CEO Ngô Tường Vy với hành trình đưa trái cây Việt ra thị trường quốc tế
Bến Tre chuẩn bị lô hàng bưởi da xanh đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Mỹ Hoa Kỳ - Thị trường tiềm năng của trái cây Việt Nam Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ tạo thuận lợi cho xuất khẩu hoa quả tươi |
Trưởng thành từ vựa trái cây của cha mẹ
Ngô Tường Vy sinh ra từ miền Chợ Lách - Cái Mơn (tỉnh Bến Tre), nơi nổi tiếng với những vườn cây trái quanh năm. Cha mẹ cô là những người tiên phong đưa nhãn, chôm chôm Chợ Lách đi sang thị trường Trung Quốc nên từ nhỏ, Ngô Tường Vy đã biết phụ giúp sổ sách quản lý, gắn bó với trái cây, hiểu được những vất vả và khó khăn trong công việc kinh doanh của gia đình.
Cô cho biết: “Tôi không phải là người sinh ra ở vạch đích. Điểm xuất phát của tôi là con số âm”. Biến cố ập đến gia đình vào năm cô 10 tuổi, việc kinh doanh của gia đình bị thua lỗ và tất cả tài sản cũng đã “không cánh mà bay”. “Suốt cả tuổi thơ, không thể nhớ rõ bao nhiêu lần tôi chứng kiến vựa trái cây Chánh Thu mất trắng, vỡ nợ, không biết bao phen gia đình phải trải qua những khó khăn cùng cực.” - Ngô Tường Vy chia sẻ.
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Ngô Tường Vy lên TP.Hồ Chí Minh học một số kiến thức về kinh doanh. Cô không học để lấy bằng cấp, mà học những chứng chỉ cơ bản, thiết thực với việc quản trị, rồi nhanh chóng quay về quê hương đảm nhiệm vị trí quản lý chi nhánh tại tỉnh Tiền Giang ở tuổi 23 – thời điểm Ngô Tường Vy xác định phải thay đổi tư duy và xây dựng niềm tin.
Nâng cao tiêu chuẩn trái cây đáp ứng thị trường quốc tế
Nữ doanh nhân cho biết, chính từ những vấp ngã của ba mẹ mà bản thân đã nhận ra rằng việc kinh doanh trước đây theo kiểu ăn xổi ở thì, miễn sao là có lời và có tiền. Những trải nghiệm ở thành phố lớn cũng đã cho cô hiểu ra rằng đó không phải là thứ mà bản thân muốn. Cô muốn tạo ra cho mình những giá trị bền lâu, không đơn thuần về kinh tế mà còn là ở giá trị con người cũng như những điều tạo nên hai chữ Chánh Thu.
Năm 2018, Ngô Tường Vy quyết tâm xây dựng vùng trồng với tiêu chuẩn khắt khe, tạo bước đi khác biệt. Ngô Tường Vy chia sẻ: “Khi đa số người Việt còn suy nghĩ Trung Quốc là thị trường dễ tính, thì Chánh Thu đã tự đặt tiêu chuẩn cho riêng mình. Chúng tôi xác định phải xem đó là thị trường khó tính và giá trị tôi muốn mang lại cho người Trung Quốc là chất lượng sản phẩm. Chúng tôi tiên phong xây dựng các mô hình theo chuẩn GlobalGAP, VietGAP đầu tiên cho trái chôm chôm và sau đó là nhiều tiêu chuẩn khác, trên các loại trái cây khác”. Cô quyết định thay đổi tất cả về hệ thống quản lý, đầu tư máy móc, đóng gói tiêu chuẩn chất lượng, thậm chí xây dựng thương hiệu để trái cây Việt Nam nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước trong tương lai gần.
![]() |
Nữ doanh nhân giới thiệu sản phẩm Việt Nam tới bạn bè quốc tế |
Năm 2019, Công ty Chánh Thu xuất khẩu lô xoài đầu tiên đi Mỹ, năm 2020 xuất khẩu lô vải thiều đầu tiên đi Nhật Bản. Đến tháng 9 năm 2022, doanh nghiệp xuất khẩu lô sầu riêng chính ngạch đầu tiên đi Trung Quốc và tháng 11/2022, Chánh Thu đã xuất khẩu lô bưởi da xanh đầu tiên sang thị trường Mỹ. Nói về bí quyết thâm nhập thị trường khó tính, CEO Chánh Thu cho hay, để xuất khẩu trái cây thành công cần phải xác định rõ thị trường, sản phẩm và nghiên cứu kỹ về những tiêu chuẩn riêng mà mỗi quốc gia yêu cầu. Như ở thị trường Mỹ, hoạt động xuất khẩu không theo các tiêu chuẩn chung, nhưng lại có những quy định riêng bắt buộc doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt.
“Nhiều người Việt ở Mỹ nói lần đầu tiên được ăn quả bưởi quê hương nơi đất khách quê người, không chỉ thỏa nỗi nhớ quê mà còn trào dâng niềm tự hào dân tộc. Sản phẩm nông nghiệp quê hương tôi, đất nước tôi bây giờ đã thay đổi, phát triển và bán sang tận Mỹ. Tôi sẽ lan tỏa đến cộng đồng bên này, trái bưởi Việt Nam quê hương tôi là ngon nhất thế giới…” - Ngô Tường Vy tự hào nói về sản phẩm của mình.
Khát khao xây dựng chuỗi nông sản Made in Việt Nam
Từ thành công xây dựng thương hiệu Chánh Thu, Ngô Tường Vy khát khao góp phần xây dựng thương hiệu chuỗi trái cây Made in Việt Nam.
Nữ doanh nhân trăn trở, vì sao cùng là nông sản mà trái thanh long của Đài Loan lại bán với mức giá gấp 5 - 10 lần hàng của Việt Nam ở thị trường Trung Quốc? Cô tìm đến vùng trồng thanh long ở Đài Loan và ngỏ ý muốn mua ăn thử, người nông dân nói rằng trái thanh long chưa đủ độ tuổi và chưa đủ độ đường. Nếu như ông bán cho cô, cô ăn không ngon như lời đồn thì sẽ đánh giá trái thanh long của Đài Loan không ngon và ảnh hưởng đến thương hiệu. Chính câu nói đó thay đổi hoàn toàn tư duy của nữ doanh nhân: “Trở về Việt Nam, tôi bắt đầu xây dựng từ gốc rễ bởi khi có vùng nguyên liệu tốt, chúng ta có thể bước ra với thế giới mà không cần lo đầu ra”.
![]() |
Ngô Tường Vy khát khao xây dựng sản phẩm với thương hiệu trái cây “Chánh Thu – Made in Việt Nam” |
Tường Vy dành nhiều thời gian để đến Thái Lan, Malaysia… tìm hiểu những sản phẩm có thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính và phương thức thực hiện để thay đổi tư duy từng bước một. Chánh Thu xây dựng chuỗi liên kết bền vững với các hợp tác xã, thương lái, với đầy đủ chức năng để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư về thị trường, hỗ trợ nông dân, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu bền vững. “Làm điều gì cũng cần có sự liên kết, nông dân cũng thế, doanh nghiệp cũng vậy, cùng đầu tư thì cùng gặt hái thành công. Khi xây dựng được thương hiệu, thị trường ổn định, tất cả chúng ta đều nhận được lợi ích”, CEO Ngô Tường Vy đúc kết kinh nghiệm.
Mục tiêu năm 2023 của nữ doanh nhân Ngô Tường Vy là xây dựng thành công sản phẩm với thương hiệu trái cây “Chánh Thu – Made in Việt Nam” để mở rộng thị trường tại Trung Quốc và làm tiền đề tiếp cận thêm nhiều quốc gia khác trên thế giới. Việc xây dựng chuỗi nông sản made in Việt Nam cũng sẽ có sự tham gia của nông dân, doanh nghiệp cũng như Nhà nước. Cô tin rằng, một khi nó vận hành hiệu quả thì điều mà chúng ta nhận được là vô giá.
Tin mới cập nhật

Bia Hà Nội 'gõ cửa' nhiều thị trường khó tính

Thực phẩm - bao bì xanh: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xanh hóa sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Mỏ đá vôi hơn 5,4 ha ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thông tin về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Health Quốc tế

Những thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B
Tin khác

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'

Hành trình thua lỗ của đường sắt Việt Nam
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
