Ô tô bị mất lái, xử lý sao cho an toàn?
Cửa sổ trời xe ô tô có tác dụng gì đặc biệt? Đổ thừa dầu nhớt ô tô sẽ xảy ra chuyện gì? Trung Quốc: Hãng ô tô ra mắt điện thoại thông minh dành riêng cho ô tô |
Trong thời gian qua đã xảy ra một loạt các vụ tai nạn ô tô do mất lái gây hậu quả nghiêm trọng với người và tài sản. Các chuyên gia ô tô đã xác định phần lớn các trường hợp ô tô bị mất lái đều xảy ra một cách bất ngờ, người điều khiển không kịp phản ứng. Từ đó rất dễ gây ra tai nạn nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến các phương tiện khác khi tham gia giao thông.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ô tô bị mất lái, xuất phát từ yếu tố khách quan hoặc yếu tố chủ quan. Chủ quan xuất phát từ người điều khiển không làm chủ được chân ga, chân phanh, đi trên những đoạn đường trơn trượt, không làm chủ tốc độ…). Lỗi khách quan có thể xuất phát từ việc nổ lốp, bộ phận trong hệ thống lái bị hỏng, nổ lốp…
Nguyên nhân ô tô bị mất lái. Ảnh minh họa |
Vậy làm thế nào để giảm thiểu tình trạng mất lái và tài xế nên làm gì khi bạn đối mặt với tình huống này? Dưới đây là một số biện pháp và hướng dẫn từ các chuyên gia giao thông:
Giữ bình tĩnh
Một điều quan trọng là tài xế cần giữ được sự bình tĩnh để xử lý tình huống. Nếu không rất dễ hoảng loạn, không kiểm soát được xe và khiến nhiều người tham gia giao thông gặp nguy hiểm. Bên cạnh đó, không được chuyển xe về N hoặc rút chìa khóa khi xe bị mất lái. Điều này sẽ làm cho hệ thống lái không thể hoạt động, dẫn đến tình huống xấu.
Kiểm soát chân phanh
Hãy giảm tốc độ xe bằng cách giảm chân ga từ từ, chuyển xe về số thấp (L, D1, D2 trên xe số tự động hoặc số 1, 2 trên xe số sàn) để phanh động cơ. Chỉ nên đạp nhấp nhẹ phanh, không đạp phanh mạnh và ghì liên tục. Nếu xe đang di chuyển tốc độ cao hoặc bánh trước, bánh sau đang bị trượt, mất độ bám thì việc phanh mạnh sẽ càng khiến tình huống nguy hiểm hơn (xe mất cân bằng dẫn đến xe bị văng, quay vòng hoặc bị lật…).
Cách xử lý khi ô tô bị mất lái. Ảnh minh họa |
- Nếu đang di chuyển tại khu vực có mật độ giao thông cao, hãy nhấp phanh từ từ để kiểm soát hướng di chuyển.
- Nếu đường trơn trượt (mưa, thời tiết không thuận lợi), không phanh gấp.
- Nếu đường không trơ trượt, không có vật cản, có các tính năng hỗ trợ phanh như ABS, EBD, BA, tài xế hãy đạp phanh nhanh, dứt khoát.
Bật đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn xin vượt
Trường hợp nguy hiểm nhất là mất lái ở khu vực có nhiều phương tiện, người tham gia giao thông hoặc trên đường cao tốc. Lúc này, người điều khiển phương tiện cần lập tức phát tín hiệu cảnh báo bằng đèn, bấm còi liên tục để những tài xế khác nhận biết được tình hình. Nếu xe đang di chuyển trong đêm, hãy bật đèn cảnh báo sự cố, nháy đèn pha – cốt liên tục, mục đích để gây chú ý tới những phương tiện khác đang tham gia giao thông.
Chuyên gia khuyến cáo khi điều khiển ô tô, hãy chạy đúng tốc độ quy định, giữ khoảng cách an toàn với các xe di chuyển cùng chiều, ngồi lái xe với tư thế thoải mái để xử lý linh hoạt nhiều tình huống và không được chủ quan. Bên cạnh yếu tố chủ quan, tài xế cần chú ý đến tình trạng xe, phát hiện dấu hiệu bất thường hãy cho xe đi kiểm tra sớm nhất có thể. |