Thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản

Với mục tiêu nâng cao giá trị cho nông sản, phát triển ngành nông nghiệp bền vững và góp phần giảm áp lực thời vụ, các tỉnh Sơn La, Ðiện Biên đã và đang triển khai nhiều đề án, chương trình thu hút đầu tư phát triển khâu chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản. Ðáng chú ý, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy, cụm công nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông sản được thực hiện khá hiệu quả.

Với lợi thế, tiềm năng sẵn có về đất đai, khí hậu, Sơn La và Ðiện Biên đã và đang tập trung triển khai đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với quyết tâm vươn lên trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trung tâm chế biến nông sản của vùng Tây Bắc. Ðể thực hiện được mục tiêu, bên cạnh việc chuẩn bị nguồn nhân lực, quỹ đất, cơ chế thì công tác thu hút các nhà đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản đang được các tỉnh thúc đẩy.

Thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản
Sơn La đã hình thành được khu chăn nuôi bò sữa chất lượng cao tại cao nguyên Mộc Châu.

Cơ hội cho nhà đầu tư

Tỉnh Sơn La có diện tích tự nhiên lớn thứ 3 cả nước và đứng đầu khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, trong đó, gần 30% diện tích đất nông nghiệp có độ phì nhiêu cao, có hai cao nguyên là Mộc Châu và Nà Sản và có 40.000 ha vùng lòng hồ thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều thích hợp để phát triển nông nghiệp, nhất là cây ăn quả, cây công nghiệp. Từ những năm 1958 nhiều nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Sơn La đã hình thành và phát triển mạnh, trong đó có nông trường Mộc Châu phát triển và thành công với mô hình chăn nuôi bò sữa, sản xuất các sản phẩm từ sữa; nông trường Tô Hiệu (huyện Mai Sơn) trồng chè, mía đường, ngô... Từ những mô hình sản xuất nông nghiệp của các nông, lâm trường đã lan tỏa tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh liên doanh, liên kết, ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Nguyễn Thành Công thông tin: Ðể thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản, Ðảng bộ tỉnh Sơn La đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển công nghiệp chế biến nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu là phấn đấu thu hút đầu tư, hoàn thành đi vào hoạt động ít nhất 9 nhà máy chế biến nông sản quy mô lớn; nâng cấp, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị đối với hơn 50% cơ sở chế biến nông sản hiện có. Hình thành tại mỗi huyện, thành phố ít nhất 1 cơ sở chế biến, đóng gói, bảo quản nông sản có quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu.

Cũng như Sơn La, tỉnh Ðiện Biên có đất rộng, lợi thế về tài nguyên, khoáng sản, thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, thủy văn... là những điều kiện thuận lợi để phát triển vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, chuyên canh lúa gạo, khai khoáng, thủy điện... Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ðiện Biên Lò Văn Tiến chia sẻ: Trên cơ sở các tiềm năng, lợi thế của từng vùng, tỉnh Ðiện Biên đã quy hoạch 3 vùng kinh tế, bao gồm: trục kinh tế động lực quốc lộ 279, trục kinh tế sinh thái sông Ðà và trục kinh tế Nậm Pồ-Mường Nhé. Việc quy hoạch vùng đã giúp Ðiện Biên thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản, phát triển hiệu quả các loại cây trồng như mắc-ca, cà-phê, cao-su, cam, chanh leo, xoài...

Thực hiện Nghị quyết của Ðảng bộ tỉnh khóa 14, UBND tỉnh Ðiện Biên đã ban hành 2 kế hoạch, 4 đề án. Ðó là kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và kế hoạch phát triển xây dựng nông thôn mới; đề án phát triển chăn nuôi, đề án phát triển cây ăn quả, đề án phát triển lâm nghiệp và đề án phát triển sản phẩm OCOP. Việc triển khai phê duyệt các đề án sẽ là định hướng hết sức cơ bản cho Ðiện Biên trong việc thu hút đầu tư, phát triển nông, lâm nghiệp trong 5 năm tới, nhất là công nghiệp chế biến nông sản.

Tại tỉnh Sơn La, để tạo bước đột phá cho nông nghiệp, giai đoạn 2016-2020, Ðảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã ban hành năm nghị quyết, kết luận, thông báo về các định hướng lãnh đạo, chỉ đạo thúc đẩy nông nghiệp và chế biến nông sản. HÐND tỉnh Sơn La ban hành 3 nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn...

Với chủ trương đúng, trúng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ của người dân, tỉnh Sơn La và Ðiện Biên đã cải tạo, trồng mới hàng trăm nghìn héc-ta cây ăn quả, góp phần đưa các tỉnh Tây Bắc vươn lên trở thành vựa trái cây của cả nước. Trong đó, một số vùng nguyên liệu nông sản của các tỉnh này đã vươn lên đứng tốp đầu cả nước về sản lượng và chất lượng như các vùng trồng nhãn, mận, xoài, cà-phê Arabica, sắn, mía, chè búp tươi...

Thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản -0
Công nhân Công ty cà-phê Việt Bắc, tỉnh Ðiện Biên sơ chế cà-phê tại nhà máy.

Điểm nhấn vùng Tây Bắc

Trên địa bàn tỉnh Sơn La và Ðiện Biên đã có nhiều cơ sở, nhà máy chế biến nông sản, trong đó có các cơ sở, nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu chè, đường, tinh bột sắn, sữa, tơ tằm, sơ chế, chế biến chanh leo, chế biến cao-su, chế biến rau, quả và các cơ sở chế biến cà-phê nhân... Nhiều sản phẩm nông nghiệp của Sơn La và Ðiện Biên cơ bản được đưa vào chế biến 100% sản lượng, như sữa, cà-phê, mía đường, gạo, chè, sắn và 30% sản phẩm quả tươi. Ðơn cử như ở Sơn La có hơn 500 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản, trong đó có 50 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu các sản phẩm: chè, đường, tinh bột sắn, cà-phê nhân, chanh leo…

Trên địa bàn tỉnh Sơn La đã thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu tại huyện Mộc Châu, Vân Hồ và Mai Sơn. Ðể tạo điều kiện hoạt động thuận lợi, tỉnh Sơn La đã ban hành quyết định hỗ trợ, khuyến khích các hợp tác xã, tổ chức, cá nhân phát triển các mô hình sơ chế, chế biến các sản phẩm quả để tăng thời gian dự trữ, bảo quản, tăng giá trị sản phẩm và giảm áp lực cho tiêu thụ quả tươi.

Chia sẻ thêm về cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ðiện Biên Bùi Minh Hải cho biết: UBND tỉnh Ðiện Biên đã có chính sách hỗ trợ bao bì, nhãn mác, kinh phí làm nhà xưởng. Khi doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến nông nghiệp được hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng chi phí mua bao bì, nhãn mác, kiểm định chất lượng sản phẩm; đồng thời được hỗ trợ tối đa 50% kinh phí làm nhà xưởng, mua máy móc, trang thiết bị bảo quản, chế biến sản phẩm nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án...

Tại các tỉnh Sơn La và Ðiện Biên, thực hiện Nghị quyết của Ðảng bộ tỉnh về tăng cường kêu gọi, thu hút đầu tư, Sở Kế hoạch và Ðầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các huyện của hai tỉnh đã chủ động tham mưu tổ chức tốt các hội nghị kêu gọi, xúc tiến đầu tư vào địa bàn, góp phần tạo nên những điểm nhấn trong phát triển công nghiệp chế biến của vùng Tây Bắc. Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Ðiện Biên Nguyễn Phi Sông cho biết: Bằng việc ban hành nhiều cơ chế, thực hiện các giải pháp đồng bộ, môi trường kinh doanh của tỉnh Ðiện Biên tiếp tục có sự cải thiện tích cực. Giai đoạn 2016-2020, Ðiện Biên đã phê duyệt chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 95 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 14 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2021, Ðiện Biên đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án, trong đó có nhiều dự án nông-lâm nghiệp, công nghiệp chế biến và đã có 6 dự án hoàn thành đi vào hoạt động.

Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Công thương Sơn La Nguyễn Ðình Phong cho biết: Ngày 23/3/2022, UBND tỉnh Sơn La đã xây dựng, ban hành Kế hoạch số 90/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 6 của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh trong năm 2022 với 11 nhiệm vụ trọng tâm, và đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành, huyện, thành phố tập trung quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến gắn với phương án phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp...

Việc hai địa phương Sơn La và Ðiện Biên triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trong việc thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản trong thời gian qua đã và đang phát huy thế mạnh nổi bật của vùng Tây Bắc, tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân. Trong đó, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư thực hiện các dự án công nghiệp chế biến được kỳ vọng sẽ tạo nên sự đột phá, nhằm đưa các tỉnh Sơn La, Ðiện Biên trở thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc, đồng thời đưa nông nghiệp các tỉnh vùng Tây Bắc phát triển theo đúng định hướng quy mô lớn, công nghệ cao.

Tin mới cập nhật

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Dệt may được nhận định còn khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu nếu tận dụng tốt hơn nữa FTA nhưng làm thế nào để khai thác vẫn là câu chuyện đáng bàn.
Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Theo chuyên gia, việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, đột phá và sẽ là ‘làn gió mới’ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA.
Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Tổng cục Hải quan tăng cường thu thập thông tin về cách thức, thủ đoạn buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý trên tuyến chuyển phát nhanh, bưu điện quốc tế…
Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Dù ứng cử viên nào trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47, Việt Nam cũng cần có những kịch bản kinh tế mang tính thích nghi cao với những bất định của tình hình.
Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Việc tham gia vào Hệ sinh thái tận dụng các FTA sẽ là chìa khóa “vàng” để doanh nghiệp trong ngành cà phê tại Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, vươn ra thế giới.
Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Để sản phẩm Thương hiệu Quốc gia vươn xa, cần tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp tạo chuỗi sản xuất kinh doanh với những sản phẩm mang giá trị thuần Việt.
Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức vừa công bố những bước tiến đạt được trong quý II năm 2024, nhấn mạnh sự mở rộng hoạt động của các thành viên tại Việt Nam.
Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh

Để hướng tới xuất khẩu bền vững, theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển xuất khẩu thô sang gia tăng tỷ lệ xuất khẩu tinh.
Xuất nhập khẩu với Mỹ và EU trong bối cảnh mới: Doanh nghiệp Việt lưu ý gì?

Xuất nhập khẩu với Mỹ và EU trong bối cảnh mới: Doanh nghiệp Việt lưu ý gì?

Mỹ và EU là thị trường có nhiều tiềm năng nhưng cũng rất khó tính, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sang hai thị trường này cần tìm hiểu kỹ để giảm thiểu rủi ro.
Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Theo Bộ Công Thương, nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Bộ đang thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy việc thực hiện các FTA và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tin khác

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến ''sải cánh'' từ lợi thế các FTA thế hệ mới

Bắt kịp xu hướng xuất khẩu trực tuyến, các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng vươn ra thị trường thế giới, thay vì những hạn chế trong xuất khẩu truyền thống.
Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Khi thi công con đường vào thuỷ điện Nước Chè (xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), một núi đá đĩa ẩn trong đất phát lộ.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước biến động liên tục. Đồng USD cao và nhu cầu yếu tiếp tục làm giảm giá hồ tiêu trên toàn cầu.
Cà phê Robusta đang tiến đến mốc 5.000 USD/tấn

Cà phê Robusta đang tiến đến mốc 5.000 USD/tấn

Thị trường cà phê thế giới đang chứng kiến những diễn biến hết sức tích cực, đặc biệt là đối với loại cà phê Robusta.
Phiên bản di động