Sở Công Thương Bình Dương: Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả CPTPP
![]() | Bình Định: Tập huấn về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP |
![]() | Hiểu biết của doanh nghiệp về CPTPP cải thiện đáng kể |
Doanh nghiệp Bình Dương tận dụng hiệu quả CPTPP
Ông Trần Thế Phương - Trưởng phòng Quản lý Thương mại - Sở Công Thương Bình Dương chia sẻ, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã được hưởng chính sách ưu đãi về xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu vào thị trường CPTPP.
Đối với thị trường các nước thuộc khối CPTPP, kim ngạch xuất khẩu 10 tháng 2022 đạt khoảng 2,9 tỷ USD, tăng 11,02% so với cùng kỳ và chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Nhập khẩu 10 tháng năm 2022 đạt 3,4 tỷ USD, chiếm 16,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả tỉnh và nhập siêu từ thị trường CPTPP đạt 461 triệu đô.
![]() |
Doanh nghiệp Bình Dương tận dụng hiệu quả CPTPP |
Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trên địa bàn tỉnh hiện có 39 dự án đầu tư thuộc các nước CPTPP với tổng vốn đầu tư đạt gần 1 tỷ USD, dẫn đầu là Nhật Bản, Singapore, Canada, Malaysia và Australia.
Trong thời gian qua, Sở Công Thương với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bình Dương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP. Trong đó một trong những giải pháp trọng tâm là tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các cam kết, quy định về tiếp cận thị trường, quy chuẩn, tiêu chuẩn để được cấp, xuất xứ hàng hóa, chứng nhận chất lượng, lộ trình cắt giảm thuế quan cũng như các thông tin về tình hình thị trường, nhu cầu tuân thủ hàng hóa đối với các nước thuộc khối CPTPP.
“Đến nay sau ba năm thực hiện, có thể nói hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đều có nhận thức và hiểu biết nhất định về cam kết và thị trường các nước CPTPP, đặc biệt là các cam kết cắt giảm thuế quan, các quy định để được cấp xuất xứ hàng hóa C/O sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan” - ông Trần Thế Phương chia sẻ.
Gỡ “nút thắt” công nghiệp hỗ trợ
Tuy nhiên, ông Phương cũng thừa nhận, do đặc thù các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của tỉnh còn mang nặng hình thức gia công, chế biến, đặc biệt là hai ngành dệt may, da giày nên việc tận dụng nguyên liệu, vật liệu trong nước và các nước thuộc khối CPTPP còn hạn chế, tuy có tăng dần theo từng năm nhưng vẫn chưa đạt theo kỳ vọng.
Trong đó nguyên nhân chính là do các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, chưa đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất của tỉnh với các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trong nước và các nước thuộc CPTPP chưa nhiều và chưa thường xuyên. Đây cũng là nút thắt trong việc nâng cao tỷ lệ tận dụng C/O của các doanh nghiệp hiện nay.
Trước tình hình đó, ngành Công Thương tỉnh Bình Dương cũng đã phối hợp với Bộ Công Thương và các sở, ngành liên quan đã triển khai nhiều giải pháp phục hồi sản xuất công nghiệp và đẩy mạnh thực hiện các chương trình đối thoại, chương trình xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài, kết hợp cả hình thức trực tuyến và trực tiếp nhằm hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, mở rộng thị trường xuất khẩu mới.
Riêng trong giai đoạn 2019 – 2022, Sở Công Thương đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về xuất xứ hàng hóa, cam kết cắt giảm thuế quan trong Hiệp định CPTPP cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thu hút hơn gần 500 lượt doanh nghiệp tham gia.
Bên cạnh đó, Sở cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành mời các doanh nghiệp tham gia các chương trình tọa đàm, hội thảo chuyên ngành về tuyên truyền các tài liệu, ấn phẩm chuyên đề về ngành hàng, sản phẩm trong Hiệp định CPTPP cho các doanh nghiệp trên địa bàn biết và thực hiện.
Trong thời gian tới, cùng với lộ trình cắt giảm thuế quan sâu rộng thì ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn để đề ra chiến lược kinh doanh dài hạn nhằm tích ứng với tiến trình hội nhập. Bên cạnh đó thì các dự án đầu tư FDI khi được triển khai thực hiện sẽ phát huy hiệu quả, nhất là việc thu hút đơn hàng xuất khẩu mới vào các nước CPTPP.
Trong bối cảnh đó, ông Trần Thế Phương chia sẻ, để khai thác hiệu quả Hiệp định CPTPP thì ngành Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị có liên quan triển khai một số định hướng hướng giải pháp cho trọng tâm như sau:
Một là, sẽ tập trung phát triển cho ngành công nghiệp phụ trợ, đầu tư xây dựng mới các cụm công nghiệp hỗ trợ và xây dựng những cái trung tâm phân phối nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất. Phát triển thêm một số cụm công nghiệp chuyên ngành như cơ khí chế biến gỗ, may mặc… - những ngành có chỉ số xuất khẩu cao của tỉnh để nhằm chuyên môn hóa cao và tận dụng nguyên liệu, phụ liệu có sẵn trong nước sản xuất được.
Thứ hai là tập trung phát triển dịch vụ chất lượng cao để hỗ trợ cho xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong đó tập trung phát triển ngành dịch vụ logistics, thương mại điện tử xuyên biên giới, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Thứ ba là tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp với việc tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt các Hiệp định FTA đã ký kết nhằm tận dụng tốt các lợi thế và các chính sách ưu đãi về thuế quan. Kết nối hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với doanh nghiệp trong tỉnh để mở rộng, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Hỗ trợ thông tin thị trường, nhất là thông tin cảnh báo sớm các nguy cơ của các vụ kiện phòng, chống có giá, phòng và thương mại cho doanh nghiệp.
Thứ tư là tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, kết toán nguyên khu nguyên phụ liệu trong nước phục vụ sản xuất nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Tổ chức kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FBI và doanh nghiệp lớn trên toàn cầu.
Tổ chức rà soát, nắm tình hình hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời tham mưu quan tỉnh và kiến nghị đến các Bộ, ngành, Chính phủ có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thứ năm là thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương, Cục Hải quan và các cơ quan có liên quan tăng cường công tác cải cách hành chính thông qua các biện pháp chuyển đổi số nhằm tận dụng các loại thuế, công nghệ thông tin để tuyên truyền và phổ biến sâu rộng hơn nữa các quy định liên quan tới C/O ưu đãi, lợi thế của việc hàng hóa được cấp C/O ưu đãi đến các cá nhân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Tin mới cập nhật

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo Hiệp định CPTPP cần tuân thủ điều kiện gì?

Sản xuất bền vững, cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường CPTPP

Xuất khẩu rau quả vào thị trường Canada, doanh nghiệp lưu ý gì?

Tận dụng tốt CPTPP, xuất khẩu cá tra lần đầu tăng trưởng dương

Giải “bài toán” thương hiệu cho sản phẩm đồ gỗ, nội thất Việt Nam

Hiệp định CPTPP được 5 thành phố trực thuộc Trung ương tận dụng ra sao?

Lấy sức ép cạnh tranh làm động lực thúc đẩy hàng hóa tham gia sâu vào thị trường CPTPP

Mặt hàng xuất khẩu nào của Việt Nam tăng trưởng mạnh sang New Zealand?
Tin khác

Tận dụng ưu đãi CPTPP, khai thác dư địa thị trường Canada, Mexico và Peru

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Việt ở thị trường CPTPP

Thủy sản xuất khẩu sang thị trường CPTPP khả quan

CPTPP kết nạp thành viên mới, hàng Việt có cơ hội tiếp cận tốt hơn thị trường Anh

CPTPP tạo điều kiện thuận lợi xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh

Áp dụng hơn 12.000 dòng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CPTPP

Hàng Việt tiến mạnh sang Canada nhờ CPTPP

Thị trường Mexico: Nhiều tiềm năng nhưng cạnh tranh rất khốc liệt

Hiệp định CPTPP giúp doanh nghiệp Canada biết đến Việt Nam nhiều hơn

Sau 3 năm, Hiệp định CPTPP đã đưa Việt Nam lên một vị thế mới trong hội nhập kinh tế quốc tế
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
