Nhìn lại một năm "bão bùng" của thị trường dầu thô

Nhìn lại diễn biến thị trường dầu thô có nhiều biến động trong năm 2023.
Thị trường nông sản diễn biến trái chiều, giá dầu thô suy yếu Thị trường nông sản diễn biến ảm đạm, giá dầu thô tiếp tục hồi phục Thị trường nông sản chia hai nửa xanh đỏ, giá dầu thô suy yếu

Tháng 1: Kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ khởi sắc khi Trung Quốc tuyên bố mở cửa trở lại

Giai đoạn chính sách hạn chế Zero Covid của Trung Quốc chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước trở lại của nền kinh tế số 1 châu Á.

Quyết định cấm nhập khẩu các sản phẩm lọc dầu của Nga kể từ 5/2 trước đó đã khiến các quốc gia châu Âu tích cực tăng cường mua dầu diesel từ Nga, khiến giá dầu giai đoạn dầu năm bật tăng mạnh mẽ.

Tuy nhiên việc mở cửa trở lại của Trung Quốc đã khiến số ca tái nhiễm Covid liên tục tăng mạnh khiến nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc chưa thể phục hồi. Trong khi đó, bất chấp giới hạn trần giá của phương Tây, dòng chảy dầu thô của Nga vẫn ổn định khi quốc gia này tìm được thị trường thay thế là Ấn Độ và Trung Quốc.

Tháng 2: Căng thẳng giữa phương Tây và Nga làm gia tăng rủi ro nguồn cung

Ngày 5/2 thời điểm lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm lọc dầu của Nga có hiệu lực.

Ngày 6/2 trận động đất lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ gây ra lo ngại gián đoạn hoạt động vận chuyển khoảng 1 triệu thùng/ngày tới cảng xuất khẩu Ceyhan.

Trong ngày 10/2, Nga đưa ra thông báo sẽ cắt giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày kể từ tháng 3 để đáp trả lệnh cấm của phương Tây. Căng thẳng Nga-Mỹ leo thang khi Quốc hội Nga chuẩn bị thông qua quyết định đình chỉ hiệp định hạt nhân New START.

Lạm phát Mỹ trong tháng 1 bất ngờ tăng 6,4%, cao hơn nhiều so với ước tính đã khiến một loạt các quan chức của Fed bày tỏ quan điểm cứng rắn về tiến trình thắt chặt trong tương lại. Lo ngại lãi suất gia tăng khiến áp lực lên giá dầu tăng trở lại trong nửa cuối tháng 2.

Tháng 3: Rủi ro trong hệ thống ngân hàng chi phối giá dầu

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 2 khôi phục, PMI sản xuất tiếp tục ghi nhận mức trên 50 điểm trong tháng thứ 3 liên tiếp đã hỗ trợ giá dầu trong những phiên giao dịch đầu tháng.

Ngày 3/3, tin đồn về việc UAE sẽ rời khỏi OPEC xuất hiện đã khiến giá giảm mạnh trong phiên, tuy nhiên thông tin được bác bỏ sau đó đã khiến đà tăng quay trở lại mạnh mẽ trên thị trường.

Sự sụp đổ của 2 ngân hàng liên tiếp là SVB và Signature Bank làm tăng lên lo ngại về rủi ro trên thị trường tài chính cũng như sức khỏe của nền kinh tế Mỹ. Nguy cơ vỡ nợ của Credit Suisse cũng tăng dần trong giai đoạn này và ngân hàng lớn thứ 2 của Thụy Sỹ sau đó cũng đã tuyên bố phá sản và được sát nhập tái cơ cấu với ngân hàng UBS. Rủi ro đối với hệ thống tài chính đã khiến dòng tiền chuyển dịch ra ngoài thị trường.

Sắc xanh chỉ quay lại khi bất đồng giữa chính quyền Iraq và khu vực bán từ trị Kurdistan khiến dòng chảy xuất khẩu 450.000 thùng/ngày từ phía bắc của Iraq tới cảng Ceyhan Thổ Nhĩ Kỳ bị gián đoạn.

Tháng 4: Rủi ro từ hệ thống tài chính toàn cầu xóa nhòa áp lực từ OPEC+

Ngày 2/4, OPEC+ bất ngờ tuyên bố cắt giảm tự nguyện khoảng 1,12 triệu thùng/ngày, chủ yếu đến từ Saudi 500.000 thùng/ngày và Nga 500.000 thùng/ngày. Iraq, UAE và Kuwait mỗi nước đồng ý giảm sản lượng từ 100.000 đến 200.000 thùng/ngày. Trong phiên họp chính thức JMMC sau đó, OPEC+ thống nhất tăng mức cắt giảm tự nguyện lên tới 1,66 triệu thùng/ngày kể từ tháng 5. Tuyên bố bất ngờ của OPEC+ khiến giá dầu bật tăng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, rủi ro hệ thống ngân hàng quay trở lại gây áp lực lên thị trường với nguy cơ sụp đổ của ngân hàng First Republic khi người dân ồ ạt rút tiền khiến Chính phủ Mỹ phải xem xét tham gia vào một cuộc giải cứu.

Tháng 5: Áp lực vĩ mô quay trở lại đè nặng lên giá dầu

Ngày 2/5 Ngân hàng First Republic Bank, chính thức sụp đổ sau khi bị bán cho JP Morgan để giải quyết vấn dề rủi ro thanh khoản ngày càng tăng.

Gam màu xám tiếp tục xuất hiện trên thị trường khi chứng kiến nền kinh tế Trung Quốc dần mất đi động lực tăng trưởng, hoạt động sản xuất giảm tốc khi PMI đã lần đầu quay trở lại xuống dưới mức tiêu cực kể từ sau khi mở cửa trở lại. CPI tháng 4 của Trung Quốc chỉ tăng trưởng với mức 0,1%.

Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên mức 5,25%, áp lực vĩ mô ngày càn tăng gây sức ép lên giá dầu.

Những thông tin trái chiều xoay quanh vấn đề trần nợ của Mỹ. Áp lực đối với giá dầu chỉ dịu bớt đi khi xuất hiện nhiều thông tin về việc Chính phủ Mỹ dần đạt được tiếng nói chung trong việc nâng trần nợ của Mỹ lên 31.400 tỷ USD.

Tháng 6: Giai đoạn giá dầu diễn biến giằng co dưới tác động trái chiều đến từ nguồn cung

Saudi Arabia tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày kể từ tháng 7. Bên cạnh đó, sau cuộc họp kéo dài 7 tiếng, ngày 5/6 OPEC+ đã quyết định sẽ kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng tự nguyện cho đến cuối năm 2024, ban đầu được ấn định hết 2023.

Tuy nhiên, nguồn cung từ Iran và Venezuela, các quốc gia không chịu hạn chế hạn ngạch đã liên tục hồi phục.

Nhìn lại một năm

Tháng 7: Rủi ro nguồn cung trở lại đẩy giá dầu tăng cao

Với quyết tâm hỗ trợ thị trường, Saudi Arabia đã tiếp tục tuyên bố kéo dài chính sách cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày sang tháng 8.

Bên cạnh đó, Nga cũng tuyên bố sẽ cắt giảm nguồn cung thông qua việc giảm xuất khẩu 500.000 thùng/ngày trong tháng 8 để đảm bảo sự cân bằng trên thị trường.

Bất ổn chính trị tại Libya gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khoảng 300.000 thùng/ngày.

Lạm phát tại Mỹ tiếp tục giảm làm tăng thêm niềm tin rằng lãi suất tại Mỹ sắp đạt đỉnh. Bên cạnh đó, bất chấp áp lực từ chính sách thắt chặt tiền tệ, GDP của Mỹ trong quý II vấn ghi nhận mức tăng 2,4% so với quý I, đánh bại hoàn toàn kỳ vọng tăng trưởng chỉ 1,8% của giới phân tích.

Tháng 8: Quyết định của OPEC+ tiếp tục tạo ra nỗi lo thâm hụtbất chấp áp lực từ Trung Quốc

Saudi tiếp tục kéo dài chính sách cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày của mình trong cho tới tháng 9. Nga cũng tuyên bố rằng cắt giảm xuất khẩu thêm 300.000 thùng/ngày trong tháng 9, như vậy tổng cắt giảm của Nga lên tới 800.000 thùng/ngày kể từ tháng 7.

Sản lượng dầu thô của Mỹ dần tăng lên mức 12,8 triệu thùng/ngày, mức tiệm cận so với đỉnh 13 triệu thùng/ngày kể từ năm 2020 bù đắp phần nào sự thiếu hụt nguồn cung của OPEC+.

Mỹ ngầm thừa nhận nới lỏng các lệnh trừng phạt cho Iran và Venezuela. Điều này đã khiến sản lượng dầu của Tehran khôi phục lên mức cao nhất 5 năm kể từ thời điểm chịu cấm vận.

Tháng 9: Rủi ro nguồn cung vẫn là yếu tố chính chi phối giá dầu trong tháng 9

Saudi và Nga tiếp tục thực hiện chính sách hạn chế nguồn cung trong tháng 10 và cho biết sẽ gia hạn hành động này đến cuối năm, điều này gây ra bất ngờ đối khi thị trường cho rằng Saudi có thể sẽ nới lỏng các biện pháp sản lượng khi giá dầu đã tăng nóng giai đoạn qua.

Dưới tác động từ việc thắt chặt dòng chảy đến từ OPEC+, một loạt các ngân hàng đưa ra dự báo giá dầu sẽ chạm mức 100 USD/thùng cuối năm. Bên cạnh đó, ngày 21-22, Nga tuyên bố hạn chế xuất khẩu dầu diesel và một số sản phẩm lọc hóa dầu.

Tháng 10: Rủi ro địa chính trị kết hợp nguồn cung được cải thiện tạo ra bức tranh trái triều trên thị trường

Ngày 4/10 đường ống dẫn dầu Keystone công suất 300.000 thùng/ngày khôi phục hoạt động. Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ lần đầu đạt mốc 13,2 triệu thùng/ngày, vượt qua mốc cao nhất được thiết lập vào 2020. Sự bổ sung nguồn cung mạnh mẽ từ Mỹ xoa dịu nỗi lo thiếu hụt nguồn cung do OPEC gây ra.

Chỉ vài tuần sau khi tuyên bố cấm xuất khẩu, chính phủ Nga đã cho phép hoạt động xuất khẩu dầu diesel bằng đường biển được nối lại.

Ngày 7/10 rủi ro địa chính trị một lần nữa quay trở lại thị trường khi Hamas, tổ chức được Iran hậu thuẫn đã phát động cuộc tấn công quân sự lớn nhất vào Israel sau nhiều thập kỷ, khiến Israel phát động một chiến dịch trả đũa nhắm vào dải Gaza. Bên cạnh vai trò là nước xuất khẩu lớn, việc xung đột lan rộng kéo theo sự tham chiến của Iran cũng đẩy lo ngại an toàn tại eo biển Hormuz, tuyến đường vận chuyển dầu huyết mạch dưới sự kiểm soát của Iran, tăng lên.

Tuy nhiên sau khi Israel mở chiến dịch tấn công vào dải Gaza, các nước phương Tây đã nỗ lực các hoạt động ngoại giao để ngăn chặn cuộc xung đột lan rộng. Trong khi đó, các nước Ả Rập đã từ chối yêu cầu từ phía Iran đưa ra các lệnh trừng phạt năng lượng nhắm vào Isral phần nào xoa dịu cuộc chiến.

Tháng 11: Giá dầu giằng co khi nhu cầu suy yếu trong khi rủi ro địa chính trị vẫn tiềm ẩn

Mặc dù xung đột giữa Israel và Hamas vẫn tiếp diễn, tuy nhiên xung đột vẫn chỉ mang tính cục bộ nên đã không còn mang tính hỗ trợ nhiều đối với giá dầu khi bước sáng tháng 11.

Trong khi đó, gam màu xám của nền kinh tế toàn cầu tiếp tục tạo ra sức ép lên thị trường, hoạt động sản xuất của Trung Quốc, nền kinh tế số 2 thế giới quay trở lại ngưỡng thu hẹp trong tháng 10, với chỉ số quản trị mua hàng (PMI) đạt mức 49,5 điểm. Trong khi tại khu vực đồng tiên chung châu Âu (Eurozone), tăng trưởng GDP quý III giảm 0,1% so với quý trước.

Sau một loạt những bất đồng, cuộc họp lần thứ 51 của Ủy ban giám sát chung Bộ trưởng (JMMC), cùng cuộc họp Bộ trưởng OPEC và ngoài OPEC lần thứ 36 (ONOMM) đã diễn ra vào ngày 31/11. Mặc dù nhóm quyết định gia hạn và nâng tổng mức cắt giảm sản lượng lên 2,3 triệu thùng/ngày, tuy nhiên những bất đồng nội bộ và tuyên bố tất cả mức cắt giảm đều là “tự nguyện” đã gây ra thất vọng và khiên thị trường đặt ra dấu hỏi về mức tuân thủ đối với các thành viên.

Tháng 12: Căng thẳng biển Đỏ đẩy giá dầu tăng trở lại trong những tuần cuối năm

Những lo ngại về chính sách của FED đã được giải tỏa phần nào khi các quan chức trong cuộc họp ngày 14/12 đều đồng thuận rằng chu kỳ thắt chặt tiền tệ đã đi đến hồi kết, và sẽ dự kiến cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm tới.

Đà tăng đối với giá dầu tiếp tục được nối dài tới ngày 26/12 khi căng thẳng leo thang bởi các cuộc tấn công của nhóm phiến quân Houthi tại Yemen tại khu vực eo biển Bab El-Mandab, cửa ngõ Biển Đỏ và kênh đào Suez.

Theo hanghoa247.vn

Tin mới cập nhật

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Việt Nam cần có các giải pháp để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng yêu cầu năng lựơng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Lai Châu - EVNNPT bàn giải pháp gỡ vướng về mặt bằng dự án truyền tải điện

Lai Châu - EVNNPT bàn giải pháp gỡ vướng về mặt bằng dự án truyền tải điện

Ngày 11/2/2025, tại Lai Châu đã diễn ra cuộc họp giữa UBND tỉnh Lai Châu và EVNNPT nhằm tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án truyền tải điện
21 tỉnh, thành phố phía Nam ứng trực 24/24 đảm bảo điện Tết

21 tỉnh, thành phố phía Nam ứng trực 24/24 đảm bảo điện Tết

Tổng công ty Điện lực miền Nam đã sẵn sàng các phương án đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tuyên Quang: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định

Tuyên Quang: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định

Ngành Điện Tuyên Quang chủ động triển khai các biện pháp, cấp điện ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt cho nhân dân vui Xuân, đón Tết.
Vận hành loạt công trình điện phía Nam trước kỳ nghỉ Tết

Vận hành loạt công trình điện phía Nam trước kỳ nghỉ Tết

Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngành điện miền Nam quyết liệt đẩy nhanh tiến độ, đóng điện đưa vào vận hành 7 công trình điện tại các tỉnh, thành phía Nam.
Đẩy nhanh tiến độ công trình điện bảo đảm điện cho các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre

Đẩy nhanh tiến độ công trình điện bảo đảm điện cho các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre

Nhằm bảo đảm điện cho các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre, ngành điện miền Nam tập trung đầu tư hạ tầng lưới điện và đẩy nhanh tiến độ các công trình điện.
Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiết kiệm hơn 161 triệu kWh điện trong 10 tháng năm 2024

Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiết kiệm hơn 161 triệu kWh điện trong 10 tháng năm 2024

Trong 10 tháng năm 2024, Công ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu đã cung cấp điện ổn định, an toàn với hơn 6,8 tỷ kWh điện, tiết kiệm hơn 161 triệu kWh điện.
Đại biểu Quốc hội: Luật Điện lực (sửa đổi) đáp ứng nhu cầu phát triển điện ở vùng khó khăn

Đại biểu Quốc hội: Luật Điện lực (sửa đổi) đáp ứng nhu cầu phát triển điện ở vùng khó khăn

Đại biểu Quốc hội đánh giá, Luật Điện lực (sửa đổi) có những quy định ưu tiên phát triển điện lực đáp ứng nhu cầu điện năng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Đẩy nhanh tiến độ thông qua Luật Điện lực (sửa đổi): Yêu cầu cấp bách của nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ thông qua Luật Điện lực (sửa đổi): Yêu cầu cấp bách của nền kinh tế

Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy-Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, sửa đổi Luật Điện lực thực sự cần thiết cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Giá dầu chìm trong sắc đỏ sau thông tin OPEC+ gia tăng sản lượng

Giá dầu chìm trong sắc đỏ sau thông tin OPEC+ gia tăng sản lượng

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày hôm qua (26/9).

Tin khác

Dầu thô tăng giá mạnh sau khi FED xoay trục chính sách

Dầu thô tăng giá mạnh sau khi FED xoay trục chính sách

Kết thúc tuần giao dịch, giá dầu thế giới nối dài đà tăng sau khi FED chính thức hạ lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.
Giá dầu giảm trước quyết định hạ lãi suất của FED

Giá dầu giảm trước quyết định hạ lãi suất của FED

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới quay đầu suy yếu trước áp lực chốt lời.
Giá dầu bật tăng mạnh nhờ kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất

Giá dầu bật tăng mạnh nhờ kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất

Tuần qua, giá dầu tăng mạnh trong bối cảnh nhà đầu tư đổ xô vào các tài sản rủi ro trước kỳ vọng FED sẽ có động thái nới lỏng chính sách tiền tệ.
Giá dầu thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của bão Francine

Giá dầu thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của bão Francine

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 12/9.
Giá dầu lao dốc kỷ lục 9 tháng: Áp lực từ kinh tế Mỹ và nguồn cung Libya

Giá dầu lao dốc kỷ lục 9 tháng: Áp lực từ kinh tế Mỹ và nguồn cung Libya

Thông tin từ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu đã "rơi tự do", chạm mức thấp nhất trong 9 tháng qua.
Giá dầu lao dốc mạnh: Áp lực kép từ Libya và thị trường lao động Mỹ

Giá dầu lao dốc mạnh: Áp lực kép từ Libya và thị trường lao động Mỹ

Thị trường dầu thô thế giới đang chứng kiến một tuần giao dịch đầy biến động với đà giảm mạnh của cả hai loại dầu thô WTI và Brent.
Thị trường năng lượng lao dốc: Giá dầu giảm sâu nhất trong gần 9 tháng

Thị trường năng lượng lao dốc: Giá dầu giảm sâu nhất trong gần 9 tháng

Thị trường dầu thô vừa trải qua một phiên giao dịch đầy biến động khi giá dầu giảm mạnh, chấm dứt chuỗi tăng trưởng ngắn ngủi.
Giá dầu tăng vọt do gián đoạn nguồn cung tại Libya

Giá dầu tăng vọt do gián đoạn nguồn cung tại Libya

Giá dầu thế giới đã tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm qua, do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn từ Libya và kế hoạch cắt giảm sản lượng của Iraq.

'Không có việc gì là không thể khi có sự nỗ lực, quyết tâm và sự ủng hộ của nhân dân'

Tại Thanh Hoá, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã dự Lễ khánh thành dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Thị trường năng lượng lao dốc, giá dầu giảm mạnh

Thị trường năng lượng lao dốc, giá dầu giảm mạnh

Thông tin từ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới tiếp tục đà suy giảm trong phiên giao dịch ngày 28/8.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hàng trăm vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý thông qua các cuộc gọi đến đường dây nóng.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việc 2 tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông xe kỹ thuật sẽ là bước đệm, cơ hội lớn để nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh bứt phá.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Ngày hội việc làm DUT Job Fair 2025 tại Đà Nẵng giới thiệu hơn 7.200 vị trí tuyển dụng nhân lực chất lượng cao từ 37 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Phiên bản di động