Xuất khẩu sắt, thép tiếp tục gặp khó
Trong đó, xuất khẩu giảm nhẹ 7,8% so với nửa đầu tháng 10, xuống mức 208.000 tấn, trong khi nhập khẩu tăng khá mạnh gần 29% lên mức hơn 572.000 tấn. Như vậy, luỹ kế từ đầu năm cho tới hết ngày 15/11, Việt Nam đã nhập siêu hơn 3,1 triệu tấn sắt thép các loại, trái ngược với cùng kỳ năm ngoái khi nước ta xuất siêu hơn 700.000 tấn.
Việt Nam tiếp tục nhập siêu 364.000 tấn sắt thép các loại kể từ đầu tháng 11 đến hết ngày 15/11. |
Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), tình hình tiêu thụ sắt thép trên thế giới tại nhiều nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, hay khu vực châu Âu đều vẫn còn khá yếu trước sức ép lãi suất cao hạn chế hoạt động bất động sản và xây dựng. Đây đều là các thị trường nhập khẩu thép hàng đầu của nước ta, chỉ sau khu vực ASEAN. Điều này khiến cho hoạt động xuất khẩu sắt thép của Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn so với sự bùng nổ vào năm ngoái. Sản lượng xuất khẩu suy giảm dẫn đến tăng nguồn cung trong nước và tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa.
Bảng giá năng lượng kết thúc ngày giao dịch 22/11. |
Thách thức từ nguồn cung hỗ trợ cho giá dầu phục hồi
Giá dầu phục hồi trở lại sau bốn phiên giảm, khi mà Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) bác bỏ tin tức tăng sản lượng và tuyên bố sẽ tiếp tục kiên trì với các chính sách cắt giảm sản lượng sang tới năm 2023.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/11, hợp đồng dầu thô WTI tháng 1 tăng 1,14% lên 80,95 USD/thùng trong khi hợp đồng dầu thô Brent kỳ hạn tháng 2 tăng 0,70% lên 87,70 USD/thùng.
Bên cạnh thông tin xoay quanh OPEC+, thị trường cũng quan tâm nhiều tới gói lệnh trừng phạt mới nhất của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga. Mới đây EU đã đề xuất giảm nhẹ các giới hạn với các hoạt động xuất khẩu dầu của Nga, bằng cách gia hạn thêm thời gian thực hiện đầy đủ các lệnh trừng phạt và nới lỏng các điều khoản vận chuyển chính.
Mặc dù khối lượng nhiên liệu xuất khẩu từ Nga sang các nước châu Âu đã giảm đáng kể từ sau cuộc xung đột ở Biển Đen nổ ra, việc tìm kiếm một nguồn cung mới thay thế Nga là việc không dễ dàng với các nhà chức trách, nhất là trong bối cảnh các nhà sản xuất lớn như OPEC+ và Mỹ đều gặp khó trong vấn đề gia tăng sản lượng.
Theo Bloomberg, khối đã đề xuất bổ sung thêm một quá trình chuyển đổi kéo dài 45 ngày để giới thiệu mức trần với giá dầu của Nga. Các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ họp vào ngày mai để phê duyệt mức giới hạn này. Tuy nhiên, Mỹ đã lên tiếng kêu gọi các thành viên G7 sớm công bố mức giá trần, và ủng hộ việc điều chỉnh giá này nhiều lần trong một năm thay vì hàng tháng.
Tin tức này đã phần nào làm dịu đi nỗi lo về nguồn cung trong ngắn hạn và hạn chế đà tăng của giá dầu trong cuối phiên. Một yếu tố khác hỗ trợ cho giá dầu trong phiên hôm qua đến từ sự suy yếu của đồng USD, phản ánh qua việc chỉ số Dollar Index giảm về 107,22 điểm.
Sáng 23/11, báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ API cho biết tồn kho dầu thô tại Mỹ tiếp tục giảm 4,8 triệu thùng/ngày, trong tuần kết thúc ngày 18/11, tiêu cực hơn với mức dự đoán của thị trường tuần thứ hai liên tiếp. Đây sẽ là một yếu tố giúp cho giá dầu duy trì được đà phục hồi trong phiên sáng nay.