Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần thêm chính sách "luật hóa"

Để phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước thời gian tới, vấn đề đầu tiên và hết sức quan trọng được các chuyên gia nhận định là sớm xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ, Luật Cơ khí.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhà cung cấp nội địa còn hạn chế đang là điểm nghẽn khiến phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa thể tham gia vào chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu.

Dây chuyền chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu của Công ty thủy sản Minh Phú Hậu Giang
Dây chuyền chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu của Công ty thủy sản Minh Phú Hậu Giang

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ và có hiệu lực hơn 2 năm nay, song theo các chuyên gia, để nâng cao mức độ tự chủ sản xuất trong nước, cần sớm có thêm chính sách "luật hóa" ngành này.

Yếu kém về năng lực

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, dù đã có nhiều bước tiến với hơn 5.000 doanh nghiệp, chủ yếu trong ngành cơ khí, dệt may da giày, sản xuất linh kiện, nhưng có gần 90% vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ông Phạm Thanh Tùng, Phòng Công nghiệp hỗ trợ - Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), cho hay khó khăn hiện hữu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam là tỷ lệ nội địa hóa các ngành công nghiệp còn thấp. Đơn cử ngành điện tử chỉ từ 5-10%; ngành ô tô từ 7-10%; ngành dệt may, da giày từ 45-50%.

Về trình độ công nghệ, trên 30% doanh nghiệp cho biết hiện vẫn đang sử dụng hoàn toàn thiết bị điều khiển thủ công, trên 50% có sử dụng thiết bị bán tự động, chỉ hơn 10% doanh nghiệp có sử dụng thiết bị tự động hoá, và chưa đến 10% doanh nghiệp có sử dụng robot trong dây chuyền sản xuất.

"Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn thiếu nguồn lực để đổi mới; chưa đủ năng lực cung cấp linh kiện và phụ tùng có hàm lượng công nghệ cao, kỹ thuật phức tạp đáp ứng các yêu cầu để tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu," ông Tùng nói.

Cùng quan điểm trên, bà Trần Thị Lan Anh, Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết khảo sát của Tổng cục Thống kê chỉ ra phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, hay những công cụ quản lý sản xuất thông dụng.

Chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp có chứng nhận ISO 9000 (quản lý chất lượng), 9% doanh nghiệp có chứng nhận ISO 14000 (quản lý môi trường), cũng hơn 20% doanh nghiệp cho biết có thực hiện 5S tại doanh nghiệp. Nhưng các công cụ khác như Lean, 6 sigma, hay TQM, TPM thì số doanh nghiệp áp dụng chỉ khoảng từ 1-2%.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều thách thức như về quy mô, kinh nghiệm, năng lực, thị phần, thương hiệu… đòi hỏi nỗ lực của nhiều bên để công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh mẽ hơn, thu hẹp khoảng cách giữa yêu cầu của ngành công nghiệp nội địa, cũng như của các đối tác, khách hàng đa quốc gia và năng lực đáp ứng.

Nhìn sang các nước như Hàn Quốc, để hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ, thời gian đầu, Chính phủ nước này đã ban hành Luật đặc biệt về linh kiện, phụ tùng và vật liệu, theo đó chi hàng tỷ USD dành cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Hay như Malaysia, nước này cũng đưa ra chương trình Liên kết công nghiệp (ILP), với 3 nội dung gồm các công cụ khuyến khích tài chính, liên kết kinh doanh và gói hỗ trợ cung cấp nơi đặt nhà máy sản xuất, nghiên cứu phát triển, nâng cấp công nghệ, phát triển thị trường xuất khẩu…

Ông Nguyễn Văn Kết, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Cơ khí chính xác SKD, cho rằng ở Việt Nam đang tồn tại tình trạng "nhà nhà làm cơ khí" bởi lẽ doanh nghiệp nhỏ đang tự bơi bằng nguồn quan hệ khách hàng của mình, đầu tư chưa đúng trọng tâm...

Ở các quốc gia, nhà nước sẽ hướng vào những ngành mũi nhọn và khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, nâng cao trình độ... Do vậy, doanh nghiệp rất mong sự hỗ trợ kịp thời của nhà nước thông qua công cụ chính sách giúp doanh nghiệp nội địa tham gia được vào chuỗi giá trị trong nước, khu vực và toàn cầu. Đồng thời cần định hướng chiến lược, xây dựng và tập trung nguồn lực thích đáng để thực thi có hiệu quả các chiến lược, chương trình cụ thể.

Chờ chính sách

Năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ; trong đó có nhiều giải pháp thiết thực như ưu đãi cấp bù chênh lệch lãi suất cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp; thu hút FDI có hàm lượng công nghệ cao.

Tuy nhiên, để phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước thời gian tới, vấn đề đầu tiên và hết sức quan trọng được các chuyên gia nhận định là sớm xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ.

Ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, cho hay Chính phủ cần xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ và trình Quốc hội để ban hành trong thời gian sớm nhất. Bởi khi chúng ta có nền tảng thể chế tốt thì đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có con đường đi đúng. Các cơ quan bộ, ngành, trung ương, địa phương và các hiệp hội có được định hướng để hỗ trợ, đồng hành cùng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

"Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong muốn chính sách thí điểm về công nghiệp hỗ trợ sớm ra đời và có thể hỗ trợ ngay cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam về vốn, lao động, hạ tầng nhà xưởng, các khu công nghiệp chuyên sâu, cũng như kết nối đầu ra giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam với các tập đoàn đa quốc gia đang có mặt tại Việt Nam," ông Nguyễn Hoàng nói.

Ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, cho rằng việc hoạch định các chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cần được xây dựng thống nhất và xuyên suốt.

Để thực hiện được mục tiêu này, hệ thống chính sách quốc gia cũng cần phù hợp với quy định của sân chơi các nước đối tác, của khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Chúng ta đã có nhiều chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhưng chưa có định hướng phát triển cụ thể với các ngành chế biến chế tạo, ngành nào là mũi nhọn, kim chỉ nam để hướng nguồn lực nhà nước, tư nhân vào lĩnh vực đó. Do vậy, việc sớm xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ, Luật Cơ khí là rất cần thiết. Bởi khi tất cả được "luật hóa" thì các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho ngành mới sớm thực thi.

Hiện nay, các chính sách dự kiến tại Dự án Luật Phát triển công nghiệp đã được Chính phủ thông qua và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình xây dựng Luật năm 2023.

Bộ Công Thương đang tiến hành tiếp thu ý kiến để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất. Bộ này cho rằng, việc xây dựng Luật Phát triển công nghiệp sẽ tạo lập công cụ phát triển ngành đồng bộ, tạo hành lang pháp lý để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng, thúc đẩy xây dựng nền công nghiệp tự chủ, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.

Tin mới cập nhật

Hợp tác hình thành Tổ hợp Techno-Park Việt Nam - Nhật Bản tại Khu công nghiệp HANSSIP

Hợp tác hình thành Tổ hợp Techno-Park Việt Nam - Nhật Bản tại Khu công nghiệp HANSSIP

Tổ hợp Techno-Park Việt Nam - Nhật Bản tại Khu công nghiệp HANSSIP sẽ là điểm khởi phát thành công thế hệ mới gắn với 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về phương tiện giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ

Từ ngày 13-16/6/2024, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội sẽ diễn ra triển lãm quốc tế lần thứ 17 về phương tiện giao thông, vận tải và CNHT.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần có cách tiếp cận mới tham gia vào chuỗi cung ứng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần có cách tiếp cận mới tham gia vào chuỗi cung ứng

Việc liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia được cho là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội toàn cầu.
Hỗ trợ, tư vấn cải tiến năng suất: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hỗ trợ, tư vấn cải tiến năng suất: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương đã và đang đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cải tiến năng suất cho DN công nghiệp hỗ trợ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
VIMEXPO 2023: Kết nối để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam

VIMEXPO 2023: Kết nối để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam

VIMEXPO 2023 thúc đẩy kết nối đầu tư, tạo cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo kết nối, mở rộng thị trường.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nâng cao vai trò địa phương

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nâng cao vai trò địa phương

Hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ giữa Trung ương, địa phương và các DN là một trong những chương trình hợp tác điển hình mà Bộ Công Thương đã triển khai.
Tạo thêm những ‘cú hích’ mới thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Tạo thêm những ‘cú hích’ mới thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Với những thay đổi trong dự thảo sửa đổi Nghị định 111 được nhiều địa phương, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ kỳ vọng sẽ tạo “cú hích” cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Sửa đổi Nghị định số 111/2015/NĐ-CP: Bệ đỡ chính sách cho công nghiệp hỗ trợ

Sửa đổi Nghị định số 111/2015/NĐ-CP: Bệ đỡ chính sách cho công nghiệp hỗ trợ

Sửa đổi nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) với nhiều chính sách ưu đãi mới được đề xuất.
Triển lãm NEPCON Việt Nam 2023: Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp điện tử

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2023: Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp điện tử

Triển lãm điện tử quốc tế - NEPCON Việt Nam 2023 diễn ra từ ngày 4-6/10 tại TP.Hồ Chí Minh cùng Triển lãm METALEX Việt Nam 2023 về máy công cụ, kim loại.
Triển lãm quốc tế lần thứ 16 về máy công cụ đề cao chuỗi cung ứng bền vững

Triển lãm quốc tế lần thứ 16 về máy công cụ đề cao chuỗi cung ứng bền vững

“METALEX Vietnam 2023” - Triển lãm Quốc tế hàng đầu Việt Nam về máy công cụ và giải pháp gia công kim loại sẽ diễn ra từ 4-6/10, tại TP. Hồ Chí Minh.

Tin khác

Tăng kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản

Tăng kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản

Kết nối các DN ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và Nhật Bản sẽ là cơ hội để DN Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất đảm bảo thành công hội nhập chuỗi cung ứng.
Công nghiệp hỗ trợ cần trợ lực để bứt phá

Công nghiệp hỗ trợ cần trợ lực để bứt phá

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang có bước phát triển tích cực, song sản phẩm vẫn thuộc phân khúc giá trị gia tăng thấp trong chuỗi cung ứng.
Đà Nẵng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đà Nẵng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hiện tại, Đà Nẵng còn nhiều dư địa để phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ.
Hải Dương: Tiềm năng thu hút công nghiệp hỗ trợ lớn của miền Bắc

Hải Dương: Tiềm năng thu hút công nghiệp hỗ trợ lớn của miền Bắc

Những năm gần đây, Hải Dương thu hút nguồn vốn lớn cả trong và ngoài nước vào các khu công nghiệp, nhất là công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp công nghệ cao.
Doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm đối tác công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản tìm kiếm đối tác công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

22 doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tìm kiếm đối tác lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam đã thăm dự "triển lãm kép" SIE và VME 2023 tại Hà Nội.
Làm chủ công nghiệp hỗ trợ - tạo đà phát triển ngành da giày

Làm chủ công nghiệp hỗ trợ - tạo đà phát triển ngành da giày

Ngành da giày đặt mục tiêu phát triển tỷ lệ cung cấp trong nước nguyên vật liệu và phụ liệu đạt từ 75 - 80%.
Công nghiệp hỗ trợ - đón “làn sóng” chuyển dịch đầu tư mới

Công nghiệp hỗ trợ - đón “làn sóng” chuyển dịch đầu tư mới

Ngày càng nhiều doanh nghiệp FDI muốn xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Ngành công nghiệp hỗ trợ đang có nhiều triển vọng đón làn sóng đầu tư mới.
Lối ra cho công nghiệp hỗ trợ ôtô

Lối ra cho công nghiệp hỗ trợ ôtô

Doanh số tiêu thụ ôtô cả nước năm 2022 đạt hơn 500.000 chiếc đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ hoạt động mạnh mẽ hơn.
Bắc Ninh đặt mục tiêu trở thành cứ điểm sản xuất thông minh

Bắc Ninh đặt mục tiêu trở thành cứ điểm sản xuất thông minh

Đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh sẽ trở thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao, trung tâm sản xuất thông minh của Việt Nam và vùng Đông Nam Á.
Tăng liên kết để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

Tăng liên kết để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI là một trong những giải pháp để Việt Nam thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng trong nước “cắm đầu” giảm, người mua tuần qua thua lỗ bao nhiêu?

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng trong nước “cắm đầu” giảm, người mua tuần qua thua lỗ bao nhiêu?

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng SJC kết thúc tuần giá tăng mạnh so với kết phiên tuần trước nhưng người mua vàng vẫn thu về khoản lỗ hơn 1 triệu đồng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024: Giá dầu thế giới trượt dốc, nguyên nhân vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024: Giá dầu thế giới trượt dốc, nguyên nhân vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt trượt dốc sau cuộc tấn công của Iran, với dầu WTI giảm 0,29%, dầu Brent giảm 0,02%.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 19/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 19/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 18/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 17/4/2024: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng mạnh trở lại

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng mạnh trở lại

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 17/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024, giá dầu thế giới vẫn giữ mức thấp nhất 3 tuần gần đây với dầu WTI ở mốc 82,51 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 86,97 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo tăng cao

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo tăng cao

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024, giá dầu thế giới vừa trải qua tuần giảm nhẹ xấp xỉ 1%, tuy nhiên, tuần này giá dầu được dự báo tăng cao.
Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC đầu tuần bất ngờ tăng như "vũ bão", lại lập đỉnh mới 85,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC đầu tuần bất ngờ tăng như "vũ bão", lại lập đỉnh mới 85,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC ngay đầu tuần tăng sốc hơn 2 triệu đồng mỗi lượng, lại thiết lập đỉnh cao mới trong lịch sử lên mức 85,4 triệu đồng/lượng
Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC “bốc hơi” cực mạnh hơn 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC “bốc hơi” cực mạnh hơn 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC đồng loạt giảm mạnh hơn 2 triệu đồng mỗi lượng, đưa giá trượt xuống quanh ngưỡng 83 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 17/4/2024: Giá dầu thế giới tiếp đà giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay ngày 17/4/2024: Giá dầu thế giới tiếp đà giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay ngày 17/4/2024, giá dầu thế giới tiếp đà giảm nhẹ, cụ thể, dầu WTI xuống mức 85,31 USD/thùng, dầu Brent xuống mức 90,02 USD/thùng.
Phiên bản di động