Tạo môi trường chính sách thuận lợi nhất cho phát triển cụm công nghiệp
![]() | Phát triển Cụm công nghiệp tại Bắc Ninh: Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế |
![]() | Gỡ từng 'nút thắt', thúc đẩy xây dựng các cụm công nghiệp |
Cụm công nghiệp (CCN) đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp nói riêng, kinh tế tại các địa phương nói chung, ông đánh giá gì về những đóng góp này?
CCN có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận người dân trên chính quê hương của mình, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước “ly nông bất ly hương” và xây dựng nông thôn mới.
Theo báo cáo, hiện nay, cả nước có trên 730 CCN với tổng diện tích khoảng 24.900 ha đi vào hoạt động, thu hút gần 13.000 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân 64%, tạo việc làm với thu nhập ổn định cho trên 660.000 lao động. Việc đầu tư, phát triển CCN đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, cơ sở sản xuất hộ gia đình tiếp cận đất đai, đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất. Các CCN này ngày càng hoàn thiện, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.
Dù có nhiều đóng góp tích cực, việc phát triển CCN đang nổi lên một số khó khăn, nhất là với các CCN hình thành trước Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý CCN, ông nêu cụ thể về những khó khăn, bất cập này?
Qua theo dõi chúng tôi cho rằng, vai trò, tầm quan trọng của CCN đối với phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động ở khu vực nông thôn đã, đang từng bước được các cấp, ngành, địa phương quan tâm, nhận thức đúng mức. Việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, phát triển CCN cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tế, tạo hành lang pháp lý thống nhất thực hiện trong cả nước từ quy hoạch, thành lập, đầu tư xây dựng hạ tầng đến thu hút đầu tư, quản lý CCN; góp phần khắc phục phát triển CCN tự phát trước đây.
Công tác quản lý, đầu tư phát triển CCN nhìn chung được các địa phương thực hiện nghiêm túc, theo trình tự, quy định; chất lượng công tác bổ sung, thành lập mới các CCN đã được nâng lên rõ rệt; nhiều địa phương đã rà soát xây dựng, ban hành Quy chế quản lý CCN theo hướng cải thiện môi trường đầu tư, giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi cho các DN đầu tư hạ tầng, sản xuất trong CCN,...
![]() |
Ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương |
Tuy nhiên, việc phát triển CCN còn một số khó khăn, nhất là với các CCN hình thành trước Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg của Chính phủ như thủ tục giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư hạ tầng CCN mất nhiều thời gian, tiến độ đầu tư, hoàn thiện hạ tầng một số CCN còn chậm, còn hiện tượng trông chờ vào ngân sách nhà nước; việc thu hút doanh nghiệp làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN, nhất là CCN ở vùng miền núi, vùng sâu vùng xa khó khăn; vấn đề môi trường chưa được quan tâm giải quyết đúng mức; chưa có hướng dẫn chuyển đổi chủ đầu tư, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng từ đơn vị sự nghiệp công lập sang doanh nghiệp quản lý. Nguyên nhân chủ yếu do các CCN nằm ở địa bàn nông thôn, điều kiện về hạ tầng, kinh tế xã hội kém thuận lợi, đối tượng đầu tư vào CCN có năng lực tài chính, trình độ quản lý thấp, ngân sách địa phương đầu tư CCN hạn chế.
Từ những thách thức đã được nhận diện, với vai trò cơ quan đầu mối quản lý, theo dõi lĩnh vực CCN, Cục Công Thương địa phương có giải pháp gì để góp phần giải quyết?
Dưới góc độ cơ quan theo dõi phát triển CCN, để từng bước giải quyết những khó khăn, tồn tại nêu trên, trong thời gian tới, đề nghị các địa phương thực hiện tốt các việc sau: Sớm xây dựng, thực hiện tốt phương án phát triển CCN thuộc Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 theo quy định của pháp luật quy hoạch; tăng cường, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp/nhà đầu tư tiềm năng, có kinh nghiệm đầu tư vào CCN; thường xuyên rà soát, đôn đốc chủ đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật theo đúng kế hoạch tiến độ, tập trung hoàn thành công trình xử lý nước thải tập trung các CCN theo quy định; quản lý chặt chẽ việc đầu tư hạ tầng, hoạt động của các CCN, trong đó lưu ý vấn đề sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) trong việc chấp hành pháp luật, chính sách liên quan về CCN.
Về phía Cục Công Thương địa phương, chúng tôi tiếp tục cập nhật, tổng hợp, đánh giá, phân loại những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình quản lý, phát triển CCN ở các địa phương, đơn vị để nghiên cứu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý trong quá trình xây dựng, hoàn thiện quy định, chính sách pháp luật liên quan về CCN trong thời gian tới theo hướng tạo thuận lợi cho địa phương, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, phát triển CCN.
Được biết, Bộ Công Thương đang có định hướng xây dựng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện các quy định, chính sách về CCN, đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật mới ban hành và yêu cầu thực tế, ông cho biết cụ thể thêm về vấn đề này?
Chúng tôi cho rằng, việc xây dựng, hoàn thiện các quy định, chính sách liên quan đến CCN cho phù hợp thực tiễn, các quy định pháp lý cao hơn mới ban hành là nhu cầu, công việc thường xuyên của cơ quan quản lý.
Thời gian vừa qua, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản quản lý pháp luật mới bổ sung, thay thế các văn bản quản lý pháp luật trước đây như Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Bảo vệ môi trường, ...; trong đó có các quy định liên quan đến công tác quản lý, phát triển CCN. Vì vậy, để phù hợp với các văn bản quản lý pháp luật mới được ban hành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý CCN thì việc cập nhật, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý, phát triển CCN (tại Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 và Nghị định 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 về quản lý, phát triển CCN) trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.
Vì vậy, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, Bộ Công Thương đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức rà soát, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị định 68/2017/NĐ-CP và 2 năm thực hiện Nghị định 66/2020/NĐ-CP; trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định việc xây dựng, ban hành Nghị định mới về quản lý, phát triển CCN (thay thế Nghị định 68/2017/NĐ-CP và Nghị định 66/2020/NĐ-CP) cho phù hợp.
Quản lý, phát triển CCN thuộc nhiệm vụ của nhiều Bộ, ngành, với chức năng nhiệm vụ của mình Bộ Công Thương có đề xuất gì giúp các giải pháp đã đề ra thực sự phát huy hiệu quả, tạo sự đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến CCN?
Việc quy hoạch, đầu tư hạ tầng, hoạt động của CCN chịu sự tác động, tuân thủ bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác nhau (như về quy hoạch, đầu tư, đầu tư công, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng tài sản công,....) và do các Bộ, ngành liên quan quản lý.
Với vai trò cơ quan đầu mối, theo dõi về CCN, Bộ Công Thương thường xuyên có trao đổi, đề nghị các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ trong tổng hợp, xử lý các vướng mắc, khó khăn về CCN ở các địa phương. Trong công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan về CCN, đề nghị các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, ban hành hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể đối với quản lý CCN theo hướng tiếp tục tạo thuận lợi cho địa phương, doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả quản lý, phát triển CCN; tăng cường phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương để quản lý CCN trên địa bàn; cải thiện môi trường đầu tư, tinh giản thủ tục hành chính trong lĩnh vực CCN và tăng ưu đãi, hỗ trợ đối với CCN.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin mới cập nhật

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Khai mạc không gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Bắc tại thành phố Hà Giang

Kết nối giao thương giữa khu vực Đông Bắc với doanh nghiệp xuất khẩu

“Đòn bẩy” thúc đẩy công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh

Phó Chủ tịch Quảng Ninh: Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn là "đòn bẩy" quảng bá thương hiệu hiệu quả

Ông Cao Tường Huy: Ngành Công Thương giữ vai trò chủ lực, động lực phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc năm 2023: Tháo gỡ khó khăn, tạo đà tăng trưởng

Phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm làng nghề

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Còn nhiều băn khoăn
Tin khác

Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Nam Định chủ trương không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp

Thái Bình đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Khẳng định vị thế hàng Việt Nam qua các sản phẩm làng nghề

Địa phương gặp khó với chính sách về cụm công nghiệp

Đánh thức tiềm lực sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề

Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp
Đọc nhiều

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Infographic | Dự thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần chuẩn bị gì?

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất

Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục
