Lúa mì sụt giảm khi lo ngại về nguồn cung tiếp tục được xoa dịu
Lúa mì tiếp tục tăng mạnh trước lo ngại về triển vọng nguồn cung Giá ngô và giá lúa mì thế giới nối dài đà khởi sắc Giá lúa mì quay đầu suy yếu trước áp lực từ triển vọng nguồn cung |
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/10, giá ngô kỳ hạn tháng 12 đóng cửa với mức giảm nhẹ, đồng thời ghi nhận phiên suy yếu thứ 3 liên tiếp. Nguồn cung vừa được thu hoạch ở Mỹ vẫn đang phải chịu sự cạnh tranh khá gay gắt đến từ đối thủ Brazil. Triển vọng nguồn cung đã thúc đẩy lực bán với ngô trong phiên hôm qua.
Ảnh minh họa |
Theo báo cáo Crop Progress, tỉ lệ ngô tốt - tuyệt vời trong tuần kết thúc ngày 15/10 vẫn duy trì ở mức 53%. Trong khi đó, tiến độ mùa vụ ngô của Mỹ trong tuần đánh giá đạt 45% diện tích dự kiến. Con số này cao hơn so với mức cùng kỳ năm ngoái và mức trung bình 5 năm qua. Thời tiết khô nóng hiện nay không còn ảnh hưởng đến cây trồng phần lớn đã trưởng thành, mà còn thúc đẩy hoạt động thu hoạch của nông dân. Theo đó, việc thu hoạch ngô năm nay tại Mỹ diễn ra hết sức thuận lợi từ đầu vụ cho đến nay là yếu tố đã tạo sức ép lên giá.
Đối với tình hình nguồn cung tại Nam Mỹ, xuất khẩu ngô của Brazil trong 9 ngày làm việc đầu tiên của tháng 10 đã đạt 4 triệu tấn. Trung bình mỗi ngày nước này xuất khẩu 443.300 tấn ngô trong giai đoạn này, cao hơn 24,1% so với mức trung bình hàng ngày trong cả tháng 10/2022. Thông tin này cho thấy nhu cầu đối với nguồn cung của nhà sản xuất hàng đầu thế giới tương đối tốt. Thị trường đậu tương CBOT vẫn đang chịu áp lực cạnh tranh từ nguồn cung Nam Mỹ.
Trong khi đó, lúa mì giảm hơn 1% trước bối cảnh nguồn cung tại các quốc gia xuất khẩu chính tiếp tục đón nhận những thông tin tích cực. Tuy nhiên, xét về mặt kĩ thuật, giá lúa mì đã phá vỡ vùng đỉnh 580 trước đó, dấu hiệu cho thấy xu hướng có thể đảo chiều.
Tốc độ xuất khẩu lúa mì của EU tiếp tục duy trì ở mức cao trong tuần trước với lũy kế bán hàng tính đến ngày 15/10 đã đạt 8,81 triệu tấn. Ở một diễn biến khác, dữ liệu Maine Trafic cho thấy, số lượng tàu cảng tại Izmail của Ukraine tính đến 16/10 đã tăng gần 3 lần so với tuần trước góp phần củng cố triển vọng xuất khẩu qua “hành lang ngũ cốc”. Lo ngại về nguồn cung tại Biển Đen đã được xoa dịu và tạo sức ép lên giá lúa mì.