Bộ mặt thật của những luận điệu “chính danh” quanh chủ trương làm thẻ căn cước
Bộ Công an lấy ý kiến đề xuất lược bỏ vân tay, quê quán trên căn cước công dân Vì sao mống mắt lại được thu thập làm dữ liệu căn cước công dân? Sẽ lược bỏ vân tay và quê quán trên thẻ căn cước mới |
Đây là chủ trương lớn của Nhà nước ta ấy thế nhưng thời gian gần đây, một số đối tượng phản động đã nhân câu chuyện làm căn cước để từ đó dựng lên những luận điệu bằng những lý lẽ lập lờ “đánh lận con đen” và nguy hiểm hơn là cố tình “đánh tráo khái niệm” để cuối cùng dư luận hiểu sai, thậm chí đi đến nghi ngờ về một dự án luật cực kỳ quan trọng trong quản lý công dân cùng nỗ lực không nhỏ của các cơ quan nhà nước, từ Quốc hội đến bộ chức năng quản lý nhà nước là Bộ Công an.
Làm thẻ căn cước tại cơ quan công an. Ảnh minh hoạ. |
Cũng nguy hiểm không kém là các tài khoản Facebook phản động này đã lợi dụng câu chuyện quanh việc tiến hành làm thẻ căn cước cho hàng chục triệu công dân Việt Nam để xới lại những câu chuyện lịch sử vốn không hề liên quan với con mắt hằn học để “xả” những luận điệu bất mãn, xuyên tạc vốn đã không còn chỗ đứng trong cuộc sống hôm nay.
Xin được trở lại với câu chuyện chính ở đây, câu chuyện về tấm thẻ căn cước.
Không riêng gì Việt Nam mà với bất cứ quốc gia nào, việc có những hình thức quản lý công dân phù hợp với bối cảnh phát triển cũng như để tạo thuận lợi tối đa cho công dân khi thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình trong các điều kiện, vùng địa lý và hành chính khác nhau luôn nằm trong mối quan tâm hàng đầu của cơ quan quản lý nhà nước.
Hơn thế nữa, số lượng công dân cần quản lý và tạo điều kiện ở đây lên đến hàng triệu, hàng chục triệu thì việc vừa bảo đảm hiệu lực quản lý dần phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa bảo đảm chính quyền lợi cũng như tạo thuận lợi nhất cho công dân thông qua chuyển đổi số mạnh mẽ trong thực tiễn là một thách thức không hề nhỏ.
Nhưng những câu chuyện lớn lao ấy của một quốc gia liên quan đến hàng triệu người đã bị một số tài khoản Facebook tự vỗ ngực cho vai trò “chính danh” của cá nhân mình hoàn toàn lờ đi khi bàn chuyện “chính danh” đại sự của quốc gia mà ở đây là câu chuyện số định danh của mỗi công dân nói riêng và tấm căn cước nói chung.
Và không có gì ngạc nhiên là những câu chuyện “chính danh” được bàn trong những dòng “tus” của các tài khoản Facebook phản động không gì khác hơn là một cái nhìn hằn học, hoàn toàn đi ngược lại các chủ trương của Nhà nước. Xa hơn nữa, chúng tiếp tục “thổi lửa” đợi sẵn cho những thế lực thù địch đang muốn tạo ra những “đám cháy” dư luận công kích, phá hoại công cuộc phát triển của đất nước ta.
Cần khẳng định một cách dứt khoát, rõ ràng là việc tiến hành cung cấp số định danh và thẻ căn cước cho các công dân thời gian gian qua đã được tuân thủ theo đúng các quy định của Luật Căn cước công dân 2014 và tới đây sẽ là Luật Căn cước năm 2023.
Trong quá trình chuyển đổi quản lý công dân từ những hình thức truyền thống như chứng minh thư nhân dân, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu vốn tồn tại từ nhiều năm sang hình thức quản lý bằng số định danh, công tác quản lý hoàn toàn tuân thủ các quy định của luật định cũng như các văn bản chỉ đạo của Chính phủ trong đó việc tạo sự hiểu đúng, hiểu rõ và tạo thuận lợi tối đa cho công dân là yêu cầu hàng đầu được đặt ra.
Sự kế thừa và việc chuyển đổi hình thức, tên gọi cho phù hợp là điều cần thiết và những thông tin liên quan đến quá trình chuyển đổi này luôn được Bộ Công an trong vai trò cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về vấn đề này tiến hành kịp thời, công khai và có những tương tác liên tục, rõ ràng trên các kênh thông tin với công dân. Ở đó, mọi thắc mắc đều được kịp thời giải đáp cặn kẽ, chi tiết theo bảo đảm tối đa nguyên tắc tấm thẻ căn cước mà công dân được cấp hoàn toàn phù hợp cho đến khi hết hạn sử dụng được ghi.
Trên thực tế quá trình thực hiện các quy định của Luật Căn cước công dân 2014 và các văn bản liên quan thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng, thay đổi thói quen của công dân trong việc tiếp cận pháp luật, tuân thủ pháp luật. Đó là những phẩm chất rất cần thiết trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại ở mọi quốc gia.
Không thể không nhắc đến những nỗ lực bất kể thời gian của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an trong việc trực tiếp thực thi công việc này. Không chỉ bảo đảm việc cấp những tấm căn cước cho công dân là xong mà còn một khối lượng dữ liệu khổng lồ vẫn còn phải liên tục được xử lý để không chỉ phục vụ cho công tác quản lý công dân mà còn là đầu vào vô cùng quan trọng cho những quyết sách kinh tế xã hội cả trước mắt và lâu dài.
Đó mới là những chuyện “chính danh” rất cần được bàn, được nói đến chứ tuyệt đối không phải là cái được gọi là “chính danh” được thấy trong các “tus” của các tài khoản Facebook phản động được chia sẻ trong những ngày gần đây.
Việc xuất hiện các dòng “tus” phản động này cần thiết phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật để không thể bất cứ ai nhân danh cái “chính danh” để tung những luận điệu đi ngược lại nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Cần nói thêm là việc cấp mã số định danh trong tấm căn cước của công dân chỉ là một trong nhiều công việc về thủ tục hành chính của cơ quan công an.
Năm 2023, Bộ Công an đã phát hành gần 20.000 phiếu điều tra xã hội (bằng phiếu giấy và phiếu điện tử) để đo lường sự hài lòng của người dân tại 63 công an tỉnh, thành phố và bốn đơn vị thuộc Bộ trực tiếp cung cấp dịch vụ công. Kết quả, 97,81% người dân được khảo sát thấy hài lòng và rất hài lòng. Kết quả này cao hơn các năm trước (cũng đều trên 90%), do đó có thể thấy tỷ lệ hài lòng của người dân đối với các đơn vị giải quyết thủ tục hành chính của lực lượng công an ngày càng tăng.
Người phương Tây có câu ngạn ngữ rất hay để lên án các hành động tương tự của các chủ tài khoản Facebook phản động tung câu chuyện “chính danh” về tấm căn cước: “Chó cứ sủa đoàn người cứ tiến”.
Thiển nghĩ không cần nói gì thêm nữa mà nếu có phải thêm, đó là việc không thể trông đợi sự vô can khi “ẩn nấp” ở thế giới ảo để bàn chuyện thế giới thực mà không phải gánh trách nhiệm gì cả.