Việt Nam và Indonesia phấn đấu kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD trước năm 2028
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Joko Widodo đều khẳng định mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia đã vượt qua nhiều thách thức và ngày càng tin cậy, hợp tác kinh tế ngày càng mạnh mẽ.
![]() |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại cuộc họp báo sau hội đàm. (Nguồn: VOV) |
Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi các chuyến thăm cấp cao và các cấp, triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương; thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã ký kết; xây dựng chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2024-2028 một cách đầy đủ và toàn diện, cụ thể. Hợp tác thương mại hai nước tăng vững chắc, theo hướng cân bằng và bền vững hơn; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư và phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, kinh tế xanh, năng lượng tái tạo, du lịch, dịch vụ và tăng cường các chuyến bay. Tăng cường hợp tác về quốc phòng, an ninh, hợp tác biển; tăng cường kết nối giao lưu nhân dân giữa địa phương và doanh nghiệp.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, với kim ngạch thương mại song phương đạt 11,5 tỷ USD vào năm 2021, về đích sớm 2 năm và năm nay có thể đạt 13 tỷ USD, hai bên nhất trí sớm đưa kim ngạch thương mại song phương đạt mục tiêu 15 tỷ USD và cao hơn vào trước năm 2028. Năm tới, hai nước sẽ kỷ niệm 10 năm Đối tác chiến lược, mở ra trang mới trong hợp tác hai nước.
Để nâng kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD, Tổng thống Joko Widodo đề nghị Việt Nam tạo thuận lợi cho hàng hóa Indonesia xuất khẩu vào Việt Nam, nhất là nông sản. Tổng thống Indonesia cũng thống nhất với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thúc đẩy hợp tác đầu tư hai nước.
Đề cập Indonesia đã đầu tư 101 dự án vào Việt Nam trị giá 611,7 triệu USD, Tổng thống Joko Widodo đánh giá cao lòng tin, sự tin cậy của Việt Nam đối với doanh nghiệp Indonesia tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. “Tôi đánh giá cao cam kết của Chính phủ Việt Nam giải quyết một số vấn đề nhà đầu tư Indonesia gặp phải. Điều này góp phần thúc đẩy đầu tư mới trong tương lai. Tôi và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã thống nhất tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sạch và năng lượng tái tạo. Tôi hoan nghênh ký kết hợp tác hai nước trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản. Điều này sẽ giúp thúc đẩy phát triển điện mặt trời, công nghệ hydro và mạng lưới điện thông minh. Tôi cũng hoan nghênh doanh nghiệp hai nước hợp tác hiệu quả, trong đó có lĩnh vực xe máy điện, pin phương tiện chạy điện”, Tổng thống Joko Widodo chia sẻ với báo chí.
Theo Tổng thống Joko Widodo, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác du lịch, phấn đấu đạt mức trước thời điểm xảy ra dịch Covid-19, đồng thời thúc đẩy các hãng hàng không hai nước hoàn tất các kế hoạch để mở đường bay mới giữa Đà Nẵng-Java, tăng thêm các chuyến bay giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Jakarta.
Về vấn đề quốc tế và khu vực, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Joko Widodo cho biết, đã nhất trí tăng cường hợp tác trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là các diễn đàn của ASEAN, Liên hợp quốc, đồng thời chia sẻ quan điểm về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có biển Đông. Việt Nam và Indonesia nhất trí phối hợp thúc đẩy một ASEAN đoàn kết, tự cường và phát huy vai trò trung tâm, duy trì lập trường chung của ASEAN về Biển Đông; bảo đảm hòa bình, an toàn, an ninh, tự do hàng hải và hàng không trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Hai nhà lãnh đạo cũng cho biết đã thảo luận về những ưu tiên của Indonesia trong năm Chủ tịch ASEAN 2023. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Indonesia hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch G20 2022 và cam kết ủng hộ mạnh mẽ Indonesia đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2023 với chủ đề: “Các vấn đề của ASEAN: tâm điểm tăng trưởng”.
Tin mới cập nhật

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Cổ phiếu PEC bị duy trì diện hạn chế giao dịch

Campuchia thắt chặt thủ tục về xuất xứ hàng hóa

Nhà đầu tư quan tâm dự án điện rác tại Việt Nam

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá
Tin khác

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp

Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
