Xuất khẩu cà phê đặt mục tiêu kim ngạch đạt 6 tỷ USD vào năm 2030

Năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD, giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so năm 2020. Đáng chú ý, tháng 12/2021, giá cà phê xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2017. Tuy nhiên, để nâng cao kim ngạch xuất khẩu và đạt con số 6 tỷ USD vào năm 2030, yếu tố cốt lõi vẫn phải đẩy mạnh chế biến sâu.

Năm 2021, xuất khẩu cà phê thu về xấp xỉ 3 tỷ USD

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động thông quan thuận lợi hơn, nhu cầu thế giới tăng là những yếu tố giúp xuất khẩu cà phê của Việt Nam phục hồi cuối năm 2021. Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 12/2021 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 305 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 26,2% về trị giá so với tháng 11/2021, so với tháng 12/2020 giảm 6,5% về lượng, nhưng tăng 20,3% về trị giá. Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD, giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so năm 2020.

3113-ca-phe
Tháng 12/2021 giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.344 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 6/2017

Theo ước tính, tháng 12/2021 giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.344 USD/tấn - mức cao nhất kể từ tháng 6/2017, tăng 4,3% so với tháng 11/2021 và tăng 28,7% so với tháng 12/2020. Tính chung cả năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 1.969 USD/tấn, tăng 12,4% so với năm 2020.

Năm 2021, chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu là cà phê Robusta. Trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 1,218 triệu tấn, trị giá 2,02 tỷ USD, giảm 1,4% về lượng, nhưng tăng 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, lượng cà phê Robusta xuất khẩu sang nhiều thị trường chính giảm, như: Đức giảm 1,4%; Ý giảm 11,2%; Hoa Kỳ giảm 0,6%, Tây Ban Nha giảm 37,8%; Algeria giảm 12,2%. Ngược lại, lượng cà phê Robusta xuất khẩu sang Nga tăng 15,1%; Trung Quốc tăng 61,1%.

Hiện, thị trường cà phê trong nước bắt đầu sôi động, nhưng không được như những năm trước. Sản lượng thu mua ở mức thấp do thu hoạch chậm (đạt khoảng 80% sản lượng vụ mới).

Dự báo năm 2022, giá cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức cao. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến nguồn cung hạn chế từ các nước sản xuất lớn như Colombia và một số nước khu vực Nam Mỹ. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng quốc tế được dự đoán có thể còn kéo dài. Hiện tại, do thiếu nguồn cung cà phê Arabica, một số nhà rang xay đang tìm đến phương án phối trộn cà phê Arabica và Robusta nhằm hạ giá bán. Điều này về lâu dài có thể giúp thay đổi khẩu vị người tiêu dùng và quen hơn với việc uống cà phê Robusta rang xay và sẽ giúp cho cà phê Robusta của Việt Nam xuất khẩu thuận lợi hơn.

Đẩy mạnh chế biến sâu

Mặc dù xuất khẩu cà phê năm nay đạt xấp xỉ 3 tỉ USD, nhưng cà phê chế biến sâu của Việt Nam trong năm 2021 chỉ xuất khẩu được 121 nghìn tấn, kim ngạch 433 triệu USD. Như vậy, mặc dù lượng chỉ chiếm 8% nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến chiếm 15% tổng kim ngạch của mặt hàng này.

Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam đặt mục tiêu trong 10 năm tới, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 5 - 6 tỷ USD, tức gấp hơn 2 lần so với hiện tại. Hiện, giá cho một tấn cà phê chế biến trung bình đạt gần 3.600 USD trong khi giá cà phê nhân trên sàn khoảng 2.400 USD. Hiện nay cà phê Việt Nam đang rẻ nhất thế giới, thay vì Brazil trước đây do cơ chế trừ lùi. Cụ thể, giá của Việt Nam phải trừ lùi tới 450 - 500 USD/tấn.

Do vậy, để đạt con số xuất khẩu 6 tỷ USD, nhiều ý kiến cho rằng cần nâng tỷ lệ cà phê chế biến từ dưới 10% như hiện nay lên khoảng 25% hoặc thậm chí phải hơn vậy. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, để nâng tỷ trọng cà phê chế biến là một thách thức lớn với doanh nghiệp do trình độ công nghệ, vận hành nhà máy phức tạp và nhận thức của người nông dân.

Hiện cả nước có 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn và 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan. Số lượng các cơ sở chế biến sâu còn ít và đa phần hoạt động dưới công suất thiết kế.

Mặt khác, muốn phát triển ngành hàng cà phê thì cần đi theo hướng chế biến. Hiện thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Trong khi đó, để làm thương hiệu phải mất nhiều tiền của, công sức.

Những ngày đầu năm 2022, Công ty TNHH Liên kết thương mại Toàn Cầu (quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh) đã xuất khẩu 2 container cà phê nông sản thương hiệu Meet More đi thị trường EU. Đây là cà phê chế biến hòa tan pha trộn với các loại nông sản khác như cà phê trái nhàu, cà phê bạc hà, cà phê khoai môn, cà phê xoài, cà phê dừa, cà phê đậu xanh. Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, đây là lần đầu tiên doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang EU. Trước đó, cà phê đã xuất khẩu đi Hàn Quốc, Australia, Trung Đông. Nông sản chế biến ngay từ đầu vào đã đạt chất lượng rất tốt là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp xuất khẩu thuận lợi vào thị trường này. Không chỉ EU, theo kế hoạch cà phê trái cây của doanh nghiệp chuẩn bị để xuất đi Mỹ và Nga vào cuối tháng 1/2022.

Cà phê là 1 trong 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD và là những mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu thuộc "tốp đầu" của ngành nông nghiệp. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam chiếm gần 7% tổng giá trị xuất khẩu nông nghiệp đất nước. Bên cạnh người tiêu dùng châu Âu và châu Mỹ, người dân châu Á cũng dần biết đến và ưa thích hạt cà phê Việt Nam. Các chuyên gia nhận định, nếu các doanh nghiệp có chiến lược tiếp cận đúng đắn thì thị trường xuất khẩu khó tính như EU, Mỹ, Nga, Nhật Bản,… sẽ là “miền đất hứa” cho xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Với phương châm "năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng", chiến lược của ngành cà phê trong thời gian tới là đẩy mạnh mặt hàng cà phê chế biến (cà phê rang xay, cà phê hòa tan,...) hơn là chú trọng vào số lượng cà phê nhân như hiện nay. Theo các chuyên gia, dù còn nhiều thách thức nhưng việc đẩy mạnh chế biến sâu sẽ là giải pháp cốt yếu không chỉ giúp gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn giúp ngành hàng này phát triển bền vững.

Nguyễn Hạnh

Tin mới cập nhật

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Tình trạng kiểm soát chất lượng gắt gao từ Trung Quốc đang tạo ra những trở ngại lớn đối với ngành xuất khẩu rau quả Việt Nam.
10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực của Việt Nam

10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực của Việt Nam

Hai tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trị giá đạt 184,4 triệu USD, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức, chiếm 63,2% về lượng và 60,8% về trị giá, tăng 53,6% về lượng và 49,9% về trị giá so với mức tỷ trọng năm 2023.
Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường bán lẻ hiện đại là kênh quan trọng giúp gia tăng giá trị, mở rộng đầu ra bền vững cho ngành rau quả Việt Nam.
2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 334.152 tấn, trị giá 134,46 triệu USD, giảm 5,1% về lượng, giảm 7,5% về kim ngạch so với 2 tháng đầu năm 2024.
Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Tháng 01/2025, Việt Nam nhập khẩu 74,45 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 156,68 triệu USD, tăng 8,2% về lượng và 13,4% về trị giá so cùng kỳ.
Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu

Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 08/2025 quy định hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Xuất khẩu 400.000 tấn sắn trong tháng hai năm 2025

Xuất khẩu 400.000 tấn sắn trong tháng hai năm 2025

Tháng 2/2025, cả nước xuất khẩu khoảng 400 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 128 triệu USD tăng 90,7% về lượng và tăng 36,5% về trị giá so cùng kỳ.
Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 69,4% xuất khẩu thịt của Việt Nam

Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 69,4% xuất khẩu thịt của Việt Nam

Tháng 1/2025, Hồng Kông (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt lớn nhất của Việt Nam, đạt 861,6 tấn, trị giá 6,22 triệu USD.
Việt Nam thu về 425 triệu USD từ xuất khẩu hạt điều

Việt Nam thu về 425 triệu USD từ xuất khẩu hạt điều

2 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu hạt điều đạt 62 nghìn tấn, trị giá 425 triệu USD, giảm 31,8% về lượng và giảm 13,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.

Tin khác

Tháng 1/2025, xuất khẩu cua của Việt Nam đạt 19 triệu USD

Tháng 1/2025, xuất khẩu cua của Việt Nam đạt 19 triệu USD

Tháng 1/2025, xuất khẩu cua của Việt Nam sang Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng đột biến, gấp 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 19 triệu USD.
Xuất khẩu tôm tăng 30,8% so với cùng kỳ

Xuất khẩu tôm tăng 30,8% so với cùng kỳ

Hai tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước đạt 542,387 triệu USD, tăng trưởng 30,8%.
Tháng 1/2025, xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt 7.600 tấn

Tháng 1/2025, xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt 7.600 tấn

Tháng 01/2025, xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt 7.639 tấn, kim ngạch xấp xỉ 50 nghìn USD, giảm 35,4% về lượng nhưng tăng 12,8% về trị giá so với cùng kỳ.
Giá cà phê xuất khẩu tăng phi mã, đạt hơn 5.500 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng phi mã, đạt hơn 5.500 USD/tấn

Hai tháng đầu năm 2025 giá cà phê xuất khẩu bình quân ước đạt 5.574 USD/tấn, tăng 76,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Nhập khẩu hạt điều của Việt Nam từ Tanzania tăng mạnh

Nhập khẩu hạt điều của Việt Nam từ Tanzania tăng mạnh

Tanzania là nhà cung cấp hạt điều lớn nhất cho Việt Nam với 48 nghìn tấn, trị giá hơn 88 triệu USD, tăng 113% về lượng và tăng 200% về trị giá so cùng kỳ.
Hồ tiêu hướng tới giá trị xuất khẩu 1,5 tỷ USD

Hồ tiêu hướng tới giá trị xuất khẩu 1,5 tỷ USD

Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, ngành hồ tiêu Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong thời gian tới.
Giá cà phê biến động: Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó sao?

Giá cà phê biến động: Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó sao?

Giá cà phê trên thị trường thế giới đang trải qua giai đoạn biến động mạnh, gây ra nhiều khó khăn cho người trồng và doanh nghiệp xuất khẩu.
Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Mỹ

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Mỹ

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho thị trường Mỹ đạt 75.602 tấn, trị giá 403,5 triệu USD, tăng 41,7% về lượng và tăng 72,3% về trị giá so với năm 2023.
Doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng làm gì khi siết kiểm định?

Doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng làm gì khi siết kiểm định?

Trung Quốc yêu cầu xuất khẩu sầu riêng phải có giấy kiểm định chất vàng O, đây là yêu cầu mà các doanh nghiệp cần phải tuân thủ và đưa ra giải pháp phù hợp.
Xuất khẩu sang Singapore: Doanh nghiệp lưu ý quy định mới

Xuất khẩu sang Singapore: Doanh nghiệp lưu ý quy định mới

Ngay từ những ngày đầu của năm, Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã cập nhật thông tin mới về chính sách xuất nhập khẩu mới của quốc gia sở tại và khuyến nghị.

Đọc nhiều

Infographic | Những thay đổi mới nhất về quy chế tuyển sinh đại học 2025

Infographic | Những thay đổi mới nhất về quy chế tuyển sinh đại học 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 06/2025 sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025.
Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Trong số 63 tỉnh, thành phố, địa phương nào có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước?
Infographic | Những điểm cần lưu ý thi tốt nghiệp lớp 10 công lập

Infographic | Những điểm cần lưu ý thi tốt nghiệp lớp 10 công lập

Kỳ thi tốt nghiệp lớp 10 THPT năm học 2025-2026 của Hà Nội diễn ra vào đầu tháng 6. Dưới đây là các mốc thời gian quan trọng thí sinh cần nhớ.
Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Sau lùm xùm liên quan đến chủ quyền quốc gia, đồ chơi Baby Three ‘ế chỏng chơ’ và đã mất dần sự yêu thích của người tiêu dùng Việt Nam.
Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2025 đạt 35,65 tỷ USD.
Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp về chuyển đổi số

Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp về chuyển đổi số

Dự án: “Hướng tới tương lai chuyển đổi số ở Việt Nam” sau 1 năm triển khai đã hỗ trợ nhiều bạn trẻ kỹ năng lập nghiệp và thúc đẩy bình đẳng giới.
Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Gần đây, thị trường F&B (Food and Beverage - thực phẩm và đồ uống) Việt Nam chứng kiến sự 'bành trướng' mạnh mẽ của các thương hiệu trà sữa và đồ ăn Trung Quốc.
Nhận định chứng khoán 27/3: Giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 27/3: Giải ngân thăm dò

Các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân thăm dò ở những cổ phiếu không bị ảnh hưởng mạnh bởi chỉ số chung và đang trong xu hướng tăng.
'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp Việt cần đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, phát triển nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn xa.
Nhận định chứng khoán 26/3: Hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 26/3: Hạn chế mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có tỷ trọng cổ phiếu thấp nên hạn chế mua đuổi, và chỉ xem xét giải ngân từng phần ở những nhịp rung lắc.
Phiên bản di động