Lý do cần kiểm soát chặt chẽ đồ uống có đường
Ngành thực phẩm và đồ uống đổi thay nhờ Công nghiệp 4.0 Đồ uống có cồn bất hợp pháp tại Việt Nam gây thiệt hại kinh tế cao nhất ở Đông Nam Á |
![]() |
Đồ uống có đường gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Đồ họa: Hương Giang |
Sử dụng đồ uống có đường tăng gấp 10 lần sau 20 năm
Đồ uống có đường bao gồm nước ngọt có ga hoặc không có ga, cà phê hòa tan, trà hòa tan, nước có pha chế hương liệu, sữa pha chế hương liệu, nước uống thể thao tăng lực.
Nếu như năm 2002, trung bình mỗi người ở nước ta chỉ dùng 6,04 lít/năm đồ uống có đường thì năm 2021 đã tăng lên 55,78 lít/năm. Con số này cho thấy chỉ sau gần 20 năm, sử dụng đồ uống có đường ở nước ta đã tăng gần 10 lần.
Cùng đó tại Việt Nam, hiện trung bình một người Việt tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa là 50g một ngày và cao gần gấp đôi so với mức nên tiêu thụ mỗi ngày và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ là dưới 25g một ngày theo khuyến cáo của WHO.
ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện WHO tại Việt Nam cho hay, tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nhanh mức calo trong khẩu phần vì đánh lừa cảm giác no. Đồ uống có đường gây tác hại rất lớn đến sức khoẻ như thừa cân béo phì, bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá, hệ xương răng, bệnh tim mạch, sa sút trí tuệ, ung thư...
Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc mới nhất (2017-2020) do Bộ Y tế công bố năm 2021 cho thấy tỉ lệ thừa cân và béo phì tại Việt Nam đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua, từ 8.5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020 và trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Thống kê của Bộ Y tế, riêng năm 2020, tỉ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%. Trước đó, Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng đã công bố tỉ lệ béo phì ở trẻ em nội thành tại TP.HCM đã vượt 50%, tại Hà Nội vượt 41%.
Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa
Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết trong một phân tích gộp kết quả từ 88 nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng nước ngọt với việc tăng năng lượng và trọng lượng cơ thể.
Các nghiên cứu ở trẻ em và người lớn đã chỉ ra rằng, ở những người thừa cân việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường có thể giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Tuy nhiên các chuyên gia y tế cũng cho hay, không chỉ gây thừa cân, béo phì, đồ uống có đường còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá như: bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch, gút, có liên quan đến giảm khả năng sinh sản…
Đồng thời, đồ uống có đường cũng là nguyên nhân chính gây ra sâu răng và các bệnh về răng. Nghiên cứu về tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam tại 17 tỉnh cho thấy: 20,9% trẻ từ 6-8 tuổi; 43,7% trẻ từ 12-14 tuổi; 36,3% trẻ 15-17 tuổi và 34,4% trẻ 9-11 tuổi bị sâu răng vĩnh viễn.
Nguy cơ sâu răng ở trẻ em sẽ tăng 22% nếu trẻ tiêu thụ đồ uống có đường hàng ngày cùng đó, tiêu thụ nước ngọt có liên quan đến gia tăng khoảng 2,4 lần xói mòn răng bởi độ pH thấp và lượng đường cao.
Nhằm hạn chế tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì, PGS.TS Trương Tuyết Mai khuyến cáo trẻ em từ 2-18 tuổi, hạn chế lượng đường tiêu thụ xuống dưới 25g mỗi ngày và chỉ giới hạn không quá 235 ml đồ uống có đường mỗi tuần.
Theo khuyến cáo của WHO lượng đường tự do trong khẩu phần của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng trong một ngày để có các lợi ích tăng thêm về sức khoẻ tương đương dưới 25-50g đường tự do mỗi ngày với người lớn và dưới 12-25g đường mỗi ngày với trẻ em.
Đặc biệt, PGS.TS Trương Tuyết Mai cũng nhấn mạnh trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.
Tin mới cập nhật

"Bệnh viện phải công khai nếu thiếu thuốc, vật tư, không để bệnh nhân đi mua"

Quảng Ninh: Ba người bị máy cưa cắt vào tay trong cùng một ngày

Cục Quản lý Dược thu hồi lô sản phẩm không đạt chất lượng của mỹ phẩm Thanh Thanh

Tầm quan trọng của men vi sinh đối với bà mẹ và trẻ em

Cấp bách tháo gỡ khó khăn cho ngành y tế

Lý do cần kiểm soát chặt chẽ đồ uống có đường
Tin khác

Thứ trưởng Bộ Y tế: Bất cập về mua sắm thiết bị y tế sẽ được giải quyết

Cứ 15 người Việt Nam thì có 1 người mắc bệnh hiếm

Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhân lực, thuốc, trang thiết bị y tế

Tiếp tục bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong mua sắm vật tư, thiết bị y tế

AIA Việt Nam lần đầu ra mắt sản phẩm bảo hiểm kết hợp chương trình sống khỏe

Gamuda Land và Nhịp tim Việt Nam tổ chức gây quỹ phẫu thuật cho trẻ em bị tim bẩm sinh

Nhiều quy định trong Luật Dược gây khó khăn cho việc đấu thầu, mua sắm thuốc

Nhiều kỳ vọng từ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15

Tiếp tục cảnh báo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu

Tiếp tục duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với đại dịch Covid-19
Đọc nhiều

Chứng nhận Halal: Điều kiện cần cho thực phẩm Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia hồi giáo

Mô hình thoát nghèo từ nuôi ong rừng của Sùng A Khày trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Quyết liệt đấu tranh phòng, chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Chuyến tàu hỏa chở hàng hóa đầu tiên từ Trung Quốc đến tỉnh Đồng Nai

Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Startup công nghệ tiết kiệm năng lượng Việt hoàn thành huy động vòng vốn hạt giống

Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
