng không khí đậm đà tình nghĩa Lào - Việt Nam này không dừng lại ở năm 2022 mà sẽ được tiếp tục duy trì và phát huy trong những năm tiếp theo - Đại sứ Sengphet Houngboungnuang cho hay.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác 2 nước trên các lĩnh vực

Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã ký kết 10 văn kiện hợp tác nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước trên các lĩnh vực ngoại giao kinh tế, đối tác số, tương trợ tư pháp dân sự, giáo dục - đào tạo, tài chính – ngân hàng, y tế, giao thông đường thủy và hợp tác bồi dưỡng cán bộ đối ngoại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ về cơ chế tham vấn Ngoại giao kinh tế giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ ngoại giao Lào
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ về cơ chế tham vấn Ngoại giao kinh tế giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ ngoại giao Lào

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, chuyến thăm đã đạt được những kết quả rất toàn diện, thực chất và cụ thể, thể hiện ở 5 điểm. Thứ nhất, chuyến thăm đã khép lại thành công Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022. Các hoạt động và nội dung của chuyến thăm đã khẳng định quyết tâm cao của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt-Lào. Chuyến thăm cũng góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đồng chí, anh em thân tình giữa Lãnh đạo Cấp cao hai nước.

Thứ hai, điểm nhấn của chuyến thăm là buổi Lễ bế mạc “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022” do hai Thủ tướng chủ trì với sự tham dự của các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và đông đảo đại diện các tầng lớp nhân dân Lào. Đây sự kiện quan trọng, tổng kết một năm thành công rực rỡ của quan hệ đặc biệt Việt-Lào.

Thứ ba, trong chuyến thăm, hai bên đã thống nhất nhiều phương hướng, biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác song phương trong thời gian tới, giúp hiện thực hóa các định hướng lớn và các thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước. Theo đó, hai bên nhất trí duy trì quan hệ chính trị gắn bó và tin cậy giữa hai Đảng, hai nước; không ngừng đưa hợp tác trong các lĩnh vực trụ cột là an ninh và quốc phòng đi vào chiều sâu; quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế với trọng tâm là tiếp tục hỗ trợ nhau phục hồi kinh tế sau đại dịch; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả.

Hai bên nhất trí tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế, cả về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm nhằm mở rộng không gian hợp tác và phát triển. Hai bên cũng nhất trí không ngừng nâng cao chất lượng hợp tác giáo dục đào tạo, tư pháp, khoa học công nghệ, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương, nhất là các tỉnh giáp biên.

Thứ tư, tại Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào, hai bên nhất trí tiếp tục phát huy hiệu quả của các dự án hợp tác song phương đã được triển khai thành công trong năm 2022; cùng đề ra các biện pháp cụ thể tháo gỡ các vướng mắc, đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm khác nhằm tạo những xung lực mới giúp quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển hiệu quả và thực chất.

Thứ năm, hai bên khẳng định quyết tâm tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế, nhất là tại Liên hợp quốc, ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng. Dịp này, hai Thủ tướng nhất trí giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, phối hợp duy trì lập trường chung của ASEAN trong các vấn đề chiến lược, trong đó có vấn đề Biển Đông. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh sẵn sàng hỗ trợ Lào đảm nhận thành công các trọng trách quốc tế trong thời gian tới, trong đó có vai trò Chủ tịch ASEAN/AIPA vào năm 2024.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định, với những kết quả như trên, chuyến thăm chính thức Lào và đồng chủ trì Kỳ họp 45 Ủy ban liên chính phủ Việt Nam-Lào của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào những ngày đầu của năm 2023 đã thành công hết sức tốt đẹp, góp phần tạo xung lực mới cho mối quan hệ hợp tác đặc biệt Việt Nam-Lào, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Theo Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang, những kết quả tốt đẹp trong chuyến thăm chính thức Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ trở thành bản lề cho một giai đoạn mới của quan hệ song phương hợp tác chặt chẽ hơn, gắn bó bền chặt hơn, hướng tới sự thịnh vượng cho nhân dân hai nước.
Hà Hương

Tin mới cập nhật

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Canada là thị trường khó tính, nhưng nhờ tuân thủ các quy định và có chiến lược phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập thị trường này.

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp Việt cần đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, phát triển nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn xa.
Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việc Việt Nam và Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện là kết quả của nhiều năm hợp tác sâu sắc trên nhiều lĩnh vực.
Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam đạt 124 triệu USD, tăng 206,2%, chiếm 32,8% tổng nhập khẩu từ ASEAN và chiếm 2,2% tổng nhập khẩu với thế giới.
Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải vượt qua nhiều thách thức để có thể đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản khác năm 2025 đạt hơn 18 tỷ USD.
Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 10 quốc gia: Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Pháp, Malaysia và New Zealand.
Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Nhằm tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất, Cục Hóa chất – Bộ Công Thương đang tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm.
Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tiếp tục là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam năm vừa qua.
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Năm 2024, vốn đăng ký đầu tư từ Việt Nam sang Lào là 191,1 triệu USD, tăng 62,1% so với năm 2023, tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 33,9%.
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia đạt khoảng 10 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu ước đạt 5 tỷ USD sang thị trường này.

Tin khác

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều hơn cơ hội thâm nhập vào thị trường New Zealand nếu chú trọng đến sản xuất theo tiêu chuẩn xanh và phát triển bền vững.
Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Các hiệp định thương mại tự do góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, trở thành trợ lực, là đòn bẩy cho quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Công tác xây dựng, thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam đã có sự phối hợp tích cực, hiệu quả của nhiều cơ quan, tổ chức nước ngoài.
Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Dệt may được nhận định còn khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu nếu tận dụng tốt hơn nữa FTA nhưng làm thế nào để khai thác vẫn là câu chuyện đáng bàn.
Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Theo chuyên gia, việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, đột phá và sẽ là ‘làn gió mới’ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA.
Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Tổng cục Hải quan tăng cường thu thập thông tin về cách thức, thủ đoạn buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý trên tuyến chuyển phát nhanh, bưu điện quốc tế…
Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Dù ứng cử viên nào trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47, Việt Nam cũng cần có những kịch bản kinh tế mang tính thích nghi cao với những bất định của tình hình.
Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Việc tham gia vào Hệ sinh thái tận dụng các FTA sẽ là chìa khóa “vàng” để doanh nghiệp trong ngành cà phê tại Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, vươn ra thế giới.
Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Để sản phẩm Thương hiệu Quốc gia vươn xa, cần tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp tạo chuỗi sản xuất kinh doanh với những sản phẩm mang giá trị thuần Việt.
Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức vừa công bố những bước tiến đạt được trong quý II năm 2024, nhấn mạnh sự mở rộng hoạt động của các thành viên tại Việt Nam.

Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Du lịch sinh thái cộng đồng tại Thanh Hóa đang dần khẳng định thương hiệu với hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan miền núi hoang sơ và giàu tiềm năng khai thác.
Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các trung tâm thương mại, siêu thị Hà Nội đông đúc người dân đến mua sắm, vui chơi và tận hưởng các chương trình ưu đãi.
Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Sức mua tại các chợ phục vụ du lịch, các cửa hàng đặc sản, quà lưu niệm du lịch tại thành phố Đà Nẵng tăng mạnh trong dịp lễ 30/4 - 1/5.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
Phiên bản di động