Xuất khẩu rau quả cần bám tín hiệu thị trường

Năm 2022 nhiều thị trường mới cho xuất khẩu rau quả đã được chính thức mở ra bằng các văn bản pháp lý giữa Việt Nam và các nước đối tác.
Xuất khẩu rau quả "bùng nổ" trong năm 2023 Rau quả xuất khẩu: Tiềm năng rộng mở năm 2023

Tuy nhiên người sản xuất cũng cần bám sát các tín hiệu của thị trường nhập khẩu để có thể sản xuất hợp lý, mang lại giá trị cao cho rau quả xuất khẩu.

Xuất khẩu rau quả cần bám tín hiệu thị trường - Ảnh 1.
Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật bày tỏ lo ngại về phát triển "nóng" diện tích trồng sầu riêng trên cả nước - Ảnh" VGP/Đỗ Hương

Lo ngại từ quả sầu riêng

Theo đánh giá của Bộ Công thương, triển vọng xuất khẩu hàng rau quả trong năm 2023 sẽ khởi sắc nhờ các yếu tố tác động như: thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc mở cửa trở lại sau thời gian dài áp dụng chính sách "Zero Covid"; trong năm 2022, Trung Quốc chính thức cấp phép cho trái sầu riêng, chanh leo và khoai lang của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch. Bên cạnh đó, những loại quả khác như thanh long, xoài, chuối… cũng sẽ được Trung Quốc tăng nhập khẩu, bởi nước này vừa trải qua hạn hán, nhiều diện tích canh tác bị ảnh hưởng.

Ngày 17/9/2022, 100 tấn sầu riêng đầu tiên đã được Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Trước những kỳ vọng lớn về giá trị của loại quả này, người dân nhiều địa phương lập tức đã chuyển đổi sang trồng sầu riêng rất nhanh chóng.

Chính vì vậy đến ngày 30/11/2022, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã phải lập tức ban hành Chỉ thị số 8084/CT-BNN-TT về việc phát triển bền vững sản xuất cây sầu riêng, chanh leo.

Chỉ thị nêu rõ việc nhiều địa phương phát triển nóng về diện tích, mở rộng trồng mới ở những vùng không có lợi thế; tự phát chặt phá các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng mới sầu riêng; thực hiện chuyển đổi vườn cà phê trồng xen sầu riêng, hồ tiêu có hiệu quả ở Tây Nguyên sang trồng thuần cây sầu riêng…

Trong khi đó, quy mô sản xuất nhỏ lẻ còn phổ biến; tổ chức sản xuất, doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, xây dựng vùng nguyên liệu, tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ còn hạn chế. Diện tích được cấp mã số vùng trồng, số lượng cơ sở đóng gói được cấp mã số đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc còn rất nhỏ so với tổng quy mô diện tích, sản lượng chanh leo, sầu riêng hiện có.

Mới đây, Bộ Công thương cũng cho biết từ ngày 4/1/2023, Trung Quốc đã cho phép nhập khẩu sầu riêng từ Philippines. Như vậy việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc tới đây cũng sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ.

Trong cuộc gặp gỡ báo chí ngày 17/1, ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã có những chia sẻ về việc phát triển sản xuất những sản phẩm rau củ xuất khẩu, trong đó có câu chuyện về sầu riêng.

Theo ông Đạt cho biết, dù là đơn vị liên quan nhiều đến công tác xuất khẩu sầu riêng như phối hợp cấp phép mã số vùng trồng, kiểm soát chất lượng… Nhưng Cục Bảo vệ thực vật lại không thể kiểm soát được diện tích trồng sầu riêng của bà con. Chính vì vậy dù thông tin xuất khẩu sầu riêng chính ngạch đi Trung Quốc rất đáng mừng nhưng lãnh đạo Cục cũng rất lo lắng việc phát triển "nóng" sản phẩm này. Câu chuyện về "được mùa mất giá" vẫn là sự ám ảnh nền sản xuất khi mù mờ tín hiệu về thị trường.

Xuất khẩu rau quả cần bám tín hiệu thị trường - Ảnh 2.
Cần xác định những loại quả tiềm năng, lợi thế và biến thành mũi nhọn thúc đẩy kinh tế - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Nhiều cơ hội rộng mở từ các thị trường nhập khẩu

Theo thống kê của Bộ Công thương, trong năm 2022, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tới hầu hết các thị trường đều tăng trưởng tốt, trừ thị trường Trung Quốc. Xuất khẩu tới Trung Quốc giảm là do nhu cầu của thị trường giảm bởi tác động của chính sách "Zero Covid".

Chính sách "Zezo Covid" của Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng rau quả của Việt Nam. Tháng cuối năm 2022, Trung Quốc đã nới lỏng chính sách "Zezo Covid" nên tình hình khởi sắc hơn.

Đặc biệt, chuối Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Philippines về xuất khẩu sang Trung Quốc. Mới đây, hai bên đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với khoai lang của Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc, điều này sẽ mở ra cơ hội cho xuất khẩu khoai lang của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao, do đó xuất khẩu mặt hàng này tới Trung Quốc tăng trưởng tốt, sẽ góp phần thúc đẩy ngành hàng rau quả của Việt Nam tăng trưởng khả quan.

Thông tin từ Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết đơn vị này đã cấp được 5.325 mã số vùng trồng và 1.438 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Trung Quốc... cho tất cả các sản phẩm rau quả tươi các loại, với tổng diện tích hơn 300 nghìn ha.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, nhu cầu tại các thị trường cũng tăng trong dịp lễ hội cuối năm nên trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tới các thị trường như Hàn Quốc, thị trường Đài Loan, Hà Lan… cũng tăng trưởng tốt trong tháng 12/2022.

Cùng với đó, với chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường cũng sẽ thúc đẩy ngành hàng rau quả tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2023. Trong đó, Hoa Kỳ và các thị trường trong khối EU có nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả lớn, tuy nhiên Việt Nam mới chỉ cung cấp tỷ trọng nhỏ, nên cơ hội mở rộng tới các thị trường này là rất lớn.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho rằng, trong số 13 loại trái cây đang được xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam, không phải loại quả nào chúng ta cũng có ưu thế và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, cần xác định những loại quả tiềm năng, lợi thế và biến thành mũi nhọn thúc đẩy kinh tế.

Bộ Công Thương cũng cho rằng, để đẩy mạnh sang các thị trường này các doanh nghiệp ngành hàng rau quả của Việt Nam cần đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe từ phía thị trường. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ đang ngày càng tăng tại thị trường châu Âu và Hoa Kỳ, do đó các doanh nghiệp cần quan tâm để đáp ứng đúng xu hướng thị trường.

baochinhphu.vn

Tin mới cập nhật

Giá cà phê tăng cao, kim ngạch xuất khẩu lập đỉnh

Giá cà phê tăng cao, kim ngạch xuất khẩu lập đỉnh

Giá cà phê tăng gần 68% giúp kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2025 đạt gần 3,8 tỷ USD mức cao nhất từ trước đến nay, dù sản lượng giảm gần 10%.
Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

4 tháng năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá tiêu xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2025 đạt 6.903 USD/tấn, tăng mạnh 62,7% so với cùng kỳ, kéo kim ngạch toàn ngành tăng hơn 44% dù sản lượng giảm.
Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Nửa đầu tháng 4/2025, giá xuất khẩu cao su tăng gần 31%, đạt 1.931 USD/tấn, dù sản lượng và kim ngạch đều giảm so với cùng kỳ năm 2024.
Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Quý I/2025, xuất khẩu bưởi đạt hơn 17,5 triệu USD, tăng 60,6%, trở thành 1 trong 10 loại trái cây có kim ngạch cao nhất của Việt Nam.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam hiện xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt sang 22 thị trường trên thế giới, trong đó Hồng Kông (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Theo số liệu mới nhất từ Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong tháng 3/2025 và quý I/2025 tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực.
Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Giá cao su xuất khẩu quý I/2025 tăng mạnh nhất kể từ 2017, mở ra kỳ vọng phục hồi cho ngành, song thị trường vẫn chờ tín hiệu từ phía nhu cầu tiêu thụ.

Tin khác

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Tháng 3/2025, Pakistan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 22,93% về lượng và chiếm 27,73% tổng trị giá, đạt 4,09 triệu USD.
Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng 24,39 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Quý I/2025, lượng điều xuất khẩu giảm 19% nhưng nhờ giá tăng gần 28%, ngành điều Việt Nam vẫn duy trì kim ngạch và kỳ vọng cán mốc 4,5 tỷ USD năm nay.
Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Trong quý I, xuất khẩu gỗ Việt Nam tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực thể hiện qua con số tích cực về đơn hàng và giá trị đem lại.
Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý I/2025, xuất khẩu hồ tiêu giảm mạnh về lượng nhưng kim ngạch lại tăng vọt nhờ giá xuất khẩu tăng hơn 65% – mức cao nhất từ trước đến nay.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn.
Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Tháng 3/2025, Việt Nam xuất khẩu 266.682 tấn phân bón, đạt gần 91 triệu USD, tăng mạnh cả lượng và kim ngạch nhưng giá bình quân giảm gần 14%.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tuyên truyền về những cam kết của Việt Nam trong bảo vệ rừng sẽ góp phần mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

4 công trình khoa học giàu tính đổi mới sáng tạo của các nhà khoa học vừa được xét trao giải thưởng Bảo Sơn năm 2024, tổ chức tại Hà Nội tối nay 11/5/2025.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Canada là thị trường khó tính, nhưng nhờ tuân thủ các quy định và có chiến lược phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập thị trường này.
Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Lòng se điếu giá rẻ rao bán đầy 'chợ mạng'

Lòng se điếu giá rẻ rao bán đầy 'chợ mạng'

Lòng se điếu đang phủ sóng "chợ mạng" với giá rẻ bất ngờ, hút người mua nhưng tiềm ẩn nguy cơ không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Phiên bản di động