Thúc đẩy sản xuất, sử dụng xe điện hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh
Ưu tiên để phát triển xe điện
Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường từ khí thải phương tiện tham gia giao thông đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu nói chung và tại các đô thị Việt Nam nói riêng. Ở nhiều quốc gia, xe chạy năng lượng điện đang được coi là giải pháp hàng đầu giảm thiểu ô nhiễm không khí, môi trường.
![]() |
Sớm hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn thúc đẩy phát triển xe điện tại Việt Nam |
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, đang tích cực tham gia vào các hiệp ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Song, để phát triển xe điện cần phải có hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chính sách hỗ trợ phát triển và hành lang pháp lý đầy đủ để quản lý chất lượng phương tiện khi hiện thực hóa xe điện.
Các nghiên cứu cho thấy, ngành GTVT hiện nay tiêu thụ trên 55% lượng dầu và thải ra khoảng 25% tổng lượng CO2 (Howey, 2012). Tỷ lệ lượng phát thải CO2 của các phương tiện giao thông đường bộ chiếm tới 17% lượng phát thải CO2 toàn cầu.
Từ thực tế đó, ông Trần Quang Hà- Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ GTVT) cho biết: các quốc gia đã nghiên cứu, phát triển xe sử dụng nhiên liệu mới như nhiên liệu sinh học, pin nhiên liệu, hybrid, xe điện …Trong đó xe điện có ưu thế hơn cả và trở thành xu hướng của tương lai. Các nước đều có chính sách ưu tiên để phát triển xe điện, nâng dần tỉ lệ xe điện. Hiện, số lượng xe điện tiêu thụ ở các quốc gia phát triển khá lớn.
Hệ thống tiêu chuẩn về xe điện trên thế giới rất đa dạng và tiếp tục được xây dựng. Mỗi quốc gia tùy theo điều kiện của mình mà lựa chọn và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn phù hợp. “Hiện nay ở Việt Nam, xe điện được phân loại vào nhóm xe cơ giới, do đó chịu sự quản lý của các quy định pháp luật về giao thông hiện hành. Do đó việc quản lý chất lượng xe điện đang nằm trong tổng thể quản lý chất lượng phương tiện giao thông mà chưa có quy định riêng cụ thể”, ông Trần Quang Hà thông tin.
Bên cạnh đó, do có nhiều đặc điểm mới so với các loại phương tiện giao thông khác, các tiêu chuẩn, quy định hiện hành vẫn chưa có độ phủ hết, đảm bảo tính chuyên biệt, đặc thù của xe điện.
Chỉ ra đặc điểm phát triển của xe điện, ông Trần Quang Hà nhìn nhận, xe điện phát triển rất nhanh, không chỉ dừng lại ở công nghệ điện và còn kết hợp với các công nghệ điều khiển thông minh, trí tuệ nhân tạo,… để hình thành xe có mức độ tự động hóa cao (xe tự lái). Do có đặc điểm vận hành đặc biệt nên cần thiết phải nghiên cứu, xây dựng hệ thống quy định pháp luật phù hợp để quản lý, vận hành đảm bảo an toàn.
Về giải pháp thúc đẩy việc sản xuất, sử dụng xe điện, theo ông Trương Bá Tuấn- Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính), mới đây Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đưa ra quy định yêu cầu có lộ trình chuyển đổi, loại bỏ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường.
Cụ thể, Điều 65 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có quy định: Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích phát triển phương tiện giao thông công cộng, phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, phát thải thấp hoặc không phát thải; lộ trình chuyển đổi, loại bỏ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường.
Sớm hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho xe điện
Tại thời điểm này, Bộ GTVT đã có chủ trương xây dựng các quy định liên quan đến xe điện như: an toàn điện, động cơ, pin, hệ thống điều khiển, an toàn thông tin, chuẩn sạc… Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được xây dựng trên cơ sở hài hòa các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, Bộ cũng đang tiến hành rà soát, cập nhật các quy định quản lý, khai thác phương tiện giao thông điện trong quá trình xây dựng Luật Giao thông đường bộ sửa đổi tới đây, Luật Chất lượng hàng hóa, Luật Bảo vệ môi trường mới được quốc hội thông qua năm 2020, Luật đầu tư...
Trong đề xuất, đại diện Bộ GTVT cũng nêu ra những kiến nghị nhằm tạo điều kiện phát triển xe điện ở Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể, Nhà nước cần ban hành lộ trình phát triển xe điện ở Việt Nam, trong các khoảng thời gian với các yêu cầu và mục tiêu cụ thể. Động lực cho sự phát triển ô tô điện trên thế giới chính là các quy định về bảo vệ môi trường cùng các chính sách về thuế và chế tài xử phạt.
Cùng với đó, xây dựng các chế tài nhằm cụ thể hóa các quy định về xử lý các sản phẩm thải bỏ liên quan đến xe điện như ắc quy, các ô tô, xe máy quá niên hạn sử dụng. Sớm hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho xe điện
Liên quan đến chính sách thuế để phát triển xe điện tại Việt Nam, ông Trương Bá Tuấn nhận định, việc có những chính sách ưu đãi đối với việc sản xuất, sử dụng xe ô tô thân thiện môi trường trong bối cảnh hiện nay là cần thiết.
Ngoài các chính sách ưu đãi về thuế, phí, để khuyến khích sản xuất, sử dụng xe ô tô thân thiện môi trường, kinh nghiệm các nước cho thấy bên cạnh chính sách thuế, phí có thể sử dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác như các khoản hỗ trợ về tín dụng cho người sử dụng.
Cục Đăng kiểm Việt Nam và Bộ GTVT cũng đang rốt ráo nghiên cứu, phối hợp với cơ quan liên quan để đề xuất, xây dựng quy chuẩn về trạm sạc theo hướng phải đạt tiêu chuẩn chung, sử dụng được cho tất cả các nhà sản xuất khác nhau.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, tại nhiều nước hiện đã đưa ra lộ trình chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng xanh, xe điện, xe tự lái. Với dân số gần 100 triệu dân và xe điện chưa phát triển, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng lớn cho các loại phương tiện thân thiện với môi trường chiếm lĩnh trong tương lai gần. |
Tin mới cập nhật

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Sản xuất thép vào guồng, thị trường nội địa khởi sắc nhờ đầu tư công

Vì sao sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh?

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD
Tin khác

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Longform: Vị 'thuyền trưởng' giữ 'trái tim' ngành cơ khí Việt Nam

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục
