Tỷ giá khó biến động trước áp lực tăng lãi suất của Fed
Tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng tiếp tục đi ngang, bất chấp trên thị trường thế giới, USD đang tiếp tục mạnh lên sau khi biên bản cuộc họp tháng 7/2022 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa được công bố.
![]() |
Biên bản cuộc họp tháng 7 của Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) cũng cho biết, có thể mất nhiều thời gian hơn để kiềm chế lạm phát. Tốc độ nâng lãi suất trong tương lai sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế sắp tới cũng như đánh giá của Fed về cách nền kinh tế thích ứng với mức lãi suất cao hơn đã được thông qua. Điều này cho thấy Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ tiếp tục chiến dịch nâng lãi suất USD mạnh mẽ cho đến khi có thể kìm hãm lạm phát.
Giá đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế tăng, chỉ số USD-Index tăng 0,12 điểm, lên 107,61 điểm. Từ đầu tuần đến nay, USD-Index đã tăng khoảng 1,8%. Nhà đầu tư quay lại USD trú ẩn khi các thông tin kinh tế tốt xấu đan xen. Tâm lý thị trường đã được định hình phần lớn bởi các hành động gần đây của Fed khi họ đẩy lãi suất cao hơn. Fed đã tăng lãi suất từ gần 0% vào tháng 3/2022 lên mức 2,25 - 2,5% để chống lại lạm phát Mỹ ở mức 8,5%.
Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều chỉnh tăng 13 đồng trong phiên cuối tuần, niêm yết ở mức 23.205 VND/USD. Với biên độ +/-3% đang áp dụng, tỷ giá trần niêm yết tại các ngân hàng là 23.901 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.509 VND/USD. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do tiếp tục đà giảm, hiện đang giao dịch là 23.950 - 24.050 VND/USD và thu hẹp khoảng cách với thị trường niêm yết. SSI Research cho rằng, tỷ giá trên thị trường niêm yết sẽ tiếp tục ổn định quanh mức 23.400 VND/USD, trong khi tỷ giá của các đồng tiền trong khu vực sẽ tăng giá trong thời gian tới và do vậy thu hẹp mức tăng của VND với các đồng tiền đó.
Trung tâm Giải pháp tài chính và Giao dịch toàn cầu của Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc và Trung tâm Tài chính Toàn cầu của Ngân hàng Shinhan Việt Nam đưa ra nhận định, trong 6 tháng đầu năm 2022, USD mạnh lên và thị trường chứng khoán tuột dốc do Fed thắt chặt chính sách nhanh hơn dự kiến và tâm lý lo ngại rủi ro dấy lên từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát. Tuy nhiên, theo Shinhan, tỷ giá sẽ giảm dần vào cuối năm và duy trì quanh mức 23.000 VND/USD nhờ các chính sách kích thích kinh tế, kích cầu trong nước, sự phục hồi ngành du lịch và dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam, kiều hối tăng...
Các chuyên gia tại Chứng khoán VNDirect nhận thấy, có một số yếu tố hỗ trợ VND trong nửa cuối năm 2022, bao gồm: dòng vốn FDI mạnh hơn, thặng dư thương mại cải thiện (dự báo đạt khoảng 7,2 tỷ USD vào năm 2022), thặng dư cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối cao (tương đương 3,5-4 tháng nhập khẩu). Do đó, các chuyên gia VNDirect kỳ vọng xu hướng tăng của USD sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2022. Dự báo tỷ giá VND/USD sẽ duy trì trong khoảng 22.900 - 23.300 VND/USD vào cuối năm 2022, tương ứng với mức tăng không quá 2% so với cuối năm 2021.
TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính, ngân hàng cho rằng, NHNN sẽ kiên định với mục tiêu ổn định tỷ giá như thời gian qua và tỷ giá trong cả năm 2022 sẽ chỉ tăng khoảng 2,5%. Điều đó có nghĩa, trong 6 tháng cuối năm, mức biến động của tỷ giá chỉ vào khoảng 0,5%, thấp hơn nhiều so với nửa đầu năm.
Theo ước tính của KBSV, NHNN đã bán ra khoảng 11-12 tỷ USD qua phương thức kỳ hạn 3 tháng không hủy ngang để ổn định tỷ giá. Ước tính theo tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch NHNN, con số này tương đương khoảng 280.000 tỷ đồng. Vì vậy, những diễn biến bất lợi từ bên ngoài khiến áp lực tỷ giá tăng lên trong những tháng cuối năm. Mặc dù vậy, giới phân tích tài chính cho rằng, Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế kìm hãm tốc độ mất giá của VND so với USD. Chẳng hạn như lạm phát của Việt Nam ổn định hơn so với Mỹ, lãi suất cao hơn Mỹ và hơn nữa Việt Nam đang có dự trữ ngoại hối tương đối cao (khoảng gần 4 tháng nhập khẩu).
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cũng dự báo, tỷ giá trong nửa cuối năm 2022 vẫn trong tầm kiểm soát, với mức tăng khoảng 2,3-2,5%, nhờ mức tăng của USD thời gian tới dự báo không còn quá mạnh như 6 tháng vừa qua.
Tin mới cập nhật

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán

Trái phiếu quý I: Phát hành mới giảm, giao dịch thứ cấp tăng
Tin khác

Thu thuế thương mại điện tử quý I/2025 vượt 34 nghìn tỷ đồng

Khối lượng giao dịch phái sinh tháng 3 tăng mạnh

Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục

Infographics | Dữ liệu của cơ quan thuế với hoạt động thương mại điện tử

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng 15-20% trong năm 2025

Thị trường chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh

Thị trường chứng khoán hút dòng tiền nhờ định giá hấp dẫn

Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất điều hành

Infographic | Thu ngân sách Nhà nước hai tháng đạt gần nửa tỷ đồng

Tin mới nhất về đánh thuế tài sản thừa kế của giới siêu giàu
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
