Kinh tế Việt Nam chủ động "nhập cuộc" như thế nào trong năm 2023?

Năm 2023 được dự đoán là năm tiếp tục khó khăn, thách thức đối với kinh tế Việt Nam.
Điểm nghẽn được nhận diện, vững tin kinh tế Việt Nam 2023 Điểm sáng nền kinh tế Việt Nam Chuyên gia kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam trở lại đúng tiềm năng

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội, đã có những chia sẻ về những nội dung chủ đạo của Nghị quyết 01 và các giải pháp để thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2023.

Kinh te Viet Nam chu dong 'nhap cuoc' nhu the nao trong nam 2023? hinh anh 1
Bốc xếp hàng container tại cảng Tiên Sa. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Năm 2023 được dự đoán là năm tiếp tục khó khăn, thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Nhận diện thách thức này, việc triển khai nhanh chóng Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 và đưa ra các kế hoạch hành động cho năm 2023 của các bộ ngành, địa phương đóng vai trò rất quan trọng.

Để cùng tìm hiểu về những nội dung chủ đạo của Nghị quyết 01 và các giải pháp để thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2023, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội.

Mặc dù được nhận định là năm sẽ có nhiều thách thức, nhưng ngay từ tháng đầu năm, kinh tế Việt Nam đã có những kết quả tích cực. Ông đánh giá như thế nào về sự "nhập cuộc" của kinh tế Việt Nam ngay trong tháng đầu năm nay?

Ông Phan Đức Hiếu: Nói về sự nhập cuộc của kinh tế Việt Nam 2023 cũng có điểm lưu ý là tháng Một rơi vào thời điểm có kỳ nghỉ Tết nguyên đán nên ít nhiều kinh tế bị chững lại và cũng bộc lộ rõ hơn tình hình khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, có điểm đáng lưu ý đó là sự tích cực, chủ động nhập cuộc của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.

Ngay từ đầu năm không kể là dịp Tết hay không Tết, chúng ta đã thấy Chính phủ rất quyết liệt trong việc ban hành các văn bản điều hành nền kinh tế, như Nghị quyết 01 và các chương trình hành động của các bộ, ngành, địa phương.

Thủ tướng cũng thường xuyên giao ban để đôn đốc thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội ngay từ đầu năm.

Ngoài ra, Thủ tướng còn đến trực tiếp các công trình trọng điểm thúc đẩy tiến độ… Điều này thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực hành động của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong điều hành kinh tế.

Các doanh nghiệp hiện đang rất quan tâm về các nhóm nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong Nghị quyết đầu tiên của Chính phủ trong năm nay. Ông có thể nói rõ hơn về các nội dung liên quan?

Ông Phan Đức Hiếu: Nghị quyết 01 là nghị quyết thường kỳ hằng năm để triển khai các nhiệm vụ kinh tế-xã hội của năm. Năm 2023, cách tiếp cận cũng có thay đổi khi Chính phủ ghép Nghị quyết 02 vào Nghị quyết 01.

Trong Nghị quyết 01 chúng ta thấy nội dung về hỗ trợ doanh nghiệp đều nằm trong các nhóm giải pháp. Hầu như nhóm giải pháp nào trong Nghị quyết 01 cũng có nội dung này.

Ví dụ như nhóm giải pháp về ổn định kinh tế vĩ mô; rõ ràng đây là nền tảng quan trọng như điều tiết cung tiền, kiểm soát lạm phát, tín dụng nhưng đều hỗ trợ và tác động rất nhiều đến doanh nghiệp.

Hay nhóm giải pháp về cơ cấu lại nền kinh tế cơ cấu lại các ngành hay cơ cấu lại nguồn lao động; nhóm giải pháp về kiểm soát dịch bệnh… cũng đều có tác động đến đời sống cụ thể của doanh nghiệp.

Đặc biệt là nhóm giải pháp cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao nâng lực cạnh tranh. Đây là các giải pháp liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc cắt giảm các thủ tục kinh doanh sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

Thưa ông Phan Đức Hiếu, như ở phần đầu chúng ta đã đề cập, Nghị quyết 01 năm nay có sự lồng ghép với các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Vậy ông đánh giá như thế nào về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam sau 2 năm chịu tác động mạnh từ dịch COVID-19? Và ông có đề xuất giải pháp gì để tăng năng lực cạnh tranh quốc gia và môi trường kinh doanh của Việt Nam trong thời gian tới?

Ông Phan Đức Hiếu: Hai năm vừa qua chúng ta dành nhiều thời gian cho phòng chống dịch bệnh và phục hồi kinh tế nên việc cải thiện môi trường kinh doanh đâu đó chưa được hiệu quả.

Có hai nhóm công việc là các chương trình cải cách như cắt giảm điều kiện kinh doanh, cắt giảm các quy định về kiểm tra chuyên ngành và các chương trình sửa đổi, bổ sung và ban hành các chính sách văn bản mới luật.

Tôi thấy dường như hai năm vừa qua việc kết nối hai nhóm công việc này chưa thực sự hiệu quả. Đôi khi việc cải cách thủ tục được cắt giảm trong chương trình cải cách thể chế nhưng đến khi ban hành các văn bản, chính sách mới đâu đó lại có các điều kiện kinh doanh xuất hiện ngược trở lại.

Kinh te Viet Nam chu dong 'nhap cuoc' nhu the nao trong nam 2023? hinh anh 2
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Bên cạnh đó, tôi cũng nhấn mạnh đến câu chuyện thực thi các cải cách như thế nào. Các bộ ngành, địa phương nên ưu tiên và hoàn thành sớm việc thực thi các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, các cấp chính quyền cũng nên bám sát diễn biến thực tế của đời sống và những khó khăn của doanh nghiệp từ đó có các giải pháp cho hợp lý.

Năm 2023 vẫn còn nhiều thách thức cả bên trong và bên ngoài đối với kinh tế. Ông có dự báo gì về khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cho năm 2023 theo mục tiêu Quốc hội đã đặt ra?

Ông Phan Đức Hiếu: Trong bối cảnh nhiều khó khăn, tôi tin rằng nền kinh tế sẽ đạt được mục tiêu đề ra nhưng tôi cho rằng cần có điều kiện. Nếu như chúng ta cứ ngồi đợi thì sẽ không ghi nhận kết quả tích cực được. Kinh tế Việt Nam có những khó khăn thách thức từ khách quan nhưng cũng có những vấn đề từ nội tại nên cần đặt ưu tiên và có hành động quyết liệt ngay từ đầu năm để khắc phục các khó khăn thách thức đó.

Tôi cho rằng chỉ quyết tâm không thì chưa đủ mà quyết tâm đó phải biến thành hành động và từ hành động đó mới ra được kết quả như mong muốn.

Xin cảm ơn ông./.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Các hiệp định thương mại tự do góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, trở thành trợ lực, là đòn bẩy cho quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Công tác xây dựng, thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam đã có sự phối hợp tích cực, hiệu quả của nhiều cơ quan, tổ chức nước ngoài.
Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Dệt may được nhận định còn khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu nếu tận dụng tốt hơn nữa FTA nhưng làm thế nào để khai thác vẫn là câu chuyện đáng bàn.
Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Theo chuyên gia, việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, đột phá và sẽ là ‘làn gió mới’ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA.
Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Tổng cục Hải quan tăng cường thu thập thông tin về cách thức, thủ đoạn buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý trên tuyến chuyển phát nhanh, bưu điện quốc tế…
Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Dù ứng cử viên nào trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47, Việt Nam cũng cần có những kịch bản kinh tế mang tính thích nghi cao với những bất định của tình hình.
Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Việc tham gia vào Hệ sinh thái tận dụng các FTA sẽ là chìa khóa “vàng” để doanh nghiệp trong ngành cà phê tại Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, vươn ra thế giới.
Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Để sản phẩm Thương hiệu Quốc gia vươn xa, cần tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp tạo chuỗi sản xuất kinh doanh với những sản phẩm mang giá trị thuần Việt.
Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức vừa công bố những bước tiến đạt được trong quý II năm 2024, nhấn mạnh sự mở rộng hoạt động của các thành viên tại Việt Nam.
Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh

Để hướng tới xuất khẩu bền vững, theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển xuất khẩu thô sang gia tăng tỷ lệ xuất khẩu tinh.

Tin khác

Xuất nhập khẩu với Mỹ và EU trong bối cảnh mới: Doanh nghiệp Việt lưu ý gì?

Xuất nhập khẩu với Mỹ và EU trong bối cảnh mới: Doanh nghiệp Việt lưu ý gì?

Mỹ và EU là thị trường có nhiều tiềm năng nhưng cũng rất khó tính, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sang hai thị trường này cần tìm hiểu kỹ để giảm thiểu rủi ro.
Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Theo Bộ Công Thương, nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Bộ đang thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy việc thực hiện các FTA và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Cơ hội xuất khẩu trực tuyến

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến ''sải cánh'' từ lợi thế các FTA thế hệ mới

Bắt kịp xu hướng xuất khẩu trực tuyến, các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng vươn ra thị trường thế giới, thay vì những hạn chế trong xuất khẩu truyền thống.
Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Bộ Tài chính đã đề xuất quy định mới về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với những cá nhân và tổ chức còn nợ thuế.
Phiên bản di động