Thông qua dự án Pháp lệnh xử phạt hành vi cản trở hoạt động tố tụng

Pháp lệnh gồm 4 chương, 48 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2022; quy định về hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt.

Sáng 18/8, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

Pháp lệnh này gồm 4 chương, 48 điều; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2022; quy định về hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; thẩm quyền, thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự án Pháp lệnh
Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự án Pháp lệnh

Rà soát kỹ lưỡng, toàn diện các hành vi cản trở hoạt động tố tụng

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết ngày 15/8/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng (dự thảo Pháp lệnh).

Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Thường trực Ủy ban Pháp luật, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khẩn trương, nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến thảo luận tại phiên họp; đồng thời, gửi dự thảo Pháp lệnh xin ý kiến các cơ quan có liên quan; bảo đảm hoàn thiện về nội dung và kỹ thuật của dự thảo Pháp lệnh trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Về đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh, Thường trực Ủy ban Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng về đối tượng điều chỉnh của dự thảo Pháp lệnh.

Đối với quy định về thủ tục bắt giữ tàu bay, tàu biển đã thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Tố tụng dân sự. Đối với trình tự, thủ tục tòa án nhân dân xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đều là những hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân và thực tiễn đang xảy ra nhiều hành vi cản trở, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Tòa án, cần được điều chỉnh trong Pháp lệnh này để ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm.

Quang cảnh phiên họp

Về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Thường trực Ủy ban Tư pháp đã rà soát các đối tượng bị xử phạt trong dự thảo Pháp lệnh nhằm bảo đảm thống nhất với các quy định của pháp luật có liên quan.

Trên cơ sở đó, Điều 4 của dự thảo Pháp lệnh bổ sung quy định không xử phạt vi phạm hành chính đối với Hội thẩm nếu có hành vi cản trở hoạt động tố tụng, để thống nhất với khoản 8 Điều 89 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân: "Hội thẩm… nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự."

Đồng thời, dự thảo Pháp lệnh cũng bỏ quy định liên quan đến xử phạt hành chính đối với Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý, vì đối tượng này là viên chức (theo quy định tại Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý), do đó, nếu thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo Luật Viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả (Chương II, các điều từ Điều 9 đến Điều 24), Thường trực Ủy ban Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, toàn diện các hành vi cản trở hoạt động tố tụng: Chỉnh lý quy định về mức xử phạt đối với một số hành vi trong dự thảo Pháp lệnh; một số hành vi cản trở hoạt động tố tụng nhưng đã được quy định tương tự trong các nghị định của Chính phủ, thì dự thảo Pháp lệnh dẫn chiếu thực hiện theo các quy định tương ứng đó.

Ngoài việc rà soát theo các tiêu chí nêu trên, bà Lê Thị Nga nêu rõ, việc quy định hình thức xử phạt đối với hành vi trong dự thảo Pháp lệnh còn phải bảo đảm các yêu cầu: Thống nhất với Luật Xử lý vi phạm hành chính về thẩm quyền xử phạt và bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn; tuân thủ nguyên tắc tại điểm c khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính: "Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng."

Về thẩm quyền xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Thường trực Ủy ban Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát và chỉnh lý dự thảo Pháp lệnh, bổ sung Điều 32, Điều 40 và khoản 9 Điều 41 quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong tất cả các giai đoạn tố tụng (từ giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử), trừ các vụ án thuộc thẩm quyền của các cơ quan tư pháp trong quân đội.

Bảo vệ quyền riêng tư của con người

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nêu, quy định chưa thống nhất giữa mức xử phạt, hình phạt xử phạt bổ sung theo quy định của Pháp lệnh này (nếu được thông qua) với Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính rất nhiều nên việc rà soát để đảm bảo tính hợp pháp, đồng bộ giữa quy định của Pháp lệnh với các hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính còn nhiều khó khăn.

Đơn cử, với hành vi luật sư xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, được quy định tại khoản 3, Điều 15 (xử phạt từ 15-30 triệu đồng), trùng với hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư của Nghị định 82/2020/NĐ-CP (xử phạt từ 20-30 triệu đồng).

"Mức phạt không chênh nhau nhiều; tuy nhiên, với hình phạt bổ sung lại rất khác nhau. Hình phạt bổ sung trong Nghị định 82/2020/NĐ-CP đối với luật sư vi phạm là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư, rất nặng. Song, trong dự thảo Pháp lệnh lại quy định rất nhẹ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính," Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh nêu; đồng thời đề nghị cần có các biện pháp đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Trước ý kiến đề nghị rà soát quy định về hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa để bảo đảm thống nhất với các luật tố tụng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng, về nội quy phiên tòa, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính đều có quy định "nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ."

Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định chung "mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa."

Vì vậy, để bảo đảm quy định thống nhất giữa Pháp lệnh với các luật tố tụng về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, điểm c và điểm d khoản 4 Điều 23 của dự thảo Pháp lệnh được chỉnh lý.

Cụ thể, phạt tiền từ 7 đến 15 triệu đồng đối với hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự.

Giải trình thêm tại phiên họp về việc tổ chức ghi âm, ghi hình trong phiên tòa, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết tất cả các quy định về ghi âm, ghi hình được ghi rõ trong các luật khác nhau: Bộ luật Tố tụng dân sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Tố tụng hành chính.

Lấy ví dụ về thông tin diễn ra trong phiên tòa giải quyết ly hôn, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khẳng định: "Luật quy định việc này nhằm bảo vệ quyền riêng tư của con người"./.

Tin mới cập nhật

Tăng cường phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ điều tra vụ việc cạnh tranh

Tăng cường phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ điều tra vụ việc cạnh tranh

Khoảng 230 lượt cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được Học viện Cảnh sát nhân dân đào tạo về nghiệp vụ điều tra vụ việc cạnh tranh.
Giá thịt lợn tăng cao, đại gia chăn nuôi báo lãi to trước Tết

Giá thịt lợn tăng cao, đại gia chăn nuôi báo lãi to trước Tết

Những tháng cận Tết, giá thịt lợn liên tục tăng cao khiến người tiêu dùng nặng gánh chi tiêu, trong khi các doanh nghiệp chăn nuôi lớn lãi lớn.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Thực hư thông tin giấy phép lái xe cũ hết hiệu lực từ 1/1/2025

Bà Rịa – Vũng Tàu: Thực hư thông tin giấy phép lái xe cũ hết hiệu lực từ 1/1/2025

Những ngày qua, nhiều người dân ở Bà Rịa – Vũng Tàu đổ xô đi làm lại giấy phép lái xe dẫn đến quá tải tại điểm đổi cấp, không đủ phôi in ấn.
Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Hải quan TP. Cần Thơ công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế

Hải quan TP. Cần Thơ công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế

Cục Hải quan TP. Cần Thơ vừa công khai danh sách 11 doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thuế do nợ thuế quá hạn.
Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tinh giản biên chế 50 trường hợp trong năm 2025

Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tinh giản biên chế 50 trường hợp trong năm 2025

Dự kiến năm 2025, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tinh giản biên chế 50 trường hợp tại 13 cơ quan, đơn vị. Trong đó, 46 trường hợp về hưu trước tuổi.
Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% vào năm 2025

Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% vào năm 2025

Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% vào năm 2025, trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và nửa cuối năm ở mức 6,1%.
Quảng Ninh: Nâng tầm sản phẩm OCOP, hướng tới thị trường cao cấp

Quảng Ninh: Nâng tầm sản phẩm OCOP, hướng tới thị trường cao cấp

Để sản phẩm OCOP thực sự trở thành hàng hóa cạnh tranh trên thị trường, việc nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm mới là cần thiết mà Quảng Ninh hướng tới.
Căn hộ phía Nam Hà Nội: Điểm sáng của thị trường bất động sản

Căn hộ phía Nam Hà Nội: Điểm sáng của thị trường bất động sản

Trong bối cảnh phân khúc chung cư “bão giá”, thị trường căn hộ phía Nam Hà Nội đang trở thành sự lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư và người mua.
Thí điểm taxi bay tại Bình Định, Bộ Giao thông vận tải nói gì?

Thí điểm taxi bay tại Bình Định, Bộ Giao thông vận tải nói gì?

Theo Bộ Giao thông vận tải, Bộ vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Định trả lời kiến nghị liên quan đến chủ trương xây dựng Đề án thí điểm taxi bay.

Tin khác

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại TP. Hồ Chí Minh

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại TP. Hồ Chí Minh

Với 1.767 dự án, có tổng vốn đầu tư gần 5,9 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 3 trong số 127 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư nước ngoài tại TP. Hồ Chí Minh.
Quảng Yên: ‘Hạt nhân’ tăng trưởng mới của Quảng Ninh

Quảng Yên: ‘Hạt nhân’ tăng trưởng mới của Quảng Ninh

Thị xã Quảng Yên là địa phương có nhiều khu công nghiệp nhất tỉnh Quảng Ninh, tạo đà để địa phương này dẫn đầu về thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Infographic | 11 tháng, cả nước thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI

Infographic | 11 tháng, cả nước thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế 11 tháng, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD.
Sóc Trăng: Giải ngân hơn 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong 11 tháng

Sóc Trăng: Giải ngân hơn 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong 11 tháng

Tính chung 11 tháng năm 2024, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện vốn đầu tư ước đạt 6.080 tỷ đồng, bằng 78,5% kế hoạch năm.
Thu hút dự án sản xuất lớn, công nghiệp của Nam Định tăng trưởng mạnh

Thu hút dự án sản xuất lớn, công nghiệp của Nam Định tăng trưởng mạnh

Nhờ môi trường đầu tư tốt, nhiều dự án sản xuất lớn đã được khởi công và đi vào hoạt động... đóng góp lớn cho phát triển công nghiệp của tỉnh Nam Định.
Quảng Ninh vượt khó, đạt nhiều thành tựu kinh tế ấn tượng

Quảng Ninh vượt khó, đạt nhiều thành tựu kinh tế ấn tượng

Bằng sự nỗ lực không ngừng và giải pháp kịp thời, Quảng Ninh đạt được nhiều thành tựu, khẳng định vị thế một trong những tỉnh phát triển năng động của cả nước.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng trưởng GRDP 11 tháng năm 2024 cao nhất trong 10 năm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng trưởng GRDP 11 tháng năm 2024 cao nhất trong 10 năm

Trong 11 tháng của năm 2024, tình hình kinh tế, xã hội của Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục giữ vững đà phát triển ổn định, GRDP tăng 11,72%, cao nhất 10 năm gần đây.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Nhiều chặng bay

Nhiều chặng bay 'cháy vé' dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, một số đường bay đã đạt trên 90% đến 100% tỷ lệ đặt chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam dự kiến tăng lương trong năm 2025

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam dự kiến tăng lương trong năm 2025

Theo khảo sát lương của Robert Walters, tập đoàn tư vấn tuyển dụng chuyên nghiệp, 82% doanh nghiệp Việt Nam được hỏi sẽ dự kiến tăng lương trong năm 2025.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Phiên bản di động