Bức tranh kinh tế Việt Nam 2024: Không chỉ toàn màu hồng
Năm 2024: Cơ hội làm mới nền kinh tế từ những bài học cũ Kinh tế Việt Nam 2024: Kiên cường vượt “gió ngược”, thẳng tiến về đích Tỷ giá USD tiếp tục tăng “chóng mặt”: Liệu có đáng lo? |
Theo đó, tại Hội thảo “Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư 2024” diễn ra sáng nay 26/3, ông Phạm Quang Minh, Giám đốc Cafef đã có những chia sẻ thẳng thắn về bức tranh kinh tế nước nhà hiện tại và xa hơn là nền kinh tế trong năm 2024.
Hội thảo “Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư 2024” diễn ra vào sáng nay. Ảnh: BTC |
Theo ông Phạm Quang Minh, kinh tế Việt Nam sắp bước qua quý I với nhiều điểm sáng tích cực. Từ việc các chỉ số vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát… đến vốn FDI đăng ký mới tăng gần 40%, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) duy trì trên mốc 50 điểm.
Đồng thời, các tổ chức quốc tế uy tín như: Bloomberg, Fitch Rating, Standard & Chartered đều dự báo, đánh giá tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay khá cao từ 6-6,7%, đồng nghĩa với việc nhỉnh hơn với chỉ tiêu Quốc hội đặt ra từ 6-6,5%.
Về phía thị trường chứng khoán, VN-Index đang có giai đoạn phục hồi tốt lên gần 1.300 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 8/2022. Không chỉ tăng mạnh về điểm số, thanh khoản thị trường cũng cải thiện đáng kể với nhiều phiên giao dịch “tỷ đô”, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư về sự hồi phục của kinh tế Việt Nam.
Thị trường bất động sản cũng có dấu hiệu sôi động ở một số khu vực, một số dự án lớn sau thời gian dài chờ đợi đã bắt đầu công tác bán hàng.
Với đầu tư công, tỷ lệ giải ngân năm 2023 đạt tới 95% - con số kỷ lục và là tỷ lệ khó có thể tin được trong bối cảnh hiện nay. Kể từ đầu năm 2024, giải ngân đầu tư công cũng đang được thúc đẩy rất mạnh mẽ, giải ngân 2 tháng đầu năm gần 10%, con số chưa từng có…
TS. Võ Trí Thành phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: BTC |
Đồng tình với quan điểm trên, TS. Võ Trí Thành chia sẻ, nguy cơ suy thoái của các đối tác thương mại tài chính đầu tư lớn nhất của Việt Nam thấp, lạm phát giảm nhanh nên áp lực lên chính sách tiền tệ sẽ giảm. Bên cạnh đó, xu thế số, xanh, công nghệ đang rất mạnh mẽ, và Việt Nam là người được hưởng lợi lớn nhất vì sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn đầu.
Giai đoạn khó khăn nhất, thời trước đây, vô cùng khó khăn, lãi suất, tỷ giá sang chấn thị trường chứng khoán,... giai đoạn này đã qua mặc dù nợ xấu còn đó nhưng thanh khoản đã tốt trở lại.
Điển hình không thay đổi lãi suất điều hành, tài chính tiền tệ tốt hơn, tỷ giá có nhảy tốt nhưng vẫn ổn, mất giá của VND quanh mức 3% trở xuống (mức thấp).
Điều tích cực là xuất khẩu tăng rất mạnh, từ âm năm trước đã bắt đầu tăng trở lại, công nghiệp chế biến chế tạo quay trở lại là động lực tăng trưởng.
Tuy nhiên, ông đánh giá một số yếu tố vẫn còn gây trở ngại cho nền kinh tế Việt Nam, chẳng hạn bất động sản có nhiều thay đổi nhưng chưa hồi phục. Tiêu dùng có vẻ chững lại, đầu tư tư nhân, vay tín dụng còn có dấu hiệu quan ngại.
Giải ngân đầu tư công chưa có đột phá. Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn về pháp lý, nghĩa vụ tài chính và chi phí đầu vào còn cao, đơn hàng phục hồi còn chậm. Đồng thời, cơ cấu lại doanh nghiệp niêm yết và tổ chức tín dụng gặp nhiều thách thức, nợ xấu gia tăng trong tầm kiểm soát.
Thêm vào đó, Việt Nam cũng chịu tác động lớn từ thị trường thế giới. Việc đối đầu, xảy ra xung đột giữa một số quốc gia gây đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, tâm lý quan ngoại và niềm tin suy giảm. Chưa hết, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan có thể làm sâu sắc hơn khủng hoảng năng lượng, lương thực và nguy cơ dịch bệnh.
“Đây là giai đoạn vô cùng thú vị, một bên là trở ngại và một bên là cơ hội chưa từng có trong lịch sử, là giai đoạn cần nắm bắt cơ hội để vượt qua và bứt phá", TS. Võ Trí Thành nhìn nhận.