Thủ tướng đặt hàng các nhà khoa học, các trí thức nhiều đề tài quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững

Phát biểu tại Hội nghị đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ nhiều trăn trở, suy nghĩ để phát huy hơn nữa nguồn tài nguyên trí tuệ của đất nước. Ông nhấn mạnh, chúng ta phải có nhận thức mới, tư duy khoa học mới gắn với những giải pháp thiết thực, hiệu quả để đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn đời sống, nhất là đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Chiều ngày 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Hội nghị do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức tại Hà Nội.

Thủ tướng đặt hàng các nhà khoa học, các trí thức nhiều đề tài quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chúng ta phải có nhận thức mới, tư duy khoa học mới gắn với những giải pháp thiết thực, hiệu quả để đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn đời sống

Cùng dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, cơ quan Trung ương.

Lãnh đạo các địa phương tham dự trực tuyến qua các điểm cầu tại trụ sở Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Báo cáo của VUSTA tại Hội nghị cho biết, các hội thành viên và tổ chức trực thuộc đã thực hiện thành công 38 nhiệm vụ cấp quốc gia, 300 cấp bộ/tỉnh và 2.000 cấp cơ sở trên cơ sở xã hội hóa một cách mạnh mẽ theo chủ trương của Đảng và Chính phủ. Những thành tựu đáng tự hào trong 5 năm qua đã khẳng định VUSTA là tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam.

Sau khi Đại hội XIII của Đảng thành công rất tốt đẹp, Đảng đoàn VUSTA đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để triển khai trong toàn hệ thống Liên hiệp Hội. Đảng đoàn chỉ đạo Hội đồng Trung ương Liên hiệp Hội ban hành Chương trình làm việc toàn khóa VIII nhiệm kỳ 2020-2025 gồm nhiều nội dung quan trọng gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về Liên hiệp Hội.

Theo đó, Liên hiệp Hội từ Trung ương đến địa phương phấn đấu là tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, cùng với các hội ngành thành viên giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết rộng rãi và phát huy trí tuệ sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN; đại diện cho ý chí và nguyện vọng của đội ngũ trí thức KH&CN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội ngành thành viên và hội viên hoạt động trong các hội; là nhân tố quan trọng đưa KH&CN trở thành động lực phát triển đất nước và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Các tham luận, báo cáo tại Hội nghị đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, khai thác tối đa trí tuệ sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, nâng cao chất lượng tham mưu, tư vấn phản biện và giám định xã hội; chú trọng công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường…

“Tiếp tục tin tưởng vào đội ngũ trí thức KH&CN cách mạng Việt Nam, mạnh dạn đặt hàng và giao cho Liên hiệp Hội tham mưu, tư vấn phản biện và giám định xã hội thêm các đề án lớn, khó, có tính chất liên ngành, nhất là những đề án về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, Chính phủ; các chương trình, dự án lớn, các công trình quan trọng quốc gia”, Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Quang Thao phát biểu.

Nhiều giải pháp, thành tựu nghiên cứu cụ thể, thiết thực đã được báo cáo tại Hội nghị, trong đó nhiều đề tài vừa có ý nghĩa lâu dài, vừa giải quyết các vấn đề cấp bách đang đặt ra. Như tham luận về một số ý kiến trong phòng chống dịch COVID-19 của GS Nguyễn Anh Trí, Chủ tịch Hội Huyết học và Truyền máu Việt Nam; tham luận của Viện Công nghệ GFS – thành viên của VUSTA đề cập đề tài sản xuất cấu kiện tiền chế trong lĩnh vực xây dựng- đề tài mang tính thời sự và khoa học với yêu cầu xử lý hàng triệu tấn xỉ thải; cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ đã xuống cấp tại các thành phố lớn; xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trong cả nước - nhu cầu này đặc biệt bức thiết không chỉ khi cần áp dụng chính sách “ba tại chỗ” tại các khu công nghiệp trong tình hình đại dịch COVID-19…

Thủ tướng đặt hàng các nhà khoa học, các trí thức nhiều đề tài quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
Hội nghị đã tập trung vào những nội dung chính để giải quyết mong muốn và khát vọng đóng góp của các nhà khoa học, đội ngũ trí thức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Hết lòng, hết sức cống hiến cho khoa học, cho đất nước

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt biểu dương những đóng góp, cống hiến to lớn của đội ngũ trí thức KH&CN, của nhiều thế hệ các nhà khoa học nước nhà, của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Thủ tướng khẳng định: Xuyên suốt chiều dài lịch sử, cha ông ta luôn quý trọng hiền tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu. Ngay từ khi mới thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nói: “Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài”. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến sự phát triển KH&CN và đội ngũ trí thức trong tất cả các lĩnh vực.

Người đứng đầu Chính phủ ghi nhận, thời gian qua, Liên hiệp Hội đã phát huy tối đa vai trò là hạt nhân tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo. Liên hiệp Hội là một trong những cái nôi ươm mầm KH&CN hiệu quả, môi trường thuận lợi để tập hợp đội ngũ trí thức KH&CN trong và ngoài nước, phát huy tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân của đội ngũ trí thức, là nơi để các trí thức KH&CN thể hiện trí tuệ, sức sáng tạo và có những đóng góp tích cực cho đất nước.

“KH&CN từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm lực KH&CN của đất nước được tăng cường. Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đóng góp tích cực hơn trong nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Hiệu quả hoạt động KH&CN nghệ được nâng lên, tạo chuyển biến tích cực cho hoạt động đổi mới và khởi nghiệp sáng tạo”.

Đội ngũ trí thức Việt Nam nói chung và trí thức KH&CN nói riêng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Cuộc sống của nhiều nhà khoa học còn đối mặt với khó khăn, vất vả nhưng hết lòng, hết sức cống hiến cho khoa học, cho đất nước. Điều đó thật đáng trân trọng và tôn vinh”, Người đứng đầu Chính phủ chia sẻ.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, KH&CN nước ta vẫn còn những hạn chế. Đội ngũ trí thức KH&CN chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của mình, chưa đáp ứng được những mong muốn và sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Số cán bộ KH&CN tuy gia tăng về số lượng nhưng thiếu các chuyên gia giỏi đầu ngành trong nhiều lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực mũi nhọn. Chưa tạo được phong trào đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, KH&CN chưa thực sự gắn chặt với thị trường. Các công trình nghiên cứu tầm cỡ quốc tế, có đóng góp đột phá đối với phát triển kinh tế - xã hội còn ít. Trong 10 năm qua, số lượng công trình khoa học của Việt Nam được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín đã có tăng nhưng còn hạn chế... Việc tham gia tổng kết thực tiễn, những cách làm hay, sáng tạo, có tính đột phá còn hạn chế. Không ít công trình, đề tài, dự án các nhà khoa học phải mất nhiều thời gian để hoàn thiện chứng từ, thủ tục thanh, quyết toán, thậm chí phải dùng nhiều biện pháp hành chính, kỹ thuật.... Hệ thống tổ chức, bộ máy của Liên hiệp Hội còn một số bất cập; nội dung, phương thức hoạt động chưa có nhiều đổi mới, chưa tạo được môi trường thuận lợi để khuyến khích, truyền cảm hứng cho đội ngũ trí thức tích cực đổi mới, sáng tạo và có nhiều đóng góp vào những vấn đề lớn của đất nước.

Thủ tướng đặt hàng các nhà khoa học, các trí thức nhiều đề tài quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các nhà khoa học dự Hội nghị

Phải có hành động để quản lý sự thay đổi

Thủ tướng nhấn mạnh, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội, yêu cầu phải có hành động để quản lý sự thay đổi. Chúng ta cần thay đổi tư duy và hành động gắn với bối cảnh thế giới hiện nay, gắn với phát triển khoa học và đội ngũ trí thức.

“Thế giới của ngày hôm nay sẽ không phải là thế giới của ngày hôm qua do sự phát triển như vũ bão của KH&CN. Những gì chúng ta chứng kiến ngày hôm nay nếu quay trở lại mấy chục năm trước có lẽ chúng ta chỉ tưởng tượng trong phim khoa học viễn tưởng như sự kết nối qua không gian mạng hay phát minh trí tuệ nhân tạo, người máy... Khoa học trên thế giới đã thay đổi mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Sự phát triển, ứng dụng của KH&CN được coi là sức mạnh mềm, biên giới mềm, thậm chí là chiến lược cạnh tranh quốc gia”, Thủ tướng phát biểu và nhấn mạnh: Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn toàn cầu và đòi hỏi sự thay đổi tư duy nhìn về thế giới, nhìn ra thế giới, tư duy quản trị đất nước nếu chúng ta không muốn là “một cỗ xe ngựa” sau khi thế giới đã phát minh ra xe ô tô. Nếu không đổi mới, chúng ta sẽ ở lại phía sau.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển KH&CN trong mọi mặt của đời sống đất nước. “Nhưng nhìn ra thế giới, đánh giá thực trạng trong nước và nghe tâm tư, nguyện vọng của các đồng chí, chúng ta còn rất nhiều việc phải tư duy, suy nghĩ, trăn trở. Nhiều trí thức muốn có hệ sinh thái KH&CN rộng lớn hơn để phát triển ý tưởng, phương pháp, cách làm và sản xuất ra sản phẩm có giá trị, có hàm lượng KH&CN cao hơn, đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước; cần chính sách để phát hiện tài năng, thu hút và cống hiến… Hội nghị hôm nay cũng là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại, đánh giá và giải quyết các vấn đề mà chúng ta đều thấy trăn trở”, Thủ tướng chia sẻ.

Thủ tướng đánh giá, Hội nghị đã tập trung vào những nội dung chính để giải quyết mong muốn và khát vọng đóng góp của các nhà khoa học, đội ngũ trí thức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các nhà khoa học cũng muốn biết cụ thể Chính phủ muốn gì từ các nhà khoa học để mỗi chúng ta cùng đóng góp xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đảng ta xác định quan điểm phát triển đất nước “phải bằng và dựa vào KH&CN”, “phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Đại hội XIII của Đảng xác định 6 trọng tâm, 3 đột phá chiến lược và 12 nhiệm vụ chủ yếu, đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức mới, tư duy khoa học mới gắn với những giải pháp thiết thực, hiệu quả để đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn đời sống, nhất là đưa KH&CN trở thành động lực phát triển, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, Thủ tướng nêu rõ.

Nghị quyết Đại hội cũng xác định, con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển; phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải gắn kết hài hòa, hiệu quả với phát triển KH&CN và đội ngũ trí thức tâm huyết, đam mê, yêu khoa học, yêu đất nước và con người Việt Nam.

Thủ tướng yêu cầu, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức hơn là thuận lợi, với vai trò là tổ chức đại diện cho trí thức KH&CN, Liên hiệp Hội và các tổ chức thành viên cần làm tốt hơn nữa vai trò nòng cốt chính trị, động viên các hội viên triển khai hiệu quả 07 nội dung hoạt động được xác định trong Điều lệ theo Quyết định 1795/QĐ-TTg ngày 21/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Không để tình trạng “chảy máu chất xám” hoặc không khai thác hết chất xám

Lấy nhiều ví dụ về các vấn đề khoa học đặt ra từ thực tiễn phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, toàn diện, xuất phát từ thực tiễn để có các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu kép. Nhiều nhà khoa học đã rất tâm huyết, trách nhiệm góp ý với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ứng phó với dịch bệnh và khôi phục nền kinh tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lắng nghe, ghi nhận và rất trân trọng các ý kiến này.

Ông cũng cho rằng, việc triển khai nhiệm vụ này phải dựa trên căn cứ khoa học, nhưng việc chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống dịch tới cấp cơ sở, tới người dân phải rất giản dị, dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện… Thủ tướng đề nghị các nhà khoa học phát huy hơn nữa vai trò và uy tín của mình trong hỗ trợ công tác thông tin, truyền thông để phổ biến rộng rãi, giải thích rõ ràng với nhân dân về khía cạnh, góc nhìn khoa học của những biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ. Làm sao để dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân làm có hiệu quả cùng với hệ thống chính trị của chúng ta.

Thủ tướng gợi mở một số đề tài, nội dung lớn mà các nhà khoa học, các trí thức cần tập trung nghiên cứu thời gian tới, như tiếp tục tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam, việc xây dựng nền dân chủ XHCN, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; vấn đề chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số...; các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, già hóa dân số…; các vấn đề cấp bách, bất ngờ như COVID-19 (nghiên cứu vaccine, thuốc điều trị, phát triển công nghiệp dược)…

Nhấn mạnh yêu cầu tập trung nghiên cứu để giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra, mà đất nước đang cần, Thủ tướng Phạm Minh Chính kể lại câu chuyện về một hội thảo quốc tế về san hô đỏ dự kiến được tổ chức tại Việt Nam. Các cơ quan liên quan đều đã đồng ý, nhưng Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó chỉ hỏi một câu là “Việt Nam có nhà khoa học nào trong lĩnh vực này không”? Khi được biết câu trả lời là không, Thủ tướng Võ Văn Kiệt quyết định không tổ chức hội thảo nữa.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, chiến lược phát triển KH&CN, đi cùng với cơ chế, chính sách và sự đầu tư để khuyến khích, tạo môi trường cho các nhà khoa học cống hiến… Cùng với đó, tăng cường hợp tác công – tư cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới, sáng tạo, lấy nguồn lực nhà nước dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực ngoài nhà nước… Thủ tướng nhấn mạnh, “trong văn hóa có khoa học, trong khoa học có văn hóa” và truyền thống lịch sử - văn hóa của dân tộc cũng là một nguồn lực phát triển cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa.

“Tôi thật sự suy nghĩ rất nhiều về tình trạng “chảy máu chất xám” hoặc không khai thác hết chất xám của đất nước chúng ta. Truyền thống và trí tuệ của Việt Nam thật sự là tài nguyên quý giá của đất nước. Nhưng một câu hỏi rất lớn đặt ra – đó là chúng ta đã khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên trí tuệ đó như thế nào? Đã hợp lý chưa? Có lãng phí không? Có cầu toàn, nóng vội không? Tất cả những người có trách nhiệm đều đau đáu về những câu hỏi đó”, Thủ tướng chia sẻ. Ông mong muốn, các đại biểu, các nhà khoa học vì trách nhiệm với đất nước, với Liên hiệp Hội sẽ nghiên cứu cụ thể nguyên nhân, hạn chế, gợi ý giải pháp thiết thực cho Chính phủ để giải quyết từng bước tình trạng này.

“Tôi cũng muốn đặt hàng các đồng chí về đề tài này để là nguồn tài liệu quý giá Chính phủ nghiên cứu và hoàn thiện chính sách, tổ chức bộ máy, con người...”, Thủ tướng chia sẻ và yêu cầu các địa phương cũng phải quan tâm hơn nữa tới phát triển KH&CN, cầu thị lắng nghe các ý kiến phản biện của các nhà khoa học, kể cả ý kiến trái chiều.

Thủ tướng nhắc lại, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 1 của Hội phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam năm 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học, kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để Nhân dân đẩy mạnh thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Có như vậy nước mới giàu, dân mới mạnh và đời sống Nhân dân mới được cải thiện về mọi mặt. Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các cô chú”. Thủ tướng đề nghị thực hiện có hiệu quả lời căn dặn của Bác để góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, phát triển và thịnh vượng.

Ông nhấn mạnh, càng khó khăn, phức tạp, nhạy cảm càng phải giữ vững bản lĩnh, giữ đúng nguyên tắc, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, lắng nghe ý kiến của nhau, kể cả ý kiến trái chiều, để xem xét, quyết định, nhất là những vấn đề mới, có tính đột phá, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân.

Về các đề xuất tại Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh, những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các bộ ngành, Chính phủ và các bộ, ngành sẽ giải quyết ngay, những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì tập hợp, báo cáo, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

baochinhphu.vn

Tin mới cập nhật

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Hoạt động công nghiệp và thương mại tại tỉnh Sóc Trăng trong tháng 10/2024 tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực.
Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Theo Văn bản số 8645/BCT-CT ngày 29/10/2024, Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Thu hút nhiều

Thu hút nhiều 'đại bàng' đầu tư, Quảng Ninh dự kiến đạt 10 tỷ USD vốn FDI đến năm 2025

Đến năm 2025, tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ thu hút được hơn 10 tỷ USD vốn FDI đăng ký, gần gấp đôi so với giai đoạn từ 2020 trở về trước.
Cục Hàng không yêu cầu ngừng khai thác 4 sân bay tránh bão TRAMI

Cục Hàng không yêu cầu ngừng khai thác 4 sân bay tránh bão TRAMI

Chiều 26/10, Cục Hàng không Việt Nam ra công điện tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại một số Cảng hàng không, sân bay do ảnh hưởng cơn bão TRAMI.
Đề xuất nâng mức phạt với các hành vi vượt đèn đỏ đến 8 triệu đồng, chuyên gia nói gì?

Đề xuất nâng mức phạt với các hành vi vượt đèn đỏ đến 8 triệu đồng, chuyên gia nói gì?

Chuyên gia đồng tình với đề xuất của Bộ Công an về việc tăng mức phạt tiền đối với hành vi vượt đèn đỏ, nhằm góp phần nâng cao ý thức người tham gia giao thông.
Bộ Giao thông vận tải ban hành công điện chủ động ứng phó bão Trami

Bộ Giao thông vận tải ban hành công điện chủ động ứng phó bão Trami

Sáng 25/10, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Công điện về việc ứng phó với bão Trami trên Biển Đông.
Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh tác động của chiến sự Nga-Ukraine

Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh tác động của chiến sự Nga-Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hiện chưa rõ thời điểm kết thúc, bởi vậy việc có các giải pháp để tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trở thành nhiệm vụ cấp bách.
Ngư dân lao đao khi cá ngừ vằn rớt giá

Ngư dân lao đao khi cá ngừ vằn rớt giá

Cá ngừ vằn đang rớt giá liên tục, khiến ngư dân tại Khánh Hòa và một số tỉnh gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì đánh bắt.
Việt Nam cần quan tâm hoàn thiện thể chế và cơ sở dữ liệu phát triển kinh tế số

Việt Nam cần quan tâm hoàn thiện thể chế và cơ sở dữ liệu phát triển kinh tế số

Trong 10 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã phát triển cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh và ghi nhận sự xuất hiện xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực.

Tin khác

Quyết tâm về đích đúng hẹn Dự án đầu tư xây dựng Sân bay Long Thành

Quyết tâm về đích đúng hẹn Dự án đầu tư xây dựng Sân bay Long Thành

Dự án đầu tư xây dựng Sân bay Long Thành đang được gấp rút triển khai với hy vọng cán đích vào năm 2026.
Luật Dược sửa đổi: Nhiều chính sách, ưu đãi đưa ngành dược thành công nghiệp mũi nhọn

Luật Dược sửa đổi: Nhiều chính sách, ưu đãi đưa ngành dược thành công nghiệp mũi nhọn

Quốc hội thảo luận dự án Luật Dược sửa đổi, xem xét luật hóa chính sách phát triển công nghiệp dược và dược liệu sản xuất trong nước thành công nghiệp mũi nhọn.
Phê duyệt 36 trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Phê duyệt 36 trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ công tác đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam trong năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, năm 2024, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra.
Đề xuất mở rộng sân bay Côn Đảo, Bộ Giao thông vận tải nói gì?

Đề xuất mở rộng sân bay Côn Đảo, Bộ Giao thông vận tải nói gì?

Sáng 21/10, Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ rà soát, làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để thống nhất phương án nâng cấp, mở rộng sân bay Côn Đảo.
Dự kiến khởi công đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh vào năm 2030

Dự kiến khởi công đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh vào năm 2030

Cục Đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét thẩm định, phê duyệt quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.
Nhiều đề xuất mới sửa đổi quy định về an toàn hàng không dân dụng

Nhiều đề xuất mới sửa đổi quy định về an toàn hàng không dân dụng

Chiều 14/10, Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Bộ Quy chế an toàn hàng không dân dụng.
Hà Nội: Điều chỉnh mức giá vé xe buýt tăng thêm là hoàn toàn phù hợp thực tiễn

Hà Nội: Điều chỉnh mức giá vé xe buýt tăng thêm là hoàn toàn phù hợp thực tiễn

Theo chuyên gia nhận đinh, việc tăng giá vé xe buýt phần nào giúp tăng nguồn thu, góp phần giảm trợ giá cho nguồn ngân sách của thành phố.
Bảo đảm nguồn cung xăng dầu là bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế

Bảo đảm nguồn cung xăng dầu là bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế

Một trong những bài học đáng chú ý được rút ra từ việc phòng, chống bão Yagi vừa qua là việc phối hợp thông suốt trong việc bảo đảm cung ứng xăng dầu.
Lùi thời gian hoàn thành Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành

Lùi thời gian hoàn thành Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành

Sáng 10/10, Bộ Giao thông vận tải đề xuất về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động