Tây Ninh: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng đồng bào dân tộc
Tây Ninh có 21 dân tộc thiểu số, nhưng chiếm 90% là dân tộc Khmer, Chăm và Hoa, còn lại 18 dân tộc thiểu số khác là 10%. Tuy là tỉnh có nhiều dân tộc, số dân theo tôn giáo chiếm tỷ lệ cao nhưng với sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các tôn giáo, dân tộc nên công tác tôn giáo, dân tộc luôn ổn định.
Trong năm 2022, tổng mức vốn thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh hơn 11 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư trên 6 tỷ đồng; nguồn vốn sự nghiệp là hơn 3,4 tỷ đồng và nguồn vốn địa phương đối ứng trên 1,4 tỷ đồng.
![]() |
Bê tông hóa đường giao thông nông thôn |
Trong giai đoạn I, Tây Ninh triển khai thực hiện 7 Dự án thành phần của Chương trình. Cụ thể là Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Dự án 4 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc; Dự án 5 về phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Dự án 7 về chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số ; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và khó khăn đặc thù và Dự án 10 về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số .
![]() |
Trường PTDT nội trú Tây Ninh được xây mới khang trang, sạch đẹp |
Năm 2023, Tây Ninh sẽ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số , như: Xây dựng nhà hỏa táng tại xã Hoà Hiệp, huyện Tân Biên; xây dựng đường giao thông nông thôn nhựa, bê tông trong khu đồng bào dân tộc thiểu số ; đầu tư trạm nước sạch cho đồng bào dân tộc thiểu số , riêng những hộ sống riêng lẻ sẽ được hỗ trợ các thiết bị xử lý nước. Trong những năm qua, Tây Ninh đã tập trung triển khai việc cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng… Tỉnh đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người dân dùng nước sạch như: Xây dựng các trạm cấp nước sạch nông thôn, hỗ trợ thiết bị xử lý nước...
Tây Ninh cũng chú trọng đầu tư nâng cấp trường học dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số , xây dựng chương trình hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số . Năm 2021, Tây Ninh đã hoàn thành việc xây dựng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Ninh. Trường có tổng diện tích gần 14.000 mét vuông, có tất cả 142 phòng, trong đó có 18 phòng dành cho việc học hai buổi/ngày. 14 phòng chức năng, trong đó có phòng thư viện điện tử, phòng học bộ môn (chủ yếu dành cho các môn khoa học tự nhiên để làm thí nghiệm, thực hành hoặc dạy bằng giáo án điện tử). Ngoài ra, trường còn có nhà thi đấu đa năng rộng trên 600 mét vuông, nhà ăn, sân bãi tập thể dục, phòng chăm sóc sức khoẻ… Tại đây, con em người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã được tạo điều kiện tối đa để theo đuổi học tập, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
Tin mới cập nhật

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Tin khác

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
