Nhịp cầu Công Thương ngày 6/10: Xử lý loạt đơn tại TKV; Dấu hiệu tập kết hàng trái phép tại Móng Cái
Nhịp cầu Công Thương ngày 25/9: Phản ánh liên quan PC Quảng Ngãi, Khu đô thị sinh thái Thành Công Nhịp cầu Công Thương ngày 2/10: Phản ánh liên quan lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, phòng cháy |
Thông tin phản ánh, trong 6 tháng đầu năm 2023, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tiến hành 178 cuộc, đã ban hành kết luận 31 cuộc. Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm, Thanh tra Tập đoàn TKV đã chủ trì, phối hợp thực hiện 07 cuộc kiểm tra, xác minh đơn thư và chuyển 7 đơn để đơn vị kiểm tra, báo cáo, cụ thể:
Chủ trì, phối hợp cùng Ban Đầu tư kiểm tra, giải quyết đơn tố cáo về công tác đấu thầu của Công ty Cổ phần Poliland tại Công ty Than Hạ Long -TKV, báo cáo kết quả kiểm tra và ban hành Kết luận nội dung tố cáo. Chuyển đơn mạo danh tố cáo, phản ánh về công tác quản lý, điều hành tại Công ty Cổ phần Khoáng sản III – Vinico, yêu cầu Vinico kiểm tra, báo cáo theo thẩm quyền, tổng hợp báo cáo Phó Tổng giám đốc kết quả giải quyết đơn; Kiểm tra, giải quyết, trả lời đơn của ông Đàm Văn V (Địa chỉ: Tổ 1 khu 2, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, với nội dung đề nghị Công ty than Hạ Long- TKV xem xét, giải quyết hỗ trợ liên quan đến đất rừng của gia đình ông.
Trong 6 tháng đầu năm, Tập đoàn TKV đã xử lý và chuyển hàng loạt đơn thư liên quan đến các doanh nghiệp thuộc tập đoàn - Ảnh minh họa |
Kiểm tra, giải quyết, trả lời đơn của ông Vũ Anh T (Địa chi: Tổ 2 khu 4, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long tinh Quảng Ninh, với nội dung khiếu nại việc Công ty than Uông Bí- TKV không đăng thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá thiết bị vận tài, văn phòng thanh lý.
Chuyển đơn nặc danh, đôn đốc tổng hợp, soạn thảo báo cáo Phó Tổng giám đốc về kết quá giải quyết đơn tố cáo, phản ánh tại Công ty Vận tải và Đưa đón thợ mỏ Vinacomin về quản lý, điều hành của Phân xưởng sửa chữa;
Chuyển đơn của ông Bùi Quang T đến Công ty Cổ phần Than Mông Dương, yêu cầu kiểm tra, báo cáo về nội dung kiến nghị, phản ánh và đề nghị hỗ trợ, bồi thường do ảnh hướng việc khai thác than của Công ty CP than Mông DươngVinacomin đến gia đình ông, tổng hợp, báo cáo Phó Tổng giám đốc và ban hành văn bản trả lời công dân;
Kiểm tra, giải quyết đơn của Công ty Cổ phần Poliland tố cáo, phản ánh vi phạm trong lựa chọn nhà thầu tại Công ty Than Thống Nhất -TKV, báo cáo Phó Tổng giám đốc và ban hành Kết luận nội dung tố cáo;
Kiểm tra, giải quyết, trả lời đơn của ông Nguyễn Ngọc H (Địa chỉ: Tổ 12 khu 3, phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, với nội dung tố cáo việc Công ty CP Vật tư- TKV và Trung tâm Dịch vụ đấu giá tỉnh Lâm Đồng không công khai thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;
Chủ trì, phối hợp cùng Ban Đầu tư kiểm tra, giải quyết đơn của Công ty CP Poliland tố cáo, phản ánh Công ty than Hà Lầm- Vinacomin vi phạm trong lựa chọn nhà thầu, báo cáo Phó Tổng giám đốc và ban hành Kết luận nội dung tố cáo;
Chuyển đơn nặc danh đến Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin, yêu cầu kiểm tra, báo cáo TKV về đơn tố cáo, phản ánh vi phạm trong quản lý, điều hành của Giám đốc Công ty KDT Vĩnh Phú; Chuyển đơn của 04 cổ động Công ty Cổ phần Xi măng La Hiện- VVMI đến Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc- CTCP, yêu cầu kiểm tra, báo cáo TKV về những vấn đề trong quản lý, điều hành tại Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên- VVMI.
Thanh tra của Tập đoàn TKV cũng chuyển đơn liên quan đến một số doanh nghiệp khác.
Báo Công Thương nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, về dự án Hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương mại, nhà ở và nhà trẻ tại ô đất 3.10-NO đường Lê Văn Lương, do Liên danh Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và Công ty TNHH MTV Kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội làm chủ đầu tư, quy mô 25 tầng nổi + 3 tầng hầm.
Theo phản ánh, công trình này được miễn giấy phép xây dựng. Vì vậy, các doanh nghiệp cho rằng việc miễn phép xây dựng chưa bảo đảm sự công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Thông tin phản ánh, thời gian qua, tình trạng vận chuyển hàng hóa qua cây cầu phao bắc qua sông Ka Long thuộc địa phận khu 7 phường Hải Yên, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh diễn ra một cách công khai, tấp nập bằng nhiều loại phương tiện, tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp liên quan đến buôn lậu hàng hóa trái phép qua biên giới.
Phản ánh cho biết, hiện bắc qua con sông Ka Long đang tồn tại một cây cầu phao hàng ngày đưa hàng trăm phương tiện vận chuyển hàng hóa qua biên giới. Dù mới thành lập chưa lâu nhưng khu vực này được các “dân buôn” mệnh danh là điểm trung chuyển lý tưởng cho các loại hàng hóa khi vận chuyển một cách nhanh chóng. Các xe hàng cỡ nhỏ sau khi qua cầu phao về Việt Nam hầu hết được tới một điểm tập kết thuộc sự quản lý của Công ty Cổ phần T.Đ.
Tại đây, hàng hóa nhanh chóng bốc dỡ và được chuyển sang các phương tiện vận tải của Việt Nam. Còn các phương tiện nước ngoài lại tiếp tục hành trình về nước. Theo ghi nhận mỗi ngày đều tiếp nhận từ 40 đến 50 chuyến hàng từ nước ngoài vào đây tập kết.
Đồng thời, các chủ buôn cho biết, kể cả các mặt hàng nhập khẩu cần phải có điều kiện mà các cửa khẩu quốc tế không được phép cho thông quan thì đều được tạo thuận lợi vào nội địa thông qua cầu phao này.
Điểm tập kết hàng hóa tại khu vực phường Hải Yên, Móng Cái - Ảnh chụp từ màn hình |
Được biết, dự án cầu phao tạm qua sông Ka Long là cây cầu phao đầu tiên nối thành phố Móng Cái của tỉnh Quảng Ninh với thành phố Đông Hưng, Trung Quốc với tổng số vốn đầu tư gần 160 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần T.Đ. Đây là dự án thực hiện thí điểm theo cơ chế đặc thù tại Cảng cạn ICD Móng Cái, được hứa hẹn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, khắc phục tình trạng quá tải thông quan trên tuyến biên giới. Trái ngược với cảng cạn TĐ, tại một số cửa khẩu chính được đầu tư hiện đại thì hoạt động thông quan khá vắng vẻ, rất ít có xe vận chuyển hàng hóa ra vào làm thủ tục hải quan.
Phản ánh cho biết, đối chiếu với quy định của pháp luật thì các phương tiện không đảm bảo quy cách là con –ten – nơ khi vận chuyển hàng hóa ra vào cảng cạn là không hợp pháp. Điều này khiến dư luận dấy lên mối lo ngại về liệu có hay không dấu hiệu lợi dụng các kẽ hở của pháp luật, sự thông thoáng, phân luồng kiểm tra về hàng hóa xuất nhập khẩu, biến hoạt động thương mại quốc tế trở nên thiếu lành mạnh, không bảo đảm tính cạnh tranh.
Báo Công Thương sẽ xác minh, làm rõ phản ánh của bạn đọc về các vụ việc kể trên để thực hiện công tác bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân nếu như phản ánh thông tin chưa chính xác.