Bức tranh kinh tế 4 tháng: Nhiều dấu hiệu khởi sắc song vẫn tiềm ẩn rủi ro
Đầu tư cho khoa học công nghệ địa phương: Dấu hiệu khởi sắc Kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa nhiều dấu hiệu khởi sắc |
Nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc
Tại Tờ trình về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023; triển khai Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội; tình hình phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công; triển khai 3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia được Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi tới Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023 diễn ra vào chiều 5/5 đã chỉ rõ, 4 tháng đầu năm 2023, bức tranh kinh tế đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.
Trong đó, tốc độ tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 3,84% so với cùng kỳ, giảm dần so với quý I (4,18%) và 2 tháng đầu năm (4,6%). Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, chủ động điều hành chính sách tiền tệ, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường, bảo đảm an toàn, thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
![]() |
Hoạt động sản xuất, kinh doanh được duy trì khá ở một số ngành, lĩnh vực |
Tính chung 4 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 39% dự toán, trong đó thu nội địa đạt 39,5% dự toán; thặng dư thương mại (xuất siêu) ước đạt 6,35 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm 2022 xuất siêu 2,35 tỷ USD.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh được duy trì, một số lĩnh vực có mức tăng khá. Sản xuất nông nghiệp ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng tăng 12,8%. Khách quốc tế đến nước ta 4 tháng ước đạt gần 3,7 triệu lượt khách, gấp 19,2 lần cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt gần 50 nghìn doanh nghiệp, tăng 0,6% so với cùng kỳ.
Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản công bố kết quả khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2022, trong đó, 60% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới; theo báo cáo Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) mới nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho thấy, các doanh nghiệp châu Âu đã có những đánh giá tích cực về tương lai kinh tế Việt Nam.
Các vấn đề tồn đọng như dự án thua lỗ, ngân hàng yếu kém tiếp tục được tập trung tháo gỡ; thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản đã bước đầu có chuyển biến tích cực.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, sau gần 2 tháng ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành là 24,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 97% khối lượng kể từ đầu năm 2023); một số doanh nghiệp đã đàm phán với nhà đầu tư để kéo dài kỳ hạn hoặc chuyển khoản nợ sang tài sản khác. Một số dự án bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương… đã được tháo gỡ vướng mắc kéo dài nhiều năm về tiền sử dụng đất, thủ tục đầu tư, cấp giấy chứng nhận…
Để đạt được kết quả trên, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã rất quyết liệt, tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, ứng phó linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh diễn biến phức tạp, khó lường, tập trung đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, ách tắc nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, giải ngân đầu tư công, ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, bảo đảm ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, các cân đối lớn, an sinh xã hội…
![]() |
Nhưng rủi ro vẫn tiềm ẩn
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng theo nhận định của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; lạm phát vẫn ở mức cao; tăng trưởng thấp; các nền kinh tế lớn vẫn tiếp tục được cảnh báo suy thoái; cạnh tranh địa chính trị và xung đột Nga – Ucraina tiếp tục phức tạp, khó lường; nguy cơ rủi ro thị trường tài chính, nợ công, thiên tai, biến đổi khí hậu... gia tăng.
Đặc biệt, vụ việc sát nhập ngân hàng Mỹ đầu tháng 5 (First Republic Bank) dù không tác động lớn, nhưng tiếp tục cho thấy rủi ro tiềm ẩn của hệ thống ngân hàng Mỹ và một số quốc gia.
Trên cơ sở đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng các bộ, ngành, địa phương cần tập trung 1 số giải pháp, bao gồm: Tập trung theo dõi sát, phân tích, dự báo tình hình thế giới, trong nước và tác động đến nước ta, nhất là chính sách của các nền kinh tế lớn, sự dịch chuyển, các xu hướng lớn toàn cầu; chủ động xử lý theo thẩm quyền, kịp thời báo cáo, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định hướng, giải pháp phù hợp trong quản lý, chỉ đạo, điều hành tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong đó, Bộ Tài chính cần quản lý chặt chẽ các nguồn thu; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên; bảo đảm tiến độ, chất lượng trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hồ sơ Nghị quyết của Quốc hội về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (từ 10% xuống 8%); nghiên cứu, đề xuất chính sách giảm thuế, phí, lệ phí... gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo đúng chỉ đạo tại các Nghị quyết số 31/NQ-CP, số 50/NQ-CP của Chính phủ; đẩy nhanh hoàn thuế VAT; tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong các thủ tục xuất, nhập khẩu; khẩn trương rà soát, tham mưu sửa đổi cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tập trung phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay; giữ ổn định thị trường ngoại tệ, điều hành tỷ giá phù hợp với tình hình; theo dõi chặt chẽ tình hình triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, việc trích lập dự phòng của các tổ chức tín dụng, để có giải pháp chỉ đạo, điều hành trong trường hợp cần thiết, bảo đảm các quy định về dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng; phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan trong điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bộ Công Thương, tiếp tục triển khai các giải pháp đa dạng hóa thị trường, tranh thủ cơ hội xuất khẩu của từng thị trường, mặt hàng, phát huy các FTA đã ký kết; kịp thời thông tin cho doanh nghiệp, hiệp hội về thông tin, nhu cầu, quy định hàng rào kỹ thuật mới của thị trường xuất khẩu; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các chính sách kích cầu tiêu dùng, phát triển thương mại trong nước; phối hợp với các cơ quan chức năng nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'
Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
