Ngành dệt may ứng phó bất ổn thị trường

Mặc dù đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 44 tỷ USD trong năm 2022, nhưng ngành dệt may Việt Nam đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trái ngược, bất định của thị trường
Năm 2023, thị trường nội địa của ngành dệt may sẽ ra sao?

Trong sáu tháng đầu năm, doanh nghiệp thắng lớn với đơn hàng dồi dào và rồi tình thế đổi chiều những tháng cuối năm đã đánh bay lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự linh hoạt ứng phó đã giúp doanh nghiệp vượt khó và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu.

Theo dự báo, kinh tế thế giới trong thời gian tới sẽ tiếp tục đối diện nhiều khó khăn khi lạm phát cao, người dân thắt chặt chi tiêu, giảm sức mua đối với các mặt hàng không thiết yếu, trong đó có dệt may,... Do đó, ngành dệt may cần chuẩn bị kỹ các kịch bản tăng trưởng để duy trì ổn định sản xuất.

Lao dốc thẳng đứng

Chánh văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Vương Ðức Anh cho biết, ngay từ những tháng đầu năm 2022, Tập đoàn đã đưa ra các dự báo về những khó khăn sẽ tới trong nửa cuối năm, nhưng trước những tình huống khó lường, cùng với sự đảo chiều nhanh chóng của thị trường, tất cả các doanh nghiệp thành viên của Vinatex vẫn bị bất ngờ do thị trường lao dốc theo chiều thẳng đứng.

Tại thời điểm chín tháng năm 2022, lợi nhuận của Tập đoàn đạt 1.186 tỷ đồng, vượt hơn 24% so kế hoạch được giao.

Thế nhưng, thị trường có dấu hiệu đi xuống ngay từ tháng 8 và càng rõ nét hơn trong tháng 9. Những tháng đầu quý IV/2022, các doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn khi thị trường sợi gần như không có thanh khoản, thị trường may đơn hàng giảm mạnh, thông tin báo lỗ từ các đơn vị liên tục được đưa về, nhất là các đơn vị sợi. Ðiều này khiến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số đơn vị trong Tập đoàn chững lại.

Tuy nhiên, nhờ sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác dự báo và điều hành của hội đồng quản trị, cơ quan điều hành Tập đoàn cùng với sự nỗ lực vượt khó của tập thể cán bộ, người lao động toàn hệ thống đã giúp đơn vị đạt tổng doanh thu hơn 19.535 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ, đạt 108% kế hoạch; lợi nhuận hợp nhất đạt 1.090 tỷ đồng, vượt 14,6% kế hoạch.

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex Lê Tiến Trường, năm 2022, Vinatex tổ chức tám hội thảo về thị trường, qua đó cập nhật kịp thời dự báo thị trường; cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, phân tích dữ liệu theo biến động của thị trường tài chính, tiền tệ để các đơn vị thành viên có cơ sở cân nhắc, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn.

Ðơn cử như với ngành sợi, Vinatex đã bám sát thị trường, mở rộng hoạt động tìm kiếm khách hàng mới; tăng cường kết nối trong chuỗi sản xuất của ngành dệt và ngành may nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sợi. Cân đối lượng tồn kho và tiêu thụ để bảo đảm dòng tiền, luôn quan tâm bảo đảm chất lượng sản phẩm cao và ổn định; bố trí sản xuất linh hoạt để duy trì hoạt động sản xuất tối ưu.

Ðối với ngành may, Vinatex tận dụng tối đa các đơn hàng, kể cả các đơn hàng ngắn để bảo đảm duy trì sản xuất và giữ chân người lao động; nghiên cứu khả năng chuyển đổi mặt hàng theo nhu cầu thị trường, luôn sẵn sàng lực lượng sản xuất tốt nhất để đón những cơ hội khi thị trường có dấu hiệu hồi phục...

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Ðức Giang khẳng định, mặc dù sản xuất chững lại trong ba tháng cuối năm nhưng mức tăng trưởng cao trong ba quý trước đó đã giúp ngành dệt may cán đích xuất khẩu hơn 44 tỷ USD, tăng khoảng 10% so năm 2021. Mỹ vẫn là nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất, với hơn 18 tỷ USD. Kế đến là Hàn Quốc 4,2 tỷ USD, Nhật Bản và Trung Quốc gần bốn tỷ USD,...

Ngành dệt may ứng phó bất ổn thị trường ảnh 1
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Ðịnh
Tiếp tục chịu nhiều áp lực

Ðánh giá về tín hiệu thị trường, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Ðức Giang nhận định, trong quý I/2023, số đơn hàng giảm từ 25 đến 27% do sức mua toàn cầu giảm, doanh nghiệp làm hàng gia công chịu áp lực lớn hơn đơn vị làm FOB (mua vật liệu, sản xuất, bán sản phẩm) do không chủ động được thị trường, đầu vào nguyên nhiên liệu,...

Hiện các nhà mua hàng không đặt đơn hàng dài hạn, hàng chục nghìn sản phẩm như trước, họ chỉ đặt đơn hàng ngắn, vài trăm sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp có thể chuyển hướng sản xuất sang những mặt hàng giá trị thấp hơn, đồng thời đa dạng hóa thị trường, mặt hàng nhằm giữ nhịp độ sản xuất, đẩy mạnh tăng trưởng.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex Lê Tiến Trường cho biết, nhiều doanh nghiệp hiện chỉ nhận được đơn hàng bằng 70-80% năng lực sản xuất do cầu tiêu dùng giảm, tín hiệu thị trường chưa khả quan. Ðây là giai đoạn mang tính chất ngắn hạn, do đó, giải pháp quan trọng cần xác định đâu là những tài sản cần bảo vệ trong dài hạn.

Ngành dệt may cần giữ vị trí trong chuỗi cung ứng làm sao phục vụ được các đối tác dài hạn có tên tuổi; phải giữ được đội ngũ lao động có trình độ cao để bảo đảm khi thị trường phục hồi có ngay lực lượng đáp ứng cho yêu cầu của thị trường; tập trung cải thiện năng suất lao động, hiệu quả quản trị, giảm chi phí,… song song với tập trung đổi mới công nghệ tự động hóa giảm sức lao động cũng như số lượng lao động.

Ông Lê Tiến Trường cũng cho biết, Vinatex hiện tập trung vào sản xuất nguyên liệu nhiều hơn sản xuất may mặc, chính vì vậy nguyên liệu luôn là khâu đầu thực hiện xanh hóa trước, tạo nền tảng cho các nguyên vật liệu đạt yêu cầu của quá trình xanh hóa theo yêu cầu của Mỹ và châu Âu đặt ra. Vinatex đã tổ chức sản xuất các mặt hàng sợi từ nguồn nguyên liệu tái chế hoặc nguồn nguyên liệu organic. Trong 5 năm trở lại đây, nhiều đơn vị có tỷ lệ sản xuất ra sợi từ thành phần organic trong bông chiếm tỷ lệ 30-35% tổng sản lượng. Ðồng thời, các nhà máy sản xuất nguyên liệu được trang bị điện mặt trời để đáp ứng tiêu chuẩn 20% năng lượng sử dụng trong nhà máy là năng lượng xanh.

Ðây là những tiêu chuẩn mới mà thế giới đưa ra, đòi hỏi chúng ta phải tăng năng lực trong chuẩn bị sản xuất, năng lượng, nguyên liệu đáp ứng các yêu cầu tới năm 2024 sẽ đưa vào các báo cáo kiểm toán độc lập liên quan phát triển xanh khi doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Vị thế cạnh tranh, những bước tiến đi trước của Việt Nam trong vài năm qua đã bị các quốc gia cạnh tranh đuổi kịp, thậm chí còn vượt. Do đó, Việt Nam bắt buộc phải có những đổi mới bứt phá để giữ vị thế thuộc tốp 3 trên thế giới. Theo dự báo, tình hình ngành dệt may Việt Nam năm 2023 sẽ xấu hơn năm 2022. Trong khi dệt may là ngành có chu kỳ sản xuất ngắn, nhu cầu rất nhạy với thu nhập và việc làm trên thế giới nên không thể có một dự báo dài hạn cho cả năm. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải bám sát diễn biến của thị trường để có các giải pháp linh hoạt nhằm bảo đảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa" - ông Trường nhấn mạnh.

Theo Báo Nhân dân

Tin mới cập nhật

Hàng hoá xuất nhập khẩu tăng đột biến, Lạng Sơn tăng thời gian thông quan

Hàng hoá xuất nhập khẩu tăng đột biến, Lạng Sơn tăng thời gian thông quan

Trước tình hình hàng hoá xuất nhập khẩu tăng đột biến qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, Trung Quốc đã tăng thời gian thông quan hàng ngày từ 7 giờ đến 19 giờ.
Trung Quốc nhập khẩu bao nhiêu tấn thủy sản Việt Nam sau mở cửa?

Trung Quốc nhập khẩu bao nhiêu tấn thủy sản Việt Nam sau mở cửa?

Dự báo Trung Quốc sẽ trở thành thị trường NK thủy sản lớn nhất, nhưng áp lực cạnh tranh rất lớn vì các nhà XK cũng tập trung vào thị trường này sau mở cửa.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong quý 1 đạt trên 11 tỷ USD

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong quý 1 đạt trên 11 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong quý 1/2023, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt 1,76 tỷ USD, giảm 39,6% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tăng hơn 46% giá trị

Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tăng hơn 46% giá trị

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 3 năm 2023 ước đạt 47,4 triệu USD.
Năm 2023, xuất khẩu gạo có thể đạt 7 triệu tấn

Năm 2023, xuất khẩu gạo có thể đạt 7 triệu tấn

Xuất khẩu gạo đang có nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường. Năm 2023, xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 7 triệu tấn với kim ngạch đạt 4 tỷ USD.
Tín hiệu tích cực cho mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong năm 2023

Tín hiệu tích cực cho mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong năm 2023

Các nước mở rộng nhu cầu mua, đặc biệt là các thị trường truyền thống giúp Việt Nam có thể đảm bảo lượng gạo xuất khẩu, phấn đấu đạt khoảng 7 triệu tấn.
Dư địa cho doanh nghiệp tăng xuất khẩu nông sản sang Mỹ

Dư địa cho doanh nghiệp tăng xuất khẩu nông sản sang Mỹ

Ngoài trái cây tươi, người tiêu dùng Mỹ còn ưa chuộng hàng đông lạnh, có thể bảo quản được lâu. Các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh XK những mặt hàng chế biến sẵn.
Doanh nghiệp xuất khẩu tôm tập trung vào giá trị gia tăng

Doanh nghiệp xuất khẩu tôm tập trung vào giá trị gia tăng

Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm phải cải thiện tình hình bằng cách giảm chi phí, tập trung vào giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Xuất khẩu đối mặt nhiều khó khăn

Xuất khẩu đối mặt nhiều khó khăn

Những tháng đầu năm 2023, việc thiếu vắng các đơn hàng xuất khẩu cộng thêm xu hướng giảm giá hàng hóa đã khiến hoạt động thương mại chậm lại.
Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan tăng mạnh

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan tăng mạnh

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan tháng 2 tăng trưởng 3 con số so với cùng kỳ năm 2022.

Tin khác

Trung Quốc nhập khẩu sắn của Việt Nam để làm gì?

Trung Quốc nhập khẩu sắn của Việt Nam để làm gì?

Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu hành, tỏi tăng 360% nhưng chưa thoát cảnh “được mùa rớt giá”

Xuất khẩu hành, tỏi tăng 360% nhưng chưa thoát cảnh “được mùa rớt giá”

Theo Bộ NN&PTNT, số liệu thống kê cho thấy, năm 2022 kim ngạch xuất khẩu hành, hẹ, tỏi của Việt Nam đạt khoảng 31,2 triệu USD, tăng gần 360% so với năm 2021.
Lào tạm ngừng nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam và một số nước

Lào tạm ngừng nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam và một số nước

Lào tạm ngưng nhập khẩu thịt lợn, bao gồm lợn sống và sản phẩm đã qua chế biến từ Việt Nam.
Xuất khẩu cua ghẹ chưa phục hồi

Xuất khẩu cua ghẹ chưa phục hồi

Xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2023 vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, với kim ngạch chỉ đạt gần 19 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2022.
Khai thác thị trường tiềm năng gia tăng dư địa xuất khẩu cà phê

Khai thác thị trường tiềm năng gia tăng dư địa xuất khẩu cà phê

Ngành cà phê Việt Nam từng bước khẳng định vị thế khi lần đầu xuất khẩu vượt mốc 4 tỷ USD trong năm qua.
Thị trường gần phục hồi, xuất khẩu chớp thời cơ

Thị trường gần phục hồi, xuất khẩu chớp thời cơ

Các thị trường gần như ASEAN và Trung Quốc hồi phục là cơ hội cho các ngành hàng xuất khẩu trong nước nắm bắt thời cơ, tăng tốc xuất khẩu.
Nông sản Hòa Bình rộn ràng xuất ngoại

Nông sản Hòa Bình rộn ràng xuất ngoại

Những năm gần đây, nông sản Hòa Bình đã được xuất khẩu đến nhiều thị trường, kể cả các thị trường khó tính.
Tiềm năng xuất khẩu vào thị trường các nước Hồi giáo

Tiềm năng xuất khẩu vào thị trường các nước Hồi giáo

Để đạt chứng nhận Halal, xuất khẩu hàng vào các nước hồi giáo, doanh nghiệp cần tìm hiểu về thông tin sản phẩm, tiêu chuẩn hàng hóa.
Hòa Bình xuất khẩu lô hàng mía tươi đầu tiên sang Hoa Kỳ

Hòa Bình xuất khẩu lô hàng mía tươi đầu tiên sang Hoa Kỳ

Ngày 19/3, Hòa Bình tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 20 tấn.
Không xem nhẹ xuất khẩu sang các nước ASEAN

Không xem nhẹ xuất khẩu sang các nước ASEAN

ASEAN là thị trường nhiều tiềm năng và dư địa cho các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều

Ngày 1/4 khai mạc mùa du lịch hè Cô Tô 2023

Ngày 1/4 khai mạc mùa du lịch hè Cô Tô 2023

Mùa Du lịch hè năm 2023 với chủ đề “Cô Tô - Dấu ấn đảo xanh” gắn với thiết thực chào mừng Kỷ niệm 62 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo, chào mừng Năm Du lịch quốc gia
Yên Bái: Phát hiện xe tải chở lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng giả

Yên Bái: Phát hiện xe tải chở lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng giả

Lực lượng chức năng tỉnh Yên Bái phát hiện xe ô tô tải biển kiểm soát 24H-009.03 chở lượng lớn hàng nhập lập và hàng giả, trị giá trên 200 triệu đồng.
CIC: Bế mạc Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp cơ sở năm 2023

CIC: Bế mạc Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp cơ sở năm 2023

Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp cơ sở năm 2023 được tổ chức nghiêm túc, kỹ lưỡng, trách nhiệm với sự tham gia hào hứng của các nhà giáo.
Phụ nữ dân tộc Mông, Dao thi đua làm giàu, xây dựng nông thôn mới vùng cao Bản Cái khởi sắc

Phụ nữ dân tộc Mông, Dao thi đua làm giàu, xây dựng nông thôn mới vùng cao Bản Cái khởi sắc

Hưởng ứng phong trào thi đua phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Ăn nhiều thịt bò tái, một bệnh nhân nhiễm sán dây bò nguy hiểm

Quảng Ninh: Ăn nhiều thịt bò tái, một bệnh nhân nhiễm sán dây bò nguy hiểm

Bệnh viện Bãi Cháy vừa tiếp nhận điều trị 1 trường hợp bệnh nhân bị nhiễm sán dây bò do thói quen ăn bún bò tái kèm rau sống khoảng 3-4 lần/tháng.
Hàng ngàn người tham gia “Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân” tại TP. Hồ Chí Minh

Hàng ngàn người tham gia “Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân” tại TP. Hồ Chí Minh

“Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân” đã chính thức khởi động tại TP.HCM, thu hút sự tham gia sôi nổi của hàng ngàn cán bộ, công nhân, học sinh và người dân.
9 tỉnh muốn phát triển mô hình khu công nghiệp như ở Bình Dương

9 tỉnh muốn phát triển mô hình khu công nghiệp như ở Bình Dương

Trước sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, lãnh đạo 9 tỉnh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với VSIP Group để phát triển mô hình khu công nghiệp ở Bình Dương.
Bộ Công an nói về việc cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi

Bộ Công an nói về việc cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi

Theo Bộ Công an, việc cấp căn cước công dân (CCCD) cho người dưới 14 tuổi sẽ góp phần giảm thiểu được giấy tờ, thủ tục hành chính,...
Nghệ An: Doanh nghiệp bán lẻ “tung chiêu” kích cầu tiêu dùng

Nghệ An: Doanh nghiệp bán lẻ “tung chiêu” kích cầu tiêu dùng

Nhu cầu tiêu dùng của người dân trở lại trạng thái bình thường sau Tết, khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 3 tăng 3,13% so với tháng trước...
Báo cáo phương án xử lý dứt điểm Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam trước 15/4/2023

Báo cáo phương án xử lý dứt điểm Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam trước 15/4/2023

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Tổng Công ty giấy, UBND tỉnh Long An và các bộ ngành, cơ quan liên quan về phương án xử lý Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam.
Phiên bản di động