Nhân rộng cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thời gian qua, việc thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã “gặt hái” được những thành quả nhất định. Nhiều đơn vị, địa phương thành công trong việc tiêu thụ sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, cũng còn không ít sản phẩm OCOP chỉ dừng lại ở mức độ trưng bày, giới thiệu, khả năng thương mại hạn chế.

Ðưa sản phẩm OCOP đến gần hơn nữa với người tiêu dùng trong nước và nước ngoài đang là yêu cầu cần thiết để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, chương trình OCOP hiện đã lan tỏa, phát triển mạnh mẽ trên cả nước. Trong hơn 8.500 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, có 40% sản phẩm có chủ thể là hợp tác xã và tổ hợp tác. Ngoài ra, chương trình OCOP còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, kinh tế các làng nghề truyền thống.

Đa dạng sản phẩm

Chi Cục trưởng Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Võ Văn Lập cho biết: Ðến nay, tỉnh đã công nhận được 148 sản phẩm OCOP (90 sản phẩm 4 sao, 58 sản phẩm 3 sao). Là địa phương có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp, dự kiến từ nay tới cuối năm, tỉnh sẽ công nhận thêm 30 sản phẩm OCOP và đến năm 2025 toàn tỉnh sẽ công nhận được 200 sản phẩm OCOP.

Tỉnh Ðồng Tháp hiện có 269 sản phẩm OCOP, trong đó có 61 sản phẩm OCOP 4 sao, 208 sản phẩm đạt 3 sao. Ðến nay, toàn tỉnh có 109 sản phẩm OCOP được bán trên sàn thương mại điện tử Shopee, 100 sản phẩm trên sàn VoSo, 76 sản phẩm trên Lazada, 73 sản phẩm trên sàn Co.opmart... Ngoài ra, tỉnh cũng quan tâm đến việc kết nối sản phẩm OCOP với các siêu thị trên địa bàn tỉnh.

Thời gian tới, tỉnh Ðồng Tháp sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP trên các kênh thông tin đại chúng, sàn thương mại điện tử; xây dựng các chính sách hỗ trợ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm; phát triển chuỗi liên kết giữa chủ thể với các doanh nghiệp.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Lê Văn Ðông, hiện toàn tỉnh có 104 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 15 sản phẩm đạt 4 sao, 83 sản phẩm đạt 3 sao. Với 6 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao, Sở đã chỉ đạo lập hồ sơ gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó có hai sản phẩm đường mật pha dừa và bốn sản phẩm về kẹo dừa sáp. Những sản phẩm tiềm năng có sức bán tăng 40-50%. Tỉnh Trà Vinh đã có các cơ chế, chính sách về việc tiếp tục tăng cường, hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ cho từng sản phẩm OCOP.

Ngoài ra, địa phương đã hỗ trợ xây dựng hồ sơ giới thiệu các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử; phối hợp hỗ trợ 6 sản phẩm tiềm năng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Sắp tới, Trà Vinh có thể có hơn 200 sản phẩm OCOP và tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, quản lý chất lượng sản phẩm, kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm OCOP với các địa phương trên cả nước.

Ðối với tỉnh Cà Mau, Chi cục trưởng Phát triển nông thôn tỉnh Nguyễn Bá Thuấn cho biết: Cà Mau hiện có 77 sản phẩm OCOP, trong đó có 3 sản phẩm 4 sao, 74 sản phẩm 3 sao, hầu hết đều thuộc nhóm thực phẩm. Các sản phẩm được xúc tiến phân phối tại hệ thống siêu thị, đại lý trên cả nước cũng như các sàn thương mại điện tử, trưng bày bán hàng tại các khu du lịch. Có sản phẩm bước đầu đã xuất khẩu sang Australia, Canada, Singapore.

Theo đó, có 30% sản phẩm doanh thu tăng từ 5-8%, hầu hết sản phẩm có giá bán tăng 5-10%. Thời gian tới, địa phương sẽ xúc tiến thương mại, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm OCOP để tiếp cận các thị trường Hàn Quốc, Australia, Thái Lan.

Nhân rộng cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP ảnh 1
Trái bưởi được nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long công nhận là sản phẩm OCOP có giá trị kinh tế cao. (Ảnh TRẦN THƠM)

Nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm OCOP

Theo Phó Chánh Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu vực phía nam Lê Viết Bình, hiện nay đang tồn tại thực trạng là số lượng các sản phẩm OCOP tại các địa phương tăng nhanh một cách ồ ạt nhưng lại chưa tập trung cho các sản phẩm lợi thế, mang tính chất đặc thù cho nên chất lượng, giá trị sản phẩm OCOP cũng như hiệu quả của chương trình OCOP chưa cao.

Ðặc biệt, việc phát triển sản phẩm OCOP còn rời rạc, chưa có sự liên kết giữa các sản phẩm trong cùng một địa phương và các địa phương trong cùng một vùng để nâng cao hiệu quả sản xuất; việc thương mại hóa các sản phẩm OCOP cũng chưa đạt hiệu quả cao.

Ðể khắc phục những hạn chế này, Phó Cục trưởng Trồng trọt Lê Thanh Tùng cho rằng, cần có nhiều hình thức để giới thiệu sản phẩm OCOP của địa phương. Thí dụ như đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm OCOP thông qua các hoạt động du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng. Khi đi du lịch tại một vùng nào đó, du khách luôn muốn mang các sản phẩm địa phương về làm kỷ niệm nên đây là cách tiếp cận gần nhất, hiệu quả nhất với sản phẩm OCOP.

Theo đó, ông Lê Thanh Tùng nhấn mạnh, thời gian tới, các chủ thể cần sáng tạo hơn về sản phẩm; các địa phương cần hỗ trợ tích cực hơn, có kế hoạch đồng bộ, chi tiết, xem xét các sản phẩm tương đồng trong nước và nước ngoài để xây dựng chiến lược riêng, tránh trùng lặp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Với bài toán kết nối nông sản, cần kêu gọi các doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ cùng vào cuộc, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để mở rộng cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Bên cạnh đó, để phát triển chất lượng và khả năng tiêu thụ sản phẩm OCOP thì cần tăng cường vai trò của hợp tác xã. Thông tin từ Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho thấy, Việt Nam hiện có hơn 19.000 hợp tác xã nông nghiệp, chiếm khoảng 70% số hợp tác xã của cả nước. Tuy nhiên, đóng góp của hợp tác xã và tổ hợp tác trong việc phát triển và gia tăng giá trị sản phẩm OCOP vẫn còn hạn chế chưa phát huy hết tiềm năng vốn có.

Thời gian tới, cần triển khai nhiều giải pháp, kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP gắn với hợp tác xã như: Tập huấn đào tạo, nâng cao năng lực hợp tác xã; xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, triển khai sàn thương mại điện tử Ocop.vn; huy động nguồn lực trong và ngoài nước để hỗ trợ người dân phát triển các sản phẩm OCOP... Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức, khuyến khích chủ thể sản phẩm OCOP phát triển, bảo hộ sở hữu trí tuệ để nâng cao giá trị sản phẩm.

Tin mới cập nhật

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tuyên truyền về những cam kết của Việt Nam trong bảo vệ rừng sẽ góp phần mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ.
Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng hơn thị trường cho nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo là nhiệm vụ quan trọng.
Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Tháng đầu năm 2025, Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam 14,88 nghìn tấn hạt điều, với trị giá 102,45 triệu USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 45% về trị giá.
Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Việt Nam - Singapore có nền tảng vững chắc, thể hiện qua chuỗi 14 khu công nghiệp VSIP trên toàn quốc. Và hợp tác ngành bán dẫn là lĩnh vực tiềm năng hai bên.
Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Xuất khẩu tới 80% sản lượng, ngành da giày luôn đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng hơn nữa thị trường.
“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

Sản phẩm cơ khí của Việt Nam vẫn chưa vươn rộng ra thị trường thế giới, thực hiện nhiều hơn hoạt động xúc tiến thương mại là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu.
Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong thiết kế mẫu mã và sản xuất, xúc tiến thương mại là giải pháp cần thiết nhằm mở rộng thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ.
Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo 100% tấm

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo 100% tấm

Ấn Độ nối lại xuất khẩu gạo 100% tấm sẽ cho phép các nước nghèo ở châu Phi đảm bảo nguồn cung ngũ cốc với giá thấp hơn.
Việt Nam gia tăng nhập khẩu kim loại từ Ấn Độ

Việt Nam gia tăng nhập khẩu kim loại từ Ấn Độ

Tháng đầu năm 2025, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng kim loại từ Ấn Độ đạt 55,5 triệu USD, tăng 131,6% so với cùng kỳ.
Dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’

Dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’

Dưới hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại, cùng tiềm lực bản thân, ngay từ đầu năm, ngành dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’ đến tìm cơ hội hợp tác.

Tin khác

'Nới' quy định cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu được tổ chức tại Việt Nam đã chứng minh được hiệu quả nhưng những quy định liên quan đến đấu thầu đang làm khó doanh nghiệp.
2 tháng đầu năm, mặt hàng nông sản nào xuất khẩu mạnh?

2 tháng đầu năm, mặt hàng nông sản nào xuất khẩu mạnh?

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 2 tháng đầu năm 2025 đạt 9,38 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Xúc tiến thương mại- kênh ‘mở’ thị trường cho hàng dệt may

Xúc tiến thương mại- kênh ‘mở’ thị trường cho hàng dệt may

Trong năm 2025, Cục Xúc tiến thương mại tiếp tục hỗ trợ triển khai nhiều hoạt động xúc tiến nhằm mở rộng thị trường cho hàng dệt may.
Cơ hội cho tương lai ngành điện, năng lượng xanh Việt Nam

Cơ hội cho tương lai ngành điện, năng lượng xanh Việt Nam

Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025 tiếp tục là 'cầu nối' hiệu quả trong xúc tiến thương mại ngành điện, thu hút đầu tư phát triển năng lượng xanh Việt Nam.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada tăng 2.154% về lượng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada tăng 2.154% về lượng

Tháng 1/2025, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada tăng mạnh 2.154% về lượng, tăng 1.919% về kim ngạch nhưng giảm 10,4% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Tuyên Quang: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường dịp Tết

Tuyên Quang: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường dịp Tết

Tết Nguyên đán cận kề, ngành Công Thương Tuyên Quang nỗ lực đảo đảm nguồn cung, bình ổn giá thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
6.000 đơn vị hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại

6.000 đơn vị hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại

Năm 2024, gần 6.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức xúc tiến thương mại địa phương được hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

Trong 5 năm, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần giúp gần 2.000 hộ ở Kon Tum thoát nghèo, hàng trăm hộ dân làm giàu, có hộ thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
IBTE mở ra cơ hội phát triển cho thị trường đồ chơi và sản phẩm trẻ em Việt Nam

IBTE mở ra cơ hội phát triển cho thị trường đồ chơi và sản phẩm trẻ em Việt Nam

Triển lãm Quốc tế Sản phẩm và Đồ chơi Trẻ em Việt Nam (IBTE) sẽ được tổ chức tại Trung tâm SECC, TP. Hồ Chí Minh từ ngày 18-20/12/2024.
Ngành nông lâm sản đối mặt thách thức lớn trước Quy định EUDR

Ngành nông lâm sản đối mặt thách thức lớn trước Quy định EUDR

Chuỗi cung ứng nông sản phức tạp là trở ngại lớn để ngành cà phê, cao su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ có thể đáp ứng Quy định chống phá rừng của châu Âu (EUDR).

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

4 công trình khoa học giàu tính đổi mới sáng tạo của các nhà khoa học vừa được xét trao giải thưởng Bảo Sơn năm 2024, tổ chức tại Hà Nội tối nay 11/5/2025.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Canada là thị trường khó tính, nhưng nhờ tuân thủ các quy định và có chiến lược phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập thị trường này.
Phiên bản di động