Quảng Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định ứng phó bão

Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định cấm các phương tiện thủy ra khơi từ trưa ngày 17/7 và ứng phó cơn bão số 1.
Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó bão số 1 và mưa lũ Thời tiết hôm nay ngày 17/7/2023: Bão số 1 gió mạnh cấp 11-12 Các địa phương chủ động ứng phó với bão số 1, bão TALIM

Tỉnh Quảng Nam đã hướng dẫn 127 tàu thuyền vào bờ để tránh bão số 1 trong khi các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và thành phố Hải Phòng cấm các phương tiện thủy ra khơi từ trưa ngày 17/7.

Trung tá Nguyễn Hoang, Đồn trưởng Đồn biên phòng Cửa Đại, thành phố Hội An (Quảng Nam) cho biết đến trưa 17/7, thông qua phương tiện thông tin trực canh ven bờ, thiết bị thông tin liên lạc trên tàu cá và gia đình các chủ tàu, Đồn đã liên tục thông báo về diễn biến phức tạp và nguy hiểm của bão số 1; đồng thời kêu gọi và hướng dẫn cho 127 phương tiện, với 755 lao động, của tỉnh đang hoạt động trên vùng biển các tỉnh phía Bắc, bị ảnh hưởng của bão số 1 vào nơi tránh trú an toàn.

Tàu thuyền neo đậu trú bão. (Nguồn: TTXVN)
Tàu thuyền neo đậu trú bão. (Nguồn: TTXVN)

Theo Trung tá Nguyễn Hoang, thông tin từ các Tổ đoàn kết sản xuất trên biển, đến trưa 17/7, toàn bộ 127 tàu thuyền đã vào bờ để tránh bão số 1 và được chính quyền, lực lượng Bộ đội Biên phòng các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định bố trí chỗ neo đậu an toàn.

Thông qua các phương tiện thông tin liên lạc, Đồn Biên phòng Cửa Đại tiếp tục thông báo liên tiếp về diễn biến của bão số 1, yêu cầu tất cả các phương tiện trong vùng bị ảnh hưởng của bão vào bờ hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn chậm nhất lúc 17 giờ ngày 17/7.

Cùng ngày tại Quảng Ninh, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh cho biết việc cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi đã tạm dừng từ 15 giờ ngày 17/7.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh đề nghị Sở Giao thông Vận tải, Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh, Cảng vụ đường thủy nội địa, ủy ban nhân dân các địa phương ven biển xem xét tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi (có thể xem xét, cho phép các tàu được chạy về nơi tránh trú và kết thúc công việc này trước 18 giờ ngày 17/7; tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện du lịch biển, lưu trú qua đêm tại các điểm du lịch trên biển.

Hiện, Quảng Ninh đã bố trí các lực lượng với trên 1.000 người, sẵn sàng ứng trực bão số 1.

Đến sáng 17/7, toàn tỉnh có trên 6.000 tàu các loại (trong đó có 231 tàu đánh bắt xa bờ) đã vào khu vực neo đậu an toàn. Về nuôi trồng thủy sản, tỉnh có hơn 14.000 lồng hiện đã kiểm soát, chằng chéo đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ.

Tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống bão theo phương châm “3 trước-4 tại chỗ,” căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, hướng dẫn người dân, các đơn vị ứng phó bão, lũ, tập trung chỉ đạo khẩn trương rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, chủ động hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển để tránh trú an toàn; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

Địa phương rà soát đảm bảo an toàn cho hoạt động du lịch và du khách; các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp; chủ động báo cáo và thực hiện lệnh cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.

Ngành chức năng cử người trực, canh gác 24/24 giờ thường xuyên tại các vị trí ngầm, tràn giao thông, kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân đi lại trong thời gian bão đổ bộ, mưa lớn để đảm bảo an toàn; có phương án huy động các phương tiện, thiết bị và lực lượng kịp thời giải tòa ách tắc giao thông do mưa lũ gây ra, đảm bảo giao thông thông suốt.

Ngành chức năng khẩn trương yêu cầu các chủ đầu tư các dự án đang thi công có biện pháp ngăn chặn tối đa bùn, đất và nước tràn xuống đường quốc lộ và khu vực dân cư khi có mưa lớn; có phương án xử lý ngay các điểm ngập úng.

Các đơn vị, địa phương rà soát, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân dân tại các khu vực có nguy cơ cao về ngập lụt, sạt lở; tổ chức các phương án di dời người ở tại các lán trại, nhà tạm dưới chân mái kè, vùng trũng, các công trình xây dựng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản trong mọi tình huống; tuyên truyền, yêu cầu người dân không ra suối đánh cá, vớt củi, bơi lội khi có lũ.

Tại Thái Bình, chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 1, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình vừa ban hành Công điện khẩn số 03 gửi hỏa tốc tới Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành, yêu cầu nghiêm cấm tàu, thuyền ra khơi, dừng các hoạt động khai thác, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và các hoạt động khác ở khu vực cửa sông, ven biển, ngoài khơi từ 12 giờ ngày 17/7.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành bằng mọi biện pháp kêu gọi, kiểm đếm, sắp xếp và hướng dẫn các tàu, thuyền vào nơi tránh, trú an toàn không để xảy ra va chạm và chìm tàu tại nơi neo đậu.

Trước 18 giờ ngày 17/7 phải hoàn thành di dời số lao động nuôi ngao, nuôi trồng thủy sản, hải sản và các hộ dân sinh sống trong khu vực nguy hiểm, các vùng bãi thấp ven sông, cửa sông, số ngư dân trên các phương tiện làm ăn trên sông, trên biển vào nơi an toàn; đóng các cửa khẩu, băng két qua đê biển, đê cửa sông.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành của tỉnh phải tổ chức khẩn trương chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, bến cảng, xí nghiệp, biển hiệu và các lồng, bè, trang trại nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản ở trên sông, ven biển để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản đặc biệt ở hai huyện ven biển; cắt tỉa cây lớn để đảm bảo an toàn trong trường hợp bão đổ bộ; triển khai phương án bảo vệ các trọng điểm đê, kè, cống xung yếu, chống tràn các vị trí đê thấp, đê bối tại các tuyến đê cửa sông, đê biển; đảm bảo an toàn cho người và tài sản ở khu vực bờ bao vùng cửa sông, ven biển đề phòng bão đổ bộ trong điều kiện triều cường kết hợp nước dâng do bão gây tràn, vỡ bờ bao.

Nếu phát hiện thấy công trình không đảm bảo an toàn phải chủ động huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để xử lý, củng cố ngay.

Đối với các đơn vị quản lý hệ thống thủy nông của tỉnh cử cán bộ thường trực 24/24 giờ theo dõi mực nước, đóng các cống tưới, mở các cống tiêu, giải phóng dòng chảy, triệt để tiêu nước trong hệ thống; kiểm tra hoạt động các trạm bơm để sẵn sàng kích hoạt tiêu nước cho lúa mới cấy, hoa màu và các khu vực trũng, thấp.

Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn, hợp tác xã nông nghiệp khẩn trương khơi thông dòng chảy, tháo cạn nước trên mặt ruộng phục vụ bảo vệ lúa mới cấy, cây màu đã trồng. Thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị của tỉnh và cán bộ kỹ thuật làm công tác phòng, chống thiên tai, lụt bão năm 2023 được yêu cầu đến ngay vị trí được phân công để chỉ đạo, đôn đốc, tham mưu biện pháp xử lý sự cố có thể xảy ra ngay từ giờ đầu.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Bình, từ đêm 17/7, vùng biển ngoài khơi huyện Thái Thụy, Tiền Hải gió mạnh dần lên cấp 5, cấp 6 sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 9; sóng biển cao từ 2 đến 4m; biển động mạnh.

Đến sáng 18/7, vùng ven biển các huyện Thái Thụy, Tiền Hải gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, giật cấp 8; các huyện khác gió mạnh cấp 5, cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Vùng ven biển các huyện Thái Thụy, Tiền Hải có nước dâng do bão từ 0,5-0,8m. Nguy cơ ngập úng ở khu vực trũng thấp tại ven biển, cửa sông, sạt lở bờ biển trong trường hợp bão đổ bộ vào thời điểm triều cường.

Từ đêm 17/7 đến ngày 21/7, do ảnh hưởng của bão, sau ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to, lượng phổ biến 150-250mm. Nguy cơ ngập úng đối với lúa mùa mới cấy và ao đầm nuôi trồng thủy sản. Độ rủi ro thiên tai là cấp độ 1.

Huyện đảo Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) di dời tàu thuyền cùng ngư dân về nơi an toàn tránh bão. (Ảnh: TTXVN phát)

Tại Hải Phòng, trước diễn biến cơn bão số 1, Hải Phòng đang khẩn trương di chuyển người, các phương tiện về nơi an toàn, cấm các hoạt động trên biển và triển khai đồng bộ các biện pháp để sẵn sàng phòng, chống bão số 1.

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Hải Phòng, các địa phương ven biển thành phố đang khẩn trương rà soát các hoạt động trên biển, tổ chức hướng dẫn các phương tiện cùng con người về nơi tránh bão an toàn.

Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng và các địa phương ven biển, đến 8 giờ ngày 17/7/2023 đã phối hợp kiểm đếm, thông báo cho gần 2.000 phương tiện với hơn 6.000 lao động, 156 lồng bè với 342 lao động đang hoạt động và neo đậu về diễn biến của bão để chủ động phòng tránh.

Dự kiến đến 21 giờ ngày 17/7 Hải Phòng sẽ cấm biển và sơ tán gần 9.000 người dân khu vực xung yếu trước 12 giờ ngày 18/7.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra công điện yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tiếp tục thực hiện Công điện số 53/CĐ-PCTT-TKCN&PTDS ngày 15/7/2023 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tăng cường thông tin, tuyên truyền để người dân biết, chủ động phòng chống bão.

Các địa phương, đơn vị rà soát, sẵn sàng thực hiện các phương án, kế hoạch ứng phó với bão đã được phê duyệt; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về người, tài sản trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản; chủ động điều tiết nước phòng chống ngập úng, triển khai các phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp; sẵn sàng tiêu úng khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp; kiểm tra, rà soát hệ thống đê điều, công trình phòng chống thiên tai, các công trình đê điều, cống dưới đê đang thi công, các khu nhà cũ, yếu; sẵn sàng thực hiện xử lý các sự cố theo phương châm "4 tại chỗ," đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản.

Căn cứ tình hình, diễn biến của bão, các địa phương chủ động rà soát, thực hiện sơ tán dân tại các khu vực trũng thấp có nguy cơ cao ngập sâu do mưa lớn, nước biển dâng; chủ động kiểm tra, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản, đặc biệt các hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển; các công trình đang thi công, đặc biệt là các công trình cao tầng, công trình ven biển, ven núi; các khu vực khai thác khoáng sản; các khu vực có nguy cơ sạt lở, các khu vực tập kết hàng hóa, hệ thống truyền tải điện.

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định, tỉnh dự kiến cấm biển từ 12 giờ ngày 17/7 đến khi có tin bão cuối cùng.

Tỉnh kêu gọi các phương tiện đang hoạt động trên biển, người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản; nhân dân vùng cửa sông, ven biển vào nơi tránh trú an toàn, hoàn thành xong trước 18 giờ ngày 17/7; cấm các hoạt động vui chơi trên biển, tắm biển từ 12 giờ ngày 17/7; dự kiến sẽ sơ tán tán toàn bộ 1.228 lao động ngoài các lều chòi nuôi trồng thủy sản, lao động trên các lồng bè vào trong đê, tổ chức sơ tán dân theo các phương án đã xây dựng đối với các tình huống thiên tai trên địa bàn.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cùng các địa phương tiếp tục công tác kiểm đếm tàu thuyền, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; hướng dẫn tàu thuyền không đi vào khu vực nguy hiểm; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu.

Các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra toàn tuyến đê điều trên địa bàn (đặc biệt đối với các tuyến đê biển), có phương án xử lý giờ đầu đối với những điểm xung yếu, nhất là ở những vị trí đã bị sạt lở; rà soát thống kê số lượng nhà yếu, nhà tạm kèm theo số nhân khẩu trên địa bàn dự kiến phải sơ tán, đồng thời có phương án sơ tán cụ thể khi có lệnh; kiểm tra, rà soát các phương án bảo vệ các trọng điểm xung yếu đảm bảo như phương án đã được phê duyệt; khoanh vùng, vận hành linh hoạt hệ thống công trình thủy lợi để tiêu thoát nước chống ngập úng do mưa lớn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định, hiện toàn tỉnh có 14.700 ha nuôi trồng thủy, hải sản; có trên 1.000 lều, chòi với gần 1.300 lao động tại vùng đầm bãi nuôi trông thủy sản ngoài đê.

Đến nay đã có 213 lồng bè nuôi trồng thủy sản của 20 cơ sở nhận được thông tin về bão số 1. Các lực lượng chức năng đã liên lạc được với tất cả các tàu thuyền của tỉnh là 1.776 phương tiện với 5.344 lao động; hiện có 1.478 phương tiện với 4.454 lao động đang neo đậu tại bến, chỉ còn 298 tàu với 890 lao động  đang hoạt động trên biển./.

Theo TTXVN

Tin mới cập nhật

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo hài hoà bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo hài hoà bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Tỉnh Thừa Thiên Huế hướng đến sự hài hoà giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế sau khi thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Sắp trưng bày, giới thiệu Nghệ thuật làm gốm người Chăm tại Hà Nội

Sắp trưng bày, giới thiệu Nghệ thuật làm gốm người Chăm tại Hà Nội

Từ ngày 27-29/12/2024, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam sẽ trưng bày, giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể Nghệ thuật làm gốm người Chăm tại Hà Nội.
Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
Quảng Bình: Thực hiện nhiều nhóm giải pháp cho lĩnh vực xuất nhập khẩu phát triển

Quảng Bình: Thực hiện nhiều nhóm giải pháp cho lĩnh vực xuất nhập khẩu phát triển

Theo Sở Công Thương Quảng Bình, nhiều nhóm giải pháp được đưa ra để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tại địa phương nhằm mang lại giá trị kinh tế lớn hơn.
Lộ trình triển khai tuyến cao tốc Mộc Châu-Sơn La-Điện Biên với quy mô 4 làn xe

Lộ trình triển khai tuyến cao tốc Mộc Châu-Sơn La-Điện Biên với quy mô 4 làn xe

Sáng 20/12, Bộ Giao thông Vận tải đã thông tin về lộ trình triển khai chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư xây dựng cao tốc đoạn từ Mộc Châu-Sơn La-Điện Biên.
Lào Cai: Điều chỉnh phương án phân luồng giao thông trên Quốc lộ 4D

Lào Cai: Điều chỉnh phương án phân luồng giao thông trên Quốc lộ 4D

Từ ngày 20/12, xe tải 4 trục trở lên lưu thông trở lại bình thường trên Quốc lộ 4D đoạn từ đèo Trạm Tôn, thị xã Sa Pa đi thành phố Lào Cai.
Thừa Thiên Huế: Năm 2024 doanh nghiệp FDI nộp ngân sách hơn 4.400 tỷ

Thừa Thiên Huế: Năm 2024 doanh nghiệp FDI nộp ngân sách hơn 4.400 tỷ

Năm 2024, doanh thu các doanh nghiệp FDI địa bàn Thừa Thiên Huế đạt gần 1.600 triệu USD, nộp ngân sách hơn 4.400 tỷ đồng.
Quảng Bình: Mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới nhằm thu hút nhà đầu tư

Quảng Bình: Mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới nhằm thu hút nhà đầu tư

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình cho biết, việc mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới giai đoạn 2 sẽ tạo không gian “sạch”, đồng bộ thu hút nhà đầu tư.
TP. Hồ Chí Minh: Hợp tác thúc đẩy giao thông thông minh qua tuyến metro số 1

TP. Hồ Chí Minh: Hợp tác thúc đẩy giao thông thông minh qua tuyến metro số 1

Hợp tác giữa Công ty Đường sắt số 1 TP. Hồ Chí Minh (HURC1) và Grab liên quan đến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) sẽ góp phần thúc đẩy giao thông thông minh.
Thừa Thiên Huế: Nhiều điểm sáng về kinh tế trong năm 2024

Thừa Thiên Huế: Nhiều điểm sáng về kinh tế trong năm 2024

Với việc thực hiện 13/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, bức tranh kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có nhiều điểm sáng trong năm 2024.

Tin khác

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Sẵn sàng cho ngày bầu cử trưởng thôn, khu phố

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Sẵn sàng cho ngày bầu cử trưởng thôn, khu phố

Mọi công tác chuẩn bị của TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã sẵn sàng để cuộc bầu cử trưởng khu phố nhiệm kỳ 2025-2027 thực sự là ngày hội của toàn dân.
Quảng Nam: Khu phố mới Phước An 8 năm chưa hoàn thành, người dân khốn khổ

Quảng Nam: Khu phố mới Phước An 8 năm chưa hoàn thành, người dân khốn khổ

Dự án phát triển bất động sản khu phố mới Phước An (huyện Tiên Phước, Quảng Nam) thực hiện 8 năm vẫn chưa xong khiến người dân vùng dự án khốn khổ.
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị gặp vướng ở khâu giải phóng mặt bằng

Dự án Cảng hàng không Quảng Trị gặp vướng ở khâu giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị cho biết hiện tại dự án Cảng hàng không Quảng Trị gặp một số khó khăn, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng.
Quảng Bình: Nhiều dự án bị chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng

Quảng Bình: Nhiều dự án bị chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng

Nhiều dự án ở Quảng Bình đang bị chậm tiến độ do thời tiết và vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến thi công và công tác tái định cư.
Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả xúc tiến du lịch thông qua điện ảnh

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả xúc tiến du lịch thông qua điện ảnh

Nhằm phát huy tiềm năng du lịch và quảng bá hình ảnh địa phương, Tuyên Quang tổ chức xúc tiến phát triển “Điện ảnh với du lịch” năm 2024.
Tỉnh Tây Ninh nhận giải thưởng thành phố thông minh Việt Nam 2024

Tỉnh Tây Ninh nhận giải thưởng thành phố thông minh Việt Nam 2024

Tỉnh Tây Ninh vừa nhận giải thưởng “Thành phố thông minh Việt Nam 2024” với hạng mục thành phố điều hành, đô thị thông minh (IOC).
Triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã TP. Đà Nẵng giai đoạn 2023 - 2025

Triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã TP. Đà Nẵng giai đoạn 2023 - 2025

Từ ngày 1/1/2025, TP. Đà Nẵng có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 quận và 2 huyện; 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 36 phường và 11 xã.
Doanh nghiệp nào trúng đấu giá khu đất hơn 6.300 m2 xây bệnh viện tại Đà Nẵng?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá khu đất hơn 6.300 m2 xây bệnh viện tại Đà Nẵng?

Khu đất rộng hơn 6.300 m2 tại đường Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng vừa được đấu giá thành công để xây dựng bệnh viện.
Đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định có 68 cụm công nghiệp

Đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định có 68 cụm công nghiệp

Theo Sở Công Thương Bình Định, đến nay đã có 38 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, đến năm 2030 hướng đến có 68 cụm công nghiệp trên địa bàn.
Thừa Thiên Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống

Thừa Thiên Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định công nhận nghề rèn Bao Vinh và nghề Mứt gừng Kim Long thuộc thành phố Huế là nghề truyền thống
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Trong phiên giao dịch 25/12, cổ phiếu ngân hàng đang trở thành điểm sáng của thị trường chứng khoán khi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thị trường.
Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp phục hồi để tái cơ cấu danh mục, cân nhắc mua vào ngành thủy sản, bất động sản, ngân hàng.
Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Giá hồ tiêu trong nước thời gian qua giảm mạnh bởi nhiều yếu tố cung cầu và nhu cầu thế giới vô cùng ảm đạm.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Các chuyên gia nhận định, thị trường chứng khoán đang dần hồi phục khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới ngày 23/12 với diễn biến có phần tích cực.
Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?

Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?

Từ ngày 1/1/2025, cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử có thể tra cứu nghĩa vụ thuế qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Giá ca cao lập đỉnh mới ảnh hưởng thế nào đến ngành sản xuất chocolate?

Giá ca cao lập đỉnh mới ảnh hưởng thế nào đến ngành sản xuất chocolate?

Trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông sản giảm giá, ca cao lại bất ngờ tăng mạnh, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới với mức tăng gần 7%.
Công cụ khai thuế mới cho hộ kinh doanh trên nền tảng số

Công cụ khai thuế mới cho hộ kinh doanh trên nền tảng số

Cổng thông tin điện tử dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số vừa được ra mắt.
Chứng khoán tuần 16-20/12: Tuần giao dịch kém tích cực của thị trường

Chứng khoán tuần 16-20/12: Tuần giao dịch kém tích cực của thị trường

Các chuyên gia nhận định, VN-INDEX đã có một tuần kém tích cực khi giao dịch trong sắc đỏ cùng thanh khoản giảm sút.
Phiên bản di động