Bộ Tài chính chỉ ra loạt điểm vướng cần tháo gỡ về hóa đơn, chứng từ điện tử
Nhận diện “biến ảo” trong việc lợi dụng hoá đơn điện tử của tội phạm kinh tế Quyết liệt kiểm soát áp dụng hoá đơn điện tử trong kinh doanh vàng |
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
Cụ thể, theo Bộ Tài chính, bên cạnh kết quả đạt được trong gần 3 năm triển khai Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc như sau:
Một số quy định về việc áp dụng hóa đơn điện tử của người bán chưa quy định rõ: Về thời điểm lập hóa đơn của hàng hóa xuất khẩu, thời điểm lập hóa đơn của một số ngành nghề đặc thù (như ngân hàng, bảo hiểm....); loại hóa đơn dùng cho doanh nghiệp chế xuất khi có hoạt động khác ngoài hoạt động chế xuất hoặc khi bán, thanh lý tài sản chưa được quy định: một số trường hợp hóa đơn điện tử đã lập không phải sai nhưng cần điều chỉnh/thay thế cần có quy định để phân biệt với các trường hợp điều chỉnh/thay thế hóa đơn lập sai…
![]() |
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Ảnh minh hoạ |
Thực tế phát sinh một số vụ án mua bán hóa đơn lớn đòi hỏi ngành thuế cần phải có giải pháp quản lý người nộp thuế ngay từ khâu đăng ký sử dụng hóa đơn và trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử. Phát sinh một số hành vi, dấu hiệu gian lận từ các vụ án liên quan lập hóa đơn điện tử khống để trốn thuế, do đó, cần bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi gian lận liên quan đến sử dụng hóa đơn điện tử. Phát sinh một số trường hợp cần đưa vào diện cấp hóa đơn từng lần phát sinh để cơ quan thuế giám sát, quản lý.
Quy định về tra cứu, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử còn bất cập, thực tế có quá nhiều cơ quan có văn bản đề nghị được truy cập vào hệ thống hóa đơn điện tử của ngành thuế nên không đảm bảo bảo mật của hệ thống.
Để phù hợp với Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh trọng tâm là đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số một cách phù hợp, thực chất và hiệu quả và vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của người nộp thuế trong quá trình thực hiện thì việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP là cần thiết.
Dự thảo Nghị định được xây dựng nhằm mục đích tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng hóa đơn, chứng từ điện tử, cải cách thủ tục hành chính.
Có giải pháp ngăn ngừa và hạn chế gian lận về sử dụng hóa đơn điện tử. Bổ sung giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế gian lận khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn và trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử.
Dự thảo Nghị định quy định theo từng nhóm nội dung liên quan người nộp thuế, cơ quan thuế, các tổ chức, cá nhân có liên quan, cụ thể như sau:
Nhóm nội dung liên quan đến người nộp thuế nhằm quy định minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, đơn giản hóa thủ tục thực hiện:
Nhóm vấn đề này tập trung sửa đổi, bổ sung các nội dung về: Nguyên tắc lập hóa đơn (Điều 4): Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ (Điều 5); Loại hóa đơn (Điều 8); Thời điểm lập hóa đơn (Điều 9); Nội dung hóa đơn (Điều 10); Áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế (Điều 11); Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (Điều 13); Xử lý hóa đơn đã lập sai (Điều 19).
Nhóm nội dung liên quan giải pháp của cơ quan thuế nhằm tăng cường công tác quản lý thuế, chống gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử:
Nhóm nội dung này tập trung sửa đổi: Điều 15 - Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử; Điều 16 – Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để bổ sung biện pháp phòng ngừa, hạn chế gian lận ngay từ khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và có giải pháp xử lý đối với hành vi gian lận trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử…
Tin mới cập nhật

Hơn 194.023 tài khoản chứng khoán mới, cao nhất trong 8 tháng

Chứng khoán bứt phá nhờ hệ thống KRX đi vào vận hành

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc cấp phép sàn Forex?

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng
Tin khác

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
