Rủi ro vĩ mô tăng cao, giá kim loại đồng loạt lao dốc
Ngoại trừ bạch kim, nhóm kim loại biến động với biên độ hẹp Kim loại quý phát huy vai trò trú ẩn, giá bạc và bạch kim tăng hơn 1% Giá kim loại biến động trong biên độ hẹp chờ đợi báo cáo bảng lương |
Đối với kim loại quý, giá bạc chốt tuần tại mức 22,79 USD/ounce sau khi để mất 0,33%. Giá bạch kim giảm 2,14% về 901,6 USD/ounce, mức thấp nhất trong gần 3 tháng qua.
Tâm điểm thị trường tuần qua hướng về cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Ngay từ các phiên đầu tuần trước khi FED công bố quyết định lãi suất, nhóm kim loại quý đã phải đối diện với áp lực bán mạnh khi kỳ vọng hạ lãi suất dần bị xói mòn.
Tới giữa tuần, sau khi kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày, FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25 – 5,5% và bác bỏ khả năng hạ lãi suất vào tháng 3. Điều này đã khiến đồng USD bật tăng và kéo giá kim loại quý tiếp tục giảm. Áp lực bán thậm chí còn tăng mạnh hơn vào cuối tuần khi Mỹ công bố số liệu lao động tích cực, củng cố cho kịch bản “hạ cánh mềm”.
![]() |
Cụ thể, theo Bộ Lao động Mỹ, Mỹ đã tạo thêm 353.000 việc làm ngoài ngành nông nghiệp trong tháng 1/2024, vượt xa mức 180.000 mà giới chuyên gia dự báo và là mức cao nhất kể từ tháng 1/2023. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức 3,7% trong tháng thứ ba liên tiếp.
Sau khi dữ liệu được công bố, xác suất FED hạ lãi suất vào tháng 5 giảm xuống còn 70%, so với 92% trước khi công bố bảng lương. Đồng USD cũng bật tăng mạnh ngay sau báo cáo, đẩy giá kim loại quý lao dốc. Chốt tuần, chỉ số Dollar Index tăng 0,47% lên 103,92 điểm.
Đối với kim loại cơ bản, giá đồng COMEX giảm 0,79% về 3,82 USD/pound, đứt chuỗi tăng hai tuần liên tiếp. Giá quặng sắt giảm 5,21% về 128 USD/tấn. Đồng USD tăng giá cũng là yếu tố gây sức ép lên nhóm kim loại cơ bản.
Bên cạnh đó, đồng và quặng sắt vốn là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Do đó, việc lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc tiếp tục thu hẹp đã khiến triển vọng tiêu thụ đồng và quặng sắt trở nên kém sắc hơn, kéo giá sụt giảm. Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã thu hẹp tháng thứ tư liên tiếp, chỉ số quản lý thu mua (PMI) sản xuất chỉ đạt 49,2 điểm trong tháng 1/2024.
Hơn nữa, nước này đang tiến gần hơn tới kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài hai tuần, đây thường là khoảng thời gian nhu cầu tiêu thụ đồng hay quặng sắt trở nên trầm lắng hơn, đặc biệt là khi các nhà máy gần như đã hoàn tất việc tích trữ hàng tồn kho.
Tin mới cập nhật

Sầu riêng tiếp tục rớt giá, thương lái 'ngưng mua'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Hoa loa kèn giá cao vẫn 'cháy' hàng

Mận hậu đầu mùa: Giá ‘chát’ vẫn được chị em ‘săn đón’

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Giá thịt heo ‘neo cao’, người tiêu dùng ‘thắt lưng buộc bụng’
Tin khác

Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang tăng trở lại

Thị trường xe máy: Giá giảm, cạnh tranh khốc liệt

Nho sữa Trung Quốc bán ngập chợ, giá siêu rẻ

'Sốt xình xịch' dâu tây Bạch Tuyết giá rẻ trên 'chợ mạng'

Vì sao nho sữa Trung Quốc ‘thượng hạng’ giá rẻ bất ngờ?

VICOFA dự báo biến động của giá cà phê trong thời gian tới

Nhộn nhịp thị trường quà tặng cận ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Mưa rét kéo dài, giá rau xanh ‘leo thang’
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
