6 thay đổi trong việc đóng và hưởng chính sách bảo hiểm xã hội mới
Trao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. (Ảnh minh họa: Dương Ngọc/TTXVN)
Để quá trình thay đổi không tạo nên sự xáo trộn quá lớn, các chính sách đóng và hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo hai lộ trình bắt đầu thay đổi từ năm 2016 và năm 2018. Mới đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành nhiều quyết định, nghị định và thông tư hướng dẫn áp dụng các chính sách mới.
VietnamPlus sẽ điểm lại 6 thay đổi lớn nhất trong việc đóng và hưởng chính sách bảo hiểm xã hội mới.
Tăng điều kiện hưởng lương hưu
Luật Bảo hiểm xã hội mới có lộ trình tăng dần thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tiến tới đủ 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam thì đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%.
Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%.
Từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội được tính theo lộ trình: Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Lộ trình đóng bảo hiểm xã hội trên tổng thu nhập
Từ 1/1/2016, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động. Phụ cấp lương là các khoản để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động….
Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác như tiền thưởng, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, trợ cấp khi gặp khó khăn, tai nạn lao động…
Bình đẳng trong tính lương hưu
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã xây dựng lộ trình tiến tới việc tính bình quân tiền lương, tiền công cả quá trình đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động trong khu vực nhà nước giống như khu vực ngoài nhà nước.
Song song với thay đổi cách tính lương hưu, luật cũng đưa ra lộ trình tiến tới điều chỉnh tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của lao động trong khu vực nhà nước theo chỉ số giá tiêu dùng như đối với khu vực ngoài nhà nước.
Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Từ ngày 1/1/2016, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất bằng chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lầm mức lương cơ sở.
Từ ngày 1/1/2018, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được ngân sách nhà nước địa phương hỗ trợ mức đóng theo tỷ lệ % trên mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng. Nhà nước hỗ trợ 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo, 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo, 10% đối với các đối tượng khác.
Tăng tỷ lệ giảm trừ khi về hưu trước tuổi
Theo Luật Bảo hiểm xã hội mới, tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi tăng từ 1% lên 2% tương ứng với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%.
Tăng mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi./.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (gồm cả 5 chế độ: Hưu trí, ốm đau, thai sản, tử tuất, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp) hiện nay là 26% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 18%./.
Theo TTXVN/Vietnam +
Tin mới cập nhật

Lâm Đồng cam kết đồng hành, 'trải thảm đỏ' đón nhà đầu tư

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lịch trình Lễ diễu binh, diễu hành tại TP. Hồ Chí Minh ngày 30/4

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Đại thắng mùa Xuân 1975: Mốc son chói lọi của lịch sử

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025
Tin khác

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

Tuồng, chèo, cải lương hòa nhịp mừng Đại thắng mùa Xuân

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tổ chức loạt sự kiện tôn vinh quyền tác giả nhân Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Hà Tĩnh: Dự án chưa bàn giao, hàng loạt cây xanh đã bị chết

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

Dẫn đầu khu vực nhờ giáo dục: Việt Nam đã sẵn sàng?

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân
