Xuất khẩu dừa tươi của Việt Nam thu về 390 triệu USD
Tháng 8, Trung Quốc sẽ kiểm tra vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi Việt Nam Xuất khẩu dừa tươi dự báo sẽ tăng mạnh Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024 |
Tính chung, năm 2024 xuất khẩu dừa tươi và các sản phẩm từ dừa đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm 2023. Đây là lần đầu sau 14 năm, trái dừa đem lại kim ngạch tỷ USD cho Việt Nam. Trái dừa cũng là mặt hàng mang về kim ngạch lớn thứ 3, chỉ sau sầu riêng và thanh long.
Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của trái dừa tươi Việt Nam, chiếm khoảng 25% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành. Đồng thời, Việt Nam cũng là nhà cung cấp dừa lớn thứ 3 cho Trung Quốc trong năm 2024, chiếm hơn 20% thị phần.
![]() |
Năm 2024 xuất khẩu dừa tươi và các sản phẩm từ dừa đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm 2023. Ảnh: TTXVN |
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam hiện có khoảng 200.000 ha dừa, được trồng ở 15 tỉnh, thành phố, với sản lượng ước đạt 2 triệu tấn/năm. Khoảng một phần ba diện tích trồng dừa của nước ta đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ và châu Âu, chủ yếu tại các tỉnh Duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long (Trà Vinh, Bến Tre).
Sản phẩm dừa xiêm xanh Bến Tre đã được cấp giấy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và chứng chỉ quốc gia về chỉ dẫn địa lý, với 133 mã số vùng trồng và hơn 8.300 ha phục vụ xuất khẩu. Toàn tỉnh có 14 doanh nghiệp được cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc.
Với hơn 600 doanh nghiệp sản xuất, chế biến liên quan đến dừa, ngành dừa Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việt Nam đứng thứ 4 về xuất khẩu dừa tại châu Á - Thái Bình Dương và thứ 5 thế giới.
Hiện nay, thương lái mua dừa khô của nông dân trong nước đầu tháng 2 với giá 80.000-110.000 đồng/chục, tăng từ 20.000-30.000 đồng/chục. Riêng dừa tươi giá cũng rất cao, từ 100.000-130.000 đồng/chục tùy loại dừa. Một trong những nguyên nhân khiến giá dừa tăng là do được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Các chuyên gia đánh giá, trái dừa Việt Nam có khả năng cạnh tranh với hàng từ Thái Lan, nhờ vị ngọt thanh mát của giống dừa xiêm, vốn được ưa chuộng tại nhiều thị trường như EU, Mỹ, Canada và Hàn Quốc.
Tin mới cập nhật

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực của Việt Nam

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu

Xuất khẩu 400.000 tấn sắn trong tháng hai năm 2025

Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 69,4% xuất khẩu thịt của Việt Nam
Tin khác

Việt Nam thu về 425 triệu USD từ xuất khẩu hạt điều

Tháng 1/2025, xuất khẩu cua của Việt Nam đạt 19 triệu USD

Xuất khẩu tôm tăng 30,8% so với cùng kỳ

Tháng 1/2025, xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt 7.600 tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng phi mã, đạt hơn 5.500 USD/tấn

Nhập khẩu hạt điều của Việt Nam từ Tanzania tăng mạnh

Hồ tiêu hướng tới giá trị xuất khẩu 1,5 tỷ USD

Giá cà phê biến động: Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó sao?

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Mỹ

Doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng làm gì khi siết kiểm định?
Đọc nhiều

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Giá thịt heo ‘neo cao’, người tiêu dùng ‘thắt lưng buộc bụng’

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất
