Ngành cao su xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu

Xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất và chế biến, xuất khẩu đang ngày càng trở nên quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp cao su.
Ngành cao su có hi vọng ‘thoát’ tăng trưởng âm trong những tháng cuối năm Chứng khoán hôm nay 16/10/2023: Dầu khí, cao su tiếp đà tăng tích cực

Khi toàn bộ nguồn nguyên liệu cao su có liên quan đến sản xuất rừng bền vững, cũng như chuỗi nhà máy sản xuất bền vững, an toàn cho môi trường, người lao động và hệ sinh thái hiện nay đều đang được xanh hóa.

Ngành cao su xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu

Khai thác mủ cao su tại rừng cao su của Công ty TNHH Một thành viên Cao su Chư Păh (tỉnh Gia Lai). Ảnh (tư liệu) minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Xanh từ vườn cây

Ngay từ 5 năm trước, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đã triển khai thí điểm Chương trình quản lý rừng cao su bền vững với việc thực hiện Chứng chỉ quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây chính là tiền đề để các đơn vị thành viên VRG mở rộng quy mô, diện tích rừng và các nhà máy được công nhận chứng chỉ xanh.

Theo báo cáo của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, đến hết quý III/2023, toàn tập đoàn có 30 công ty thành viên xây dựng phương án Quản lý rừng bền vững, tăng 9 công ty so với cuối năm 2022. Tổng diện tích đã xây dựng phương án Quản lý rừng bền vững là 275.000 ha (đạt 95% tổng diện tích quản lý). Hiện VRG đã có 18 thành viên được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo VFCS/PEFC với diện tích hơn 113.000 ha cao su, đạt 83% so với kế hoạch. Ngoài ra, VRG có 37 nhà máy (chế biến cao su thiên nhiên, chế biến gỗ và sản phẩm công nghiệp cao su) được cấp chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng bảy nhà máy so với cuối năm 2022.

Trên cơ sở này, nhiều công ty cao su thuộc tập đoàn đã nỗ lực thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm xanh để thương hiệu cao su của Tập đoàn VRG nói riêng, cao su Việt Nam nói chung nâng lên vì quốc tế đang quan tâm đến tăng trưởng xanh. Theo ông Nguyễn Công Bình, Trưởng phòng Công nghiệp, Công ty Cao su Bình Long, tỉnh Bình Phước, vào thời điểm mới triển khai, tiêu chuẩn chứng nhận về quản lý rừng bền vững (PEFC) chưa được cụ thể hóa theo đặc thù của Việt Nam. Toàn bộ hệ thống tài liệu, các quy định đều phải làm theo khuôn mẫu của hệ thống PEFC quốc tế, nên không dễ thực hiện. Khó nhưng với quyết tâm từ lãnh đạo công ty, nông trường và tổ đội cùng với sự hưởng ứng tích cực của người lao động nên mọi việc đến nay đã đi vào ổn định.

Còn Công ty TNHH MTV Dầu Tiếng đang quản lý tổng diện tích hơn 28.000 ha, nằm trải dài trên 16 xã, thị trấn thuộc huyện Dầu Tiếng, huyện Bàu Bàng và thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Theo bà Nguyễn Thị Thuận, Phó Trưởng phòng kỹ thuật Công ty cao su Dầu Tiếng, từ năm 2019, công ty đã thực hiện Chứng chỉ rừng bền vững với diện tích 4.000 ha tại hai nông trường. Năm 2020, công ty tiếp tục mở rộng thêm diện tích tham gia Chứng chỉ với 4.000 ha tại ba nông trường. Đến nay, công ty được Tổ chức GFA đánh giá và cấp chứng nhận Quản lý rừng bền vững với diện tích 8.000 ha thuộc bốn nông trường: Đoàn Văn Tiến, Trần Văn Lưu, Thanh An và Bến Súc.

Để giữ được chứng chỉ xanh, lãnh đạo nông trường cao su Bến Súc chỉ đạo các tổ, thực hiện bảo đảm vệ sinh môi trường trong vườn cây, cung cấp đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân lao động, bảo đảm chất lượng mủ từ vườn cây khi giao nộp, không để lẫn tạp chất, giao sản phẩm đúng tiêu chuẩn, chất lượng. Nhờ đó, trong đợt đánh giá kiểm tra định kỳ hồi giữa tháng 10/2023, đoàn công tác của Tổ chức GFA đã đánh giá nông trường đạt được yêu cầu chứng chỉ xanh trong năm nay, đại diện nông trường cao su Bến Súc chia sẻ.

Sạch cả nhà máy

Tiêu chí xanh hóa được tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam thực hiện quyết liệt từ vườn cây đến cả hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến cao su thuộc tập đoàn. Theo đó, ý thức 5S trong hoạt động sản xuất được triển khai khắp đội ngũ công nhân nhà máy, ý thức bảo vệ môi trường của người lao động chuyển biến rõ rệt, công nhân không còn vứt rác bừa bãi trong lô cao su, mà thu gom gọn gàng.

Không những vậy, doanh nghiệp chế biến cao su cũng xử lý những phụ phẩm cao su sang lợi ích kinh tế thấp hơn, thay vì phải bỏ đi và tiêu tốn kinh phí xử lý. Theo ông Đàm Duy Thảo, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su kỹ thuật Đồng Phú (nệm Đồng Phú) thuộc Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú, hiện nhà máy đã thu hồi được 100% phụ phẩm sau sản xuất để xử lý bằng cách xay nhỏ, sấy khô cung cấp cho những đơn vị sản xuất có yêu cầu chất lượng nguyên liệu thấp hơn nệm như lốp xe, tấm lót thú cưng, tấm lót chống trượt trong nhà xưởng… giảm lượng rác thải ra môi trường. Sản phẩm của Đồng Phú 100% cao su thiên nhiên nên thân thiện với môi trường, có thể tái chế và dễ dàng phân hủy khi thải ra môi trường nên là lợi thế lớn khi chào hàng sang những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản khi đòi hỏi sản phẩm phải sản xuất xanh, nguyên liệu bền vững và mức độ an toàn cao.

Chế biến cao su hiện cho ra một lượng nước thải rất lớn, nếu chỉ xử lý mà không tái sử dụng sẽ gây thêm một tầng lãng phí nguồn nước. Chính vì vậy, các nhà máy chế biến mủ cao su cũng đã thực hiện cải thiện tỷ lệ tái sử dụng nguồn nước. Theo ông Nguyễn Hồng Thái, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh (Taniruco), Nhà máy Chế biến Cao su Hiệp Thạnh, thuộc Taniruco, bình quân mỗi ngày có tổng lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 373,44 m3 (7,14m3 nước thải sinh hoạt và 366,3 m3 nước thải sản xuất).

Toàn bộ lượng nước thải đều đã được xử lý đạt tiêu chuẩn cột A (có thể đổ vào các thủy vực thường được làm nguồn nước sinh hoạt). Một nửa lượng nước thải sau khi xử lý này được thu gom về mương oxy hóa, sau đó được bơm theo đường ống nhựa cung cấp nước cho công đoạn rửa nguyên liệu cao su mủ tạp trong dây chuyền sản xuất cao su SVR 10, SVR 20.

Việc tái sử dụng nước thải sau xử lý được áp dụng cho toàn bộ dây chuyền sản xuất cao su SVR 10, SVR 20 từ nguyên liệu mủ tạp từ đầu vụ cho đến khi hết vụ sản xuất không hạn chế các mùa trong năm. Điều này cho thấy việc tái sử dụng nguồn nước thải đang được Taniruco thực hiện khá tốt, qua đó giúp tiết kiệm đáng kể chi phí và góp phần sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả hơn.

Như vậy, thông qua từng khâu từ vườn cây đến nhà máy, ngành cao su đang dần khẳng định việc xanh hóa, bảo vệ môi trường, bào vệ sức khỏe con người, hướng đến con đường phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

baotintuc.vn
baotintuc.vn

Tin mới cập nhật

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Tỉnh Lâm Đồng xác định 8 mục tiêu tái cơ cấu ngành công nghiệp với tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 7,5-9%/năm.
Phát triển ngành công nghiệp ô tô bền vững: Cần tính toán đến kế sách lâu dài

Phát triển ngành công nghiệp ô tô bền vững: Cần tính toán đến kế sách lâu dài

Chuyên gia cho rằng, để ngành công nghiệp ô tô phát triển bền vững cần tính đến các yếu tố đồng bộ hạ tầng giao thông, chính sách "dung dưỡng nguồn thu".
Lý do sản xuất linh kiện điện tử của Vĩnh Phúc tăng gần 20%

Lý do sản xuất linh kiện điện tử của Vĩnh Phúc tăng gần 20%

Với mức tăng trưởng 18,89% trong tháng 7 và 15,3% trong 7 tháng, sản xuất linh kiện điện tử trở thành động lực tăng trưởng ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
Hiệp hội Xi măng "kêu cứu" Thủ tướng vì sản lượng sụt giảm

Hiệp hội Xi măng "kêu cứu" Thủ tướng vì sản lượng sụt giảm

Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng, giữa bối cảnh sản lượng sụt giảm.
Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

IIP quý I/2024 được đánh giá tích cực với mức tăng 5,7%, tuy nhiên nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, Tổng cục Thống kê đề xuất 6 giải pháp.
Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Cuối năm là giai đoạn nước rút khi doanh nghiệp tăng tốc sản xuất nhằm đạt kế hoạch. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần tăng vốn, quản lý chặt dòng tiền để giảm chi phí và thu về lợi nhuận.
Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam

Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam

Trong những tháng gần đây, xuất khẩu nhựa đang có sự hồi phục, tháng sau cao hơn tháng trước. Do đó, xuất khẩu sản phẩm nhựa được kỳ vọng có nhiều khởi sắc.

Tin khác

Đồng bộ nhiều giải pháp tạo lực đẩy cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp

Đồng bộ nhiều giải pháp tạo lực đẩy cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2023 ước tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành cao su có hi vọng ‘thoát’ tăng trưởng âm trong những tháng cuối năm

Ngành cao su có hi vọng ‘thoát’ tăng trưởng âm trong những tháng cuối năm

Giá cao su trên Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo đang ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 1. Ngành cao su có hy vọng thoát tăng trưởng âm vào cuối năm.
Nhiều ưu đãi, thị trường ô tô vẫn đìu hiu trong tháng Ngâu

Nhiều ưu đãi, thị trường ô tô vẫn đìu hiu trong tháng Ngâu

Dù giá ô tô đã giảm mạnh nhưng thị trường ô tô tháng Ngâu vẫn hết sức đìu hiu.
Hai "ông lớn" Sovico và SGI quan tâm đất hiếm Lai Châu

Hai "ông lớn" Sovico và SGI quan tâm đất hiếm Lai Châu

Tập đoàn Sovico của tỷ phú Nguyễn Thanh Hùng và Tập đoàn SGI của Hàn Quốc bày tỏ quan tâm và mong muốn được đầu tư khai thác, chế biến đất hiếm tại Lai Châu.
Khơi thông nguồn lực cho các ngành công nghiệp chủ lực

Khơi thông nguồn lực cho các ngành công nghiệp chủ lực

Thị trường thế giới bắt đầu khởi sắc tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp trong nước phục hồi. Do đó, tăng cường "trợ sức" cho doanh nghiệp là cần thiết.
PGS.TS Ngô Trí Long: Khoan thư sức doanh nghiệp để làm kế "sâu rễ bền gốc"

PGS.TS Ngô Trí Long: Khoan thư sức doanh nghiệp để làm kế "sâu rễ bền gốc"

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, chính sách đột phá có thể giúp tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu khởi sắc hơn

Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu khởi sắc hơn

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tháng 7/2023 đã tăng so với cả tháng trước và cùng kỳ năm trước. Như vậy, sản xuất công nghiệp đã dần khởi sắc.
Công nghiệp giảm sâu: Nhận diện những thách thức, thúc đẩy tăng trưởng

Công nghiệp giảm sâu: Nhận diện những thách thức, thúc đẩy tăng trưởng

Giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước.
Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc

Doanh nghiệp kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm giúp tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi để phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào nền kinh tế.
Bộ Công Thương: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp tăng tốc

Bộ Công Thương: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp tăng tốc

Trước dự báo thị trường nửa cuối năm 2023 chưa thực sự thuận lợi, Bộ Công Thương xây dựng nhiều giải pháp giúp sản xuất công nghiệp bứt tốc tăng trưởng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Phiên bản di động