Chủ tịch nước chủ trì Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tối 31/8, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân chủ trì Lễ kỷ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2023).
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự lễ đăng quang của Nhà vua Charles III

Đến dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Tô Lâm, Bộ trưởng Công an; Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm

Cùng dự có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ; các nhà khoa học, các nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, thanh niên tiêu biểu trong cả nước.

Về phía đại biểu quốc tế có ông Saadi Salama, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nhà nước Palestine tại Việt Nam, Trưởng đoàn Ngoại giao; các đại sứ, đại biện, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội cùng phu nhân, phu quân.

Chủ tịch nước chủ trì Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ảnh 2.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ tại lễ kỷ niệm - Ảnh: TTXVN

Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trình bày diễn văn tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể dân tộc Việt Nam triệu người như một đã vùng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những trang sử vàng chói lọi nhất của dân tộc Việt Nam, khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, mở ra bước ngoặt vĩ đại, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Nhắc lại sự kiện ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và tuyên bố với thế giới rằng "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy", Chủ tịch nước nhấn mạnh: Từ mùa thu Cách mạng năm 1945, với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, dân tộc Việt Nam đã kiên cường, anh dũng trải qua nhiều cuộc trường chinh vô cùng gian khổ, ác liệt, với sự hy sinh của hàng triệu người con ưu tú để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bước vào thời kỳ đổi mới, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, một lần nữa nhân dân Việt Nam lại bước vào cuộc chiến đấu đầy gian khó để xóa đói, giảm nghèo, lạc hậu và đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Chính trị-xã hội ổn định. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. An sinh xã hội được bảo đảm. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.

Từ một đất nước không có tên trên bản đồ thế giới, đến hôm nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia; đã vươn lên, trở thành một nền kinh tế năng động hàng đầu ở châu Á-Thái Bình Dương, một mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế, hiệp định thương mại tự do, chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu. Việt Nam là đất nước của hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, là điểm đến tươi đẹp, an toàn, thân thiện, giàu lòng mến khách.

Chủ tịch nước và Phu nhân chủ trì Chương trình kỷ niệm 78 năm Quốc khánh 2/9 - Ảnh 3.
Ông Saadi Salama, Đại sứ Palestine tại Việt Nam, Trưởng đoàn Ngoại giao phát biểu - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước nêu rõ: Tài sản vô giá, sức mạnh to lớn để nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh chính là tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí kiên cường và lòng quả cảm, tinh thần quyết tâm, tự lực, tự cường, khát vọng mãnh liệt vì độc lập, tự do, hòa bình, hạnh phúc. Các giá trị cao đẹp ấy được hun đúc, bồi đắp, giữ gìn và phát huy qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định: Việt Nam kiên trì phấn đấu thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn.

Trên con đường hiện thực hóa khát vọng trở thành một quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, phải tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kiên trì đẩy mạnh toàn diện đồng bộ sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng; tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ gìn, phát huy những di sản quý báu mà các thế hệ người Việt Nam đã dày công vun đắp.

Trong tiến trình ấy, nhân dân luôn ở vị trí trung tâm, là chủ thể, động lực và mục tiêu xuyên suốt của mọi chính sách phát triển.

Nhắc lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, Việt Nam là một bộ phận của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết: Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, Việt Nam luôn nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên thế giới.

Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiều trọng trách tại các diễn đàn đa phương, chung tay thực hiện các mục tiêu phát triển, bảo vệ quyền con người và đóng góp tích cực vào gìn giữ hòa bình thế giới, được bạn bè quốc tế yêu mến. Trong mỗi chặng đường phát triển của Việt Nam đều in đậm dấu ấn tình cảm tốt đẹp, sự ủng hộ, hợp tác hiệu quả, thiết thực, sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của bạn bè trên thế giới.

Chủ tịch nước và Phu nhân chủ trì Chương trình kỷ niệm 78 năm Quốc khánh 2/9 - Ảnh 4.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio dự lễ kỷ niệm - Ảnh: TTXVN

Nhân ngày lễ trọng đại của dân tộc, thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cảm ơn các quốc gia, đối tác và nhân dân tiến bộ trên thế giới đã đồng hành với Việt Nam, dành cho Việt Nam sự yêu mến, tin cậy, sự chia sẻ, hỗ trợ quý báu, góp phần vào những thành tựu của Việt Nam 78 năm qua, để Việt Nam “có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”; đồng thời bày tỏ tin rằng, đó là nền tảng vững chắc để chúng ta vun đắp tình hữu nghị và quan hệ hợp tác bền chặt trong thời gian tới.

Nêu rõ, chúng ta đang sống trong một thời đại nhiều biến động và phức tạp, nguy cơ, khó khăn, thách thức và những vấn đề lớn đặt ra cho mỗi quốc gia ngày càng nhiều, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho rằng: Những vấn đề toàn cầu, an ninh truyền thống và phi truyền thống tiếp tục diễn biến phức tạp, đe doạ ổn định và phát triển bền vững. Xung đột và chia rẽ vẫn tiếp diễn ở nhiều khu vực, căng thẳng địa chính trị gia tăng, chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế đứng trước nhiều thách thức.

Vì vậy, để gìn giữ hòa bình và thịnh vượng chung cho tất cả các quốc gia, chúng ta cần cùng nhau đoàn kết, thúc đẩy hợp tác; củng cố chủ nghĩa đa phương; tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tin tưởng, các đại sứ, đại biện và trưởng đại diện các tổ chức quốc tế sẽ tiếp tục là những nhịp cầu, đại diện tiêu biểu của lòng thiện chí, của sự chân thành, tin cậy, gắn bó, có nhiều đóng góp thiết thực nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác bền chặt giữa Việt Nam và các đối tác khác trên toàn thế giới.

Chủ tịch nước và Phu nhân chủ trì Chương trình kỷ niệm 78 năm Quốc khánh 2/9 - Ảnh 5.
Biểu diễn Dân ca quan họ Bắc Ninh tại lễ kỷ niệm - Ảnh: TTXVN

Phát biểu tại buổi lễ trọng thể tối nay, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nhà nước Palestine tại Việt Nam, Trưởng đoàn Ngoại giao, ông Saadi Salama bày tỏ vinh dự có mặt tại buổi lễ trang trọng kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đại sứ khẳng định: Trong năm qua, dù tình hình thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được động lực tăng trưởng và luôn được nhiều tổ chức kinh tế, tài chính và xếp hạng quốc tế đưa vào nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhận định Việt Nam là một điểm sáng "trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu. Những thành quả của quá trình phát triển cũng đưa Việt Nam lên thứ 32 trong nhóm 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Năm 2023, "Chỉ số hạnh phúc toàn cầu" của Việt Nam tăng 12 bậc trong xếp hạng của Liên Hợp Quốc.

Theo Đại sứ, năm 2023 đồng thời chứng kiến những hoạt động ngoại giao sôi nổi của Việt Nam. Các dấu ấn của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 tại Indonesia, nhiều hội nghị đa phương và ngoại giao song phương tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và có trách nhiệm của Việt Nam nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp hướng đến mục tiêu duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trên toàn thế giới.

Bày tỏ niềm vui mừng trước các thành tựu ấn tượng mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, Đại sứ bày tỏ: Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và thách thức phía trước, chúc Chính phủ và nhân dân Việt Nam kiên định, đoàn kết, phát huy sức mạnh nội lực và tiếp tục gặt hái được những thành công mới trên con đường xây dựng một đất nước thịnh vượng, hội nhập và tiến bộ.

Thay mặt Đoàn Ngoại giao, Đại sứ Saadi Salama bày tỏ sự cảm kích đối với Chính phủ Việt Nam và các cơ quan hữu quan vì sự đồng hành, hỗ trợ và lòng mến khách dành cho những nhà ngoại giao trong công việc cũng như cuộc sống.

"Chúng tôi luôn sẵn sàng và quyết tâm tiếp tục các nỗ lực nhằm củng cố và thúc đẩy và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các quốc gia, các tổ chức quốc tế vì một thế giới hòa bình, bình đẳng, thịnh vượng, hợp tác và phát triển", Đại sứ Saadi Salama nhấn mạnh.

Sau phần nghi lễ là chương trình nghệ thuật đặc biệt với nhiều tiết mục đặc sắc do các nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam…

Theo Báo Nhân dân

Tin mới cập nhật

Lo ngại ăn trái cây, uống siro bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn: Cục Cảnh sát giao thông nói gì?

Lo ngại ăn trái cây, uống siro bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn: Cục Cảnh sát giao thông nói gì?

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho biết, qua kiểm tra không ghi nhận nồng độ cồn trong hơi thở khi dùng các loại trái cây, nước siro...
Một số chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 12 tới

Một số chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 12 tới

Một số chính sách pháp luật mới sẽ được áp dụng trong tháng 12 như quy định chuyển nhượng phần vốn góp của ngân hàng liên doanh...
Đại biểu Quốc hội: Quy định cấm lái xe khi có nồng độ cồn là phù hợp

Đại biểu Quốc hội: Quy định cấm lái xe khi có nồng độ cồn là phù hợp

Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn khi lái xe và cho rằng quy định cấm lái xe khi có nồng độ cồn là hoàn toàn phù hợp.
Bộ Công an: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không ngoại lệ, không vùng cấm

Bộ Công an: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không ngoại lệ, không vùng cấm

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông khẳng định xử lý vi phạm nồng độ cồn không có vùng cấm, không ngoại lệ, không ngày nghỉ và "đi vào bữa cơm của mỗi gia đình".
Không chấp nhận “sống chung” với tình trạng lái xe khi đã uống rượu, bia

Không chấp nhận “sống chung” với tình trạng lái xe khi đã uống rượu, bia

Việc quy định nồng độ cồn bằng 0 trong điều khiển xe tại dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhận được sự đồng thuận cao của dư luận.
Phát triển doanh nghiệp gắn với cơ cấu lại nền kinh tế

Phát triển doanh nghiệp gắn với cơ cấu lại nền kinh tế

Phát triển doanh nghiệp là một trong những mục tiêu có tầm quan trọng đặc biệt trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và nâng cao sức chống chịu, năng lực tự chủ của nền kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự chương trình Dấu ấn Techfest 2023

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự chương trình Dấu ấn Techfest 2023

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, Tuần lễ Đổi mới sáng tạo khởi nghiệp TP. Hồ Chí Minh 2023, tạo ra một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở.
Dự án Artemis: Các bên ngồi lại cùng bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc

Dự án Artemis: Các bên ngồi lại cùng bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc

Chủ đầu tự Dự án Artemis (quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) cùng các bên liên quan đã và đang bàn giải pháp để tháo gỡ vướng mắc liên quan tới phí gửi xe.
Động lực để kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh hơn trong năm 2024

Động lực để kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh hơn trong năm 2024

Chính sách tài khóa mở rộng, lãi suất cho vay thấp hơn, sản xuất phục hồi... là những động lực tăng trưởng chính của kinh tế Việt Nam trong năm 2024.
Thành lập Ban chỉ đạo các công trình trọng điểm ngành năng lượng

Thành lập Ban chỉ đạo các công trình trọng điểm ngành năng lượng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1447/QĐ-TTg ngày 22/11/2023 thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.

Tin khác

TP. Hồ Chí Minh: Trên 61.000 doanh nghiệp

TP. Hồ Chí Minh: Trên 61.000 doanh nghiệp 'nối gót' rời thị trường, thu tiền sử dụng đất giảm 60%

Doanh nghiệp "rơi rụng" khiến tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP. HCM giảm đáng kể, thấp hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 275.700 đơn vị.
Bị can Trương Huệ Vân - cháu gái bà Trương Mỹ Lan giữ vai trò thế nào trong vụ Vạn Thịnh Phát?

Bị can Trương Huệ Vân - cháu gái bà Trương Mỹ Lan giữ vai trò thế nào trong vụ Vạn Thịnh Phát?

Với những người chưa biết về bà Trương Huệ Vân, không chỉ là cháu gái ruột của bà Trương Mỹ Lan, đồng thời cũng là vợ của ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng Thanh Bùi.
PGS.TS Ngô Trí Long: Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu giúp thị trường minh bạch, cạnh tranh

PGS.TS Ngô Trí Long: Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu giúp thị trường minh bạch, cạnh tranh

Chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng điểm mới của Nghị định 80/2023 sẽ giúp thị trường xăng dầu minh bạch, cạnh tranh, hạn chế rủi ro và hướng đến hiệu quả lâu dài.
Vĩnh Phúc: Danh tính 5 chủ doanh nghiệp bị hoãn xuất cảnh vì nợ thuế

Vĩnh Phúc: Danh tính 5 chủ doanh nghiệp bị hoãn xuất cảnh vì nợ thuế

Tạm hoãn xuất cảnh là một trong những biện pháp nhằm buộc các trường hợp cá nhân liên quan, nghiêm túc chấp hành việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Thỏa thuận xanh EU: Vượt qua thách thức là cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Việt Nam

Thỏa thuận xanh EU: Vượt qua thách thức là cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Việt Nam

Nếu tìm hiểu và tuân thủ thỏa thuận xanh EU chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vượt qua nhiều khó khăn, tìm được cơ hội “vàng” trong xuất khẩu.
Phát triển thị trường khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG): Mỏ vàng đang được…đánh thức

Phát triển thị trường khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG): Mỏ vàng đang được…đánh thức

Trong bối cảnh nguồn cung nhiên liệu đang ngày càng khó khăn, chuyến tàu lịch sử LNG đầu tiên cập bến Thị Vải đã mở ra nhiều cơ hội cho phát triển năng lượng.
Thủ tướng: Thủ tục hành chính còn rườm rà, môi trường kinh doanh chưa thông thoáng

Thủ tướng: Thủ tục hành chính còn rườm rà, môi trường kinh doanh chưa thông thoáng

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, môi trường kinh doanh chưa thực sự thông thoáng…
Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong 2 tháng cuối năm 2023

Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong 2 tháng cuối năm 2023

Chính phủ yêu cầu trong tháng 11 và thời gian còn lại của 2023 ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Bộ trưởng Bộ Y tế nêu giải pháp để người bệnh giảm chi tiền túi

Bộ trưởng Bộ Y tế nêu giải pháp để người bệnh giảm chi tiền túi

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời câu hỏi chất vấn của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc giảm chi tiền túi của bệnh nhân.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nói gì về dự án lấn biển ở Quảng Ninh của Đỗ Gia Capital?

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nói gì về dự án lấn biển ở Quảng Ninh của Đỗ Gia Capital?

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, với trường hợp của Đỗ Gia Capital, cần xác định cụ thể hành vi không tuân thủ quy chuẩn Việt Nam về môi trường nếu có.
Xem thêm

Đọc nhiều

[TRỰC TIẾP] Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

[TRỰC TIẾP] Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Góp ý Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” bắt đầu lúc 10h ngày 24/11/2023 tại Báo Công Thương.
Có nên sử dụng gạo lứt thay hoàn toàn gạo trắng?

Có nên sử dụng gạo lứt thay hoàn toàn gạo trắng?

Gạo lứt và gạo trắng là hai loại gạo phổ biến, được tiêu thụ nhiều nhất, đặc biệt là ở khu vực châu Á.
Bộ Công an: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không ngoại lệ, không vùng cấm

Bộ Công an: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không ngoại lệ, không vùng cấm

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông khẳng định xử lý vi phạm nồng độ cồn không có vùng cấm, không ngoại lệ, không ngày nghỉ và "đi vào bữa cơm của mỗi gia đình".
Nhịp cầu Công Thương ngày 28/11: Phản ánh liên quan Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Công ty HTV – TMS

Nhịp cầu Công Thương ngày 28/11: Phản ánh liên quan Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Công ty HTV – TMS

Nhịp cầu Công Thương ngày 28/11 nhận phản ánh liên quan đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, công ty HTV – TMS và nhiều đơn vị khác.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2023: Đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 72.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 22/11/2023: Đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 72.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 22/11/2023, giá tiêu Đắk lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 22/11 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 28/11/2023: Đồng loạt tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 28/11/2023: Đồng loạt tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 28/11/2023, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 28/11 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/11/2023: Tiếp đà giảm giá

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/11/2023: Tiếp đà giảm giá

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/11/2023 tiếp tục đà giảm. Giá dầu WTI, giá dầu Brent giảm gần 1% và giá xăng dầu trong nước áp dụng theo phiên điều chỉnh mới nhất.
Ngẫm chuyện thương mại điện tử từ việc chậm chân trong giao hàng chặng cuối

Ngẫm chuyện thương mại điện tử từ việc chậm chân trong giao hàng chặng cuối

Thương mại điện tử của Việt Nam phát triển nhanh nhưng việc “chậm chân” trong giao hàng chặng cuối đang là cái “gót chân Achilles".
Giá gạo Việt lập đỉnh mới, nguồn cung toàn cầu giảm mạnh

Giá gạo Việt lập đỉnh mới, nguồn cung toàn cầu giảm mạnh

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng, thiết lập đỉnh mới 663 USD/tấn.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/11/2023: Giá dầu thế giới giảm vì cuộc họp của OPEC+ trì hoãn

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/11/2023: Giá dầu thế giới giảm vì cuộc họp của OPEC+ trì hoãn

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/11/2023 đồng loạt giảm. Giá dầu WTI, giá dầu Brent giảm gần 1% và giá xăng dầu trong nước áp dụng theo phiên điều chỉnh mới nhất.
Phiên bản di động