Ăn nấm có lợi và hại cho sức khỏe như thế nào?
Nâng cao hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe trẻ em Việt Nam Bốn mục tiêu sức khỏe hàng đầu của Người tiêu dùng Việt Nam |
Để chế biến nấm đúng cách cũng như tận dụng được tối đa dinh dưỡng từ nấm bạn cần biết được nấm kỵ với thực phẩm nào, tác dụng phụ có thể gặp phải khi ăn và những sai lầm cần tránh khi sơ chế và nấu nấm.
Thành phần dinh dưỡng của nấm
Nấm chứa nhiều chất khoáng và vitamin có lợi. Ngoài ra, nấm là số ít thực phẩm không có chất béo, không có cholesterol và rất ít calo. Bên cạnh đó nấm còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: Chất chống oxy hóa; Vitamin B2,B3,B5; các loại khoáng chất như: kẽm, magie, kali và đặc biệt là đồng - Đồng giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu, duy trì giúp xương và các dây thần kinh khỏe mạnh; Bên cạnh đồng thì Kali cũng vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ và hỗ trợ chức năng tim, cơ và thần kinh.
![]() |
Nấm là thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao |
Lợi ích của việc ăn nấm
Nhiều người yêu thích nấm bởi vì hương vị đặc trưng nổi bật của loại thực phẩm này. Bên cạnh đó, giá trị dinh dưỡng của nấm là điều mà nhiều người quan tâm đến. Một số lợi ích của việc ăn nấm có thể kể đến như: Ngăn ngừa lão hóa; tăng cường sức khỏe não bộ; cải thiện tâm trạng - Chất ergothioneine trong nấm giúp giảm stress, để từ đó giảm các triệu chứng trầm cảm, lo âu; cải thiện sức khỏe tim mạch; hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp.
Nấm kỵ với thực phẩm nào?
Tại Việt Nam có rất nhiều loài nấm có thể ăn hoặc dùng làm thuốc như: nấm rơm, nấm hương, nấm tai mèo (mộc nhĩ đen), nấm mỡ, nấm thái dương, nấm linh chi, nấm tràm, nấm bào ngư, nấm thông, nấm tuyết, nấm kim châm, nấm ngân nhĩ...
Theo Y học cổ truyền thì nấm có vị ngọt, tính mát nên kỵ với các món có tính hàn dễ gây tiêu chảy, lạnh bụng hay rối loạn tiêu hóa. Chẳng hạn như thịt vịt, ốc, củ cải, hải sản,...
Ai không nên ăn nấm?
Nấm chứa nhiều dưỡng chất là thế nhưng không phải ai ăn nấm cũng tốt. Theo Đông y, nấm có tính hàn nên khi dùng lâu dài sẽ dẫn đến lạnh bụng và khó tiêu. Những người có đường ruột yếu, hay bị đầy bụng, chậm tiêu thì không nên sử dụng.
Những tác dụng phụ khi ăn nấm cần chú ý
Mặc dù nấm là thực phẩm nổi trội với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng nấm có thể gây ra một số tác dụng phụ tiêu cực cho sức khỏe nếu bạn bị dị ứng hoặc nấm bị ô nhiễm như:
- Ngộ độc thực phẩm: Là tác dụng phụ tiêu cực của nấm bị nhiễm campylobacter jejuni - một trong 4 nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy được WHO liệt kê. May mắn là loại khuẩn này có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Chính vì thế mà các chuyên gia khuyên rằng bạn cần phải nấu nấm trong ít nhất 10 phút trở lên.
- Dị ứng da: Một trong những tác dụng phụ của nấm là dị ứng da với các triệu chứng như phát ban và mẩn ngứa.
Điều này có thể xảy ra ở những người mẫn cảm với thành phần trong nấm hoặc phản ứng với bào tử nấm mốc phát triển trên nấm do sơ chế không đúng cách. Các bào tử nấm gây dị ứng nấm mốc dẫn tới nhiễm trùng đường hô hấp thậm chí là bùng phát hen suyễn hoặc bệnh phổi.
Nhìn chung nấm có thành phần dinh dưỡng cao lại dễ tìm kiếm và đa dạng chủng loại nên rất thích hợp để làm thực phẩm, nhất là các món ăn chay trong dịp Rằm tháng 7 âm lịch. Ăn nấm tuy tốt nhưng cũng nên chọn lọc kỹ lưỡng, tránh trường hợp sử dụng những loại nấm độc, có hại cho sức khỏe. Nếu gặp trường hợp ăn nấm không mong muốn bạn cần tới cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt để nhận được biện pháp điều trị phù hợp từ bác sĩ.
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh
